--> -->
PGS.TS, đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn:

Hà Nội chủ động, cầu thị và rất nghiêm túc trong việc triển khai các chính sách văn hóa trong Luật Thủ đô

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ, đại biểu Quốc hội (PGS.TS, ĐBQH) Bùi Hoài Sơn, từ góc độ giám sát của một đại biểu Quốc hội, ông nhận thấy Hà Nội đang thể hiện tinh thần chủ động, cầu thị và rất nghiêm túc trong việc triển khai các chính sách văn hóa được quy định trong Luật Thủ đô (sửa đổi).
Công bố Thể lệ Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá Việt Nam" lần thứ 3 Xây dựng cộng đồng văn minh, giữ gìn cốt cách người Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Luật Thủ đô đã trao cho Hà Nội những cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội về phát triển văn hóa và Thành phố đang cụ thể hóa bằng hàng loạt nghị quyết, đề án, chương trình hành động... để triển khai thực hiện.

Đáng quan tâm là Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã thông qua hai nghị quyết quan trọng về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa, đang được kỳ vọng sẽ khơi mở những “cơ hội mới - giá trị mới” cho xây dựng, phát triển văn hóa của Thủ đô.

PGS.TS, ĐBQH Bùi Hoài Sơn đã dành cho PV Báo Lao động Thủ đô cuộc trao đổi về sự chủ động, cầu thị triển khai các chính sách văn hóa được quy định trong Luật Thủ đô (sửa đổi) của thành phố Hà Nội.

Mở ra không gian phát triển mới

- Theo ông, các cơ chế, chính sách mới về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa sẽ mở ra hướng phát triển như thế nào trong xây dựng, phát triển văn hóa của Thủ đô? Người dân Thủ đô sẽ được hưởng lợi gì từ chủ trương này?

+ PGS.TS, ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Theo tôi, Luật Thủ đô (sửa đổi) là một dấu mốc quan trọng, khẳng định vị thế và vai trò đặc biệt của Hà Nội - trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trái tim của cả nước - trong quá trình phát triển nhanh và bền vững.

Hà Nội chủ động, cầu thị và rất nghiêm túc trong việc triển khai các chính sách văn hóa trong Luật Thủ đô
PGS.TS, ĐBQH Bùi Hoài Sơn.

Điều đáng mừng là Thành phố đang không để các quy định trong luật chỉ nằm trên giấy, mà đang nỗ lực cụ thể hóa bằng các nghị quyết, chương trình hành động mạnh mẽ, trong đó có hai nghị quyết rất đáng chú ý vừa được HĐND Thành phố thông qua về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa. Đây không chỉ là những thiết kế chính sách mới về mặt thể chế, mà còn là sự thể hiện quyết tâm xây dựng văn hóa trở thành một trụ cột phát triển của Hà Nội.

Tôi cho rằng đây là bước đi mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn dài hạn của Hà Nội trong việc đưa văn hóa từ vai trò nền tảng trở thành động lực phát triển. Hai nghị quyết này không chỉ tạo hành lang pháp lý cho sự hình thành và vận hành của các thiết chế văn hóa - kinh tế mới, mà còn mở ra không gian phát triển mới cho các ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ là nơi kết tinh sức sáng tạo, là điểm tựa để kết nối các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, mỹ thuật, thiết kế, truyền thông, trò chơi điện tử… thành một hệ sinh thái văn hóa năng động, hiện đại, hội nhập.

Trong khi đó, Khu phát triển thương mại và văn hóa sẽ là không gian để các giá trị văn hóa được "sống", được "tiêu dùng", được "trao đổi" trong dòng chảy của thị trường - nhưng vẫn giữ được cốt cách, hồn cốt Thăng Long - Hà Nội.

Người dân Thủ đô sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ chủ trương này. Một khi văn hóa không còn chỉ bó hẹp trong không gian bảo tàng hay hội trường, mà hiện diện sống động trong trung tâm thương mại, trong phố đi bộ, trong khu sáng tạo, trong các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày thì đời sống tinh thần của người dân sẽ phong phú hơn, đa dạng hơn.

Cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sáng tạo chất lượng cao cũng rộng mở hơn - nhất là với giới trẻ. Quan trọng hơn, khi công nghiệp văn hóa phát triển, sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới, sinh kế mới, thu hút đầu tư mới và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Văn hóa lúc đó không chỉ là bản sắc, mà còn là cơ hội - không chỉ là truyền thống, mà còn là tương lai.

Hà Nội đang thể hiện tinh thần chủ động, cầu thị và rất nghiêm túc

- Qua thực hiện vai trò giám sát của ĐBQH, theo ông, các chính sách về văn hóa trong Luật Thủ đô đang được thành phố Hà Nội triển khai như thế nào, nhất là trong điều kiện sắp xếp, tổ chức lại bộ máy theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp?

+ PGS.TS, ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Từ góc độ giám sát của một đại biểu Quốc hội, tôi nhận thấy Hà Nội đang thể hiện tinh thần chủ động, cầu thị và rất nghiêm túc trong việc triển khai các chính sách văn hóa được quy định trong Luật Thủ đô (sửa đổi).

Hà Nội chủ động, cầu thị và rất nghiêm túc trong việc triển khai các chính sách văn hóa trong Luật Thủ đô
Hà Nội quyết tâm xây dựng văn hóa trở thành một trụ cột phát triển. Ảnh: Phương Bùi

Thành phố đã nhanh chóng cụ thể hóa các quy định của luật bằng nhiều đề án, chương trình hành động, trong đó có những nội dung thể hiện tư duy rất mới về văn hóa - không chỉ là bảo tồn, giữ gìn, mà còn là phát triển, sáng tạo và lan tỏa. Việc HĐND Thành phố vừa ban hành Nghị quyết về phát triển công nghiệp văn hóa và thương mại - văn hóa là một bước đi tiêu biểu cho nỗ lực này.

Tuy nhiên, quá trình triển khai cũng không tránh khỏi những thách thức, đặc biệt là trong bối cảnh Hà Nội đang tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp - bỏ cấp quận, huyện, thị xã và tổ chức lại đơn vị hành chính. Khi bộ máy quản lý thay đổi, các thiết chế văn hóa cơ sở cũng cần được tổ chức lại tương ứng, để đảm bảo không đứt gãy các chuỗi giá trị văn hóa, đặc biệt là tại địa bàn cũ vốn có di sản phong phú như Sơn Tây, Ba Vì, Thường Tín, Gia Lâm, Thanh Oai…

Thành phố đang có những bước chuyển đáng ghi nhận: phân cấp mạnh hơn cho cơ sở; tổ chức lại các thiết chế theo hướng tinh gọn, hiệu quả; và quan trọng là không coi văn hóa là “sự vụ” mà đưa vào trong chiến lược phát triển toàn diện của Thủ đô. Các nội dung như nâng cấp hệ thống bảo tàng, xây dựng không gian sáng tạo, quy hoạch di sản, tổ chức lễ hội theo hướng chuyên nghiệp - đều được đưa vào chương trình hành động cụ thể. Đây là điều rất tích cực.

Điều đáng mừng nữa là trong quá trình giám sát, chúng tôi nhận thấy Hà Nội đã bắt đầu đổi mới tư duy quản lý văn hóa - không còn chỉ là “xin - cho” hay “bao cấp” mà hướng tới đặt hàng, đấu thầu, xã hội hóa và hợp tác công tư. Việc chuyển giao một số nhiệm vụ sang mô hình tự chủ, hoặc liên kết với các doanh nghiệp sáng tạo đang mở ra cách tiếp cận mới, phù hợp với định hướng của Luật Thủ đô.

Tuy nhiên, để chính sách đi vào cuộc sống, ngoài quyết tâm của lãnh đạo Thành phố, chúng ta cần có sự đồng hành của cả hệ thống chính trị, nhất là đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở. Vì vậy, việc tổ chức lại bộ máy cần đặt yếu tố con người và năng lực thực thi lên hàng đầu - đây cũng là điểm giám sát mà chúng tôi đặc biệt lưu tâm.

Xây dựng hệ sinh thái công nghiệp văn hóa

- Theo ông, thành phố Hà Nội cần chọn đâu là điểm nhấn trong các chính sách về phát triển văn hóa cần triển khai ngay, đồng thời, có trở ngại nào mà Hà Nội cần sớm tháo gỡ để các cơ chế, chính sách ưu đãi mà Luật Thủ đô đã ban hành được thực hiện hiệu quả?

+ PGS.TS, ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Tôi cho rằng, trong giai đoạn đầu thực thi Luật Thủ đô mới, Hà Nội nên chọn một điểm nhấn rõ ràng để tạo sự lan tỏa và niềm tin - và điểm nhấn ấy, theo tôi, nên là xây dựng hệ sinh thái công nghiệp văn hóa gắn với bản sắc Thăng Long - Hà Nội.

Hà Nội chủ động, cầu thị và rất nghiêm túc trong việc triển khai các chính sách văn hóa trong Luật Thủ đô
Bãi sông, bãi nổi sông Hồng sẽ được xem xét xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa. Ảnh: Phương Ngân.

Đây không chỉ là hướng đi phù hợp với tinh thần của Luật Thủ đô, mà còn thể hiện trọn vẹn tầm vóc, chiều sâu và khát vọng đổi mới của Thành phố. Hà Nội không thiếu chất liệu - từ di sản vật thể đến phi vật thể, từ nguồn nhân lực sáng tạo đến các không gian có khả năng “hóa thân” thành trung tâm văn hóa đương đại.

Vấn đề là biến tiềm năng thành thực tiễn - mà để làm được điều đó, cần chọn các ngành công nghiệp văn hóa mũi nhọn (như điện ảnh, thiết kế, nghệ thuật biểu diễn, truyền thông số...) và không gian phát triển đột phá, ví dụ như khu vực Hồ Gươm, khu vực nhà máy cũ, hay các tuyến phố đi bộ, các trung tâm triển lãm - sáng tạo.

Tuy nhiên, điểm nghẽn lớn nhất hiện nay vẫn là thể chế thực thi và đội ngũ thực hiện. Luật Thủ đô đã mở ra một không gian mới về cơ chế, chính sách - nhưng nếu không có khung hướng dẫn chi tiết từ các bộ, ngành, hoặc nếu chưa phân quyền đủ mạnh cho cấp sở, cấp cơ sở, thì sẽ rất khó triển khai nhanh. Một số chính sách xã hội hóa, hợp tác công - tư trong lĩnh vực văn hóa vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, khiến nhiều dự án dù đã có ý tưởng vẫn phải “nằm chờ”.

Ngoài ra, cũng cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề bồi dưỡng cán bộ văn hóa - bởi muốn có tầm nhìn sáng tạo, dám làm, dám đổi mới thì đội ngũ phải thực sự tâm huyết và có năng lực quản trị văn hóa trong điều kiện mới.

Một điều nữa tôi muốn nhấn mạnh là: Hà Nội cần tạo ra những câu chuyện thành công đầu tiên, từ những mô hình nhỏ – nhưng có sức lay động, truyền cảm hứng. Đó có thể là một khu nghệ thuật tái sinh từ nhà máy cũ, một chuỗi lễ hội hiện đại hóa gắn với di sản, một sản phẩm phim ảnh hay âm nhạc đưa tên tuổi Hà Nội ra thế giới. Những câu chuyện đó, nếu được lan tỏa tốt, sẽ trở thành động lực xã hội hóa mạnh mẽ, thu hút giới trẻ, doanh nghiệp và cộng đồng cùng tham gia vào hành trình phát triển văn hóa.

Tôi tin rằng, với khát vọng vươn lên, với nền tảng văn hóa sâu dày và sự chung sức của cả hệ thống chính trị, Hà Nội sẽ không chỉ là trung tâm chính trị - hành chính, mà còn là trái tim sáng tạo, dẫn dắt văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên mới. Luật Thủ đô đã mở đường, việc của chúng ta là đi thật xa trên con đường đó - bằng hành động, bằng quyết tâm và bằng khát vọng không ngừng vươn tới.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Phương Thảo (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng hệ thống dữ liệu đồng bộ tạo nền tảng cho chính quyền số

Xây dựng hệ thống dữ liệu đồng bộ tạo nền tảng cho chính quyền số

Trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện đang diễn ra mạnh mẽ trên cả nước, việc xây dựng hệ thống dữ liệu hành chính đồng bộ, chính xác và an toàn trở thành nhiệm vụ cấp thiết đối với chính quyền địa phương 2 cấp. Không chỉ là công cụ hỗ trợ quản lý, dữ liệu hành chính còn là yếu tố chiến lược, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, đồng thời phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Ấm áp “Bữa cơm Công đoàn” tại Công đoàn Công ty TNHH một thành viên In Tiến Bộ

Ấm áp “Bữa cơm Công đoàn” tại Công đoàn Công ty TNHH một thành viên In Tiến Bộ

Trưa 28/7, Công đoàn Công ty TNHH một thành viên In Tiến Bộ đã phối hợp với Ban Giám đốc Công ty tổ chức “Bữa cơm Công đoàn” cho toàn thể cán bộ, đoàn viên, người lao động Công ty. Đây là họat động nhằm thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội dự “Bữa cơm Công đoàn” cùng hơn 23.500 công nhân

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội dự “Bữa cơm Công đoàn” cùng hơn 23.500 công nhân

Đúng 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), hơn 23.500 công nhân lao động của Công ty TNHH Canon Việt Nam đã cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và lãnh đạo Công ty dự “Bữa cơm Công đoàn” trong không khí đầm ấm, vui tươi.
Học Bác bằng những việc làm “thầm lặng”

Học Bác bằng những việc làm “thầm lặng”

Giữa nhịp sống hiện đại, giữa phố phường tấp nập, vẫn có biết bao con người Hà Nội lặng lẽ gieo những hạt giống thiện lành bằng những hành động tử tế mỗi ngày: Người hiến máu cứu người không cần biết người nhận là ai; người nhặt được của rơi, âm thầm tìm trả lại người mất; người phụ nữ cặm cụi gom rác ở bờ sông, người cựu chiến binh miệt mài quét rác đầu ngõ mỗi sáng sớm… Tất cả những hành động nhỏ nhưng nghĩa tình ấy chính là minh chứng sinh động cho việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã thực sự đi vào chiều sâu, thành nếp sống, thành lẽ ứng xử tự nhiên của người Hà Nội.
“Đánh thức” tài nguyên đất ven sông

“Đánh thức” tài nguyên đất ven sông

Trải dọc theo hệ thống sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Tích… Thủ đô Hà Nội đang sở hữu hàng nghìn héc-ta đất ven sông với đủ yếu tố thuận lợi, tiềm năng phát triển đa dạng. Tuy nhiên, trong suốt nhiều năm qua, nguồn tài nguyên quý giá này vẫn gần như nằm ngoài dòng chảy đô thị của Hà Nội. Nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc cần nhận diện rõ tiềm năng to lớn của quỹ đất này và có giải pháp tổng thể để “đánh thức”, khai thác hiệu quả, phục vụ sự phát triển bền vững của Thủ đô.
Nỗ lực tuyên truyền, đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống

Nỗ lực tuyên truyền, đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống

Xác định triển khai thực hiện, đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, từ đầu năm đến nay, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản triển khai thi hành. Để có góc nhìn toàn cảnh, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội xung quanh nội dung trên.
Xã Đại Thanh: Xây dựng bộ máy hành chính hiện đại, gần dân

Xã Đại Thanh: Xây dựng bộ máy hành chính hiện đại, gần dân

Từ ngày 1/7/2025, đơn vị hành chính mới Đại Thanh chính thức đi vào hoạt động. Trong bối cảnh địa bàn rộng, dân số đông, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Đại Thanh đã phát huy tinh thần đoàn kết, nhanh chóng kiện toàn bộ máy, bảo đảm các hoạt động diễn ra hiệu quả, ổn định.

Tin khác

Chính sách nhà ở xã hội mới: Ấm lòng công nhân lao động

Chính sách nhà ở xã hội mới: Ấm lòng công nhân lao động

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 201/2025/QH15 thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Với mục tiêu tạo cơ chế ưu đãi hơn nữa để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nghị quyết đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, cắt giảm, cải cách thủ tục hành chính... Qua đó, tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội, nhằm tạo thêm nguồn cung cho thị trường, giúp người thu nhập thấp, công nhân lao động có cơ hội tiếp cận nhà ở dễ dàng hơn.
Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ

Tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Hà Nội, tối 26/7, Thành đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ. Chương trình có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Trung ương, Thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể, cùng hơn 1.300 đoàn viên, thanh niên, lực lượng vũ trang Thủ đô, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Cần sớm gỡ vướng bất cập trong triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Cần sớm gỡ vướng bất cập trong triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Tại Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật”, nhiều chuyên gia pháp lý, hiệp hội doanh nghiệp đã kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai 2024.
Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Ngày 25/7, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật” do Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức.
Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tại xã Minh Châu

Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tại xã Minh Châu

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 25/7, đồng chí Phạm Thị Thanh Mai, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội đã dâng hương viếng Anh hùng liệt sĩ và đến thăm, tặng quà của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội tới các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn xã Minh Châu.
Rà soát vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Rà soát vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Rà soát những khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đang được Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp thực hiện, nhằm tập hợp các vướng mắc cần sửa đổi để đề xuất, tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 tại TP.HCM và Đồng Nai

Nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 tại TP.HCM và Đồng Nai

Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), Đồng Nai đã và đang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025).
Hoạt động hiệu quả chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Hoạt động hiệu quả chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Sau hơn 2 tuần đi vào hoạt động, mô hình chính quyền 2 cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã ổn định, phát huy hiệu quả, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Giải pháp triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính

Giải pháp triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 24/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì Hội đồng thẩm định độc lập dự thảo Nghị quyết về giải pháp tiếp tục triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính trong thời gian chưa ban hành Luật Quy hoạch (sửa đổi).
Chăm lo chu đáo để đời sống người có công tốt đẹp hơn

Chăm lo chu đáo để đời sống người có công tốt đẹp hơn

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu, với trách nhiệm lớn lao và nghĩa tình sâu nặng, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta nguyện tiếp tục chăm lo chu đáo để xoa dịu nỗi đau, thấm giọt nước mắt, làm vơi đi nỗi nhớ; để đời sống vật chất, tinh thần của người có công tốt đẹp hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động