Xây dựng hệ thống dữ liệu đồng bộ tạo nền tảng cho chính quyền số
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính Tháo gỡ vướng mắc để các xã, phường hoạt động hiệu quả Khẳng định vai trò của tuổi trẻ Thủ đô trong xây dựng chính quyền số |
Dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống và kết nối được”
Một nền hành chính số muốn hoạt động hiệu quả trước hết phải có một hệ thống dữ liệu hành chính mạnh, được tổ chức bài bản. Theo các chuyên gia, dữ liệu hành chính hiện đại phải đáp ứng các tiêu chí “đúng, đủ, sạch, sống và kết nối được”, tức là đảm bảo tính chính xác, toàn diện, có thể cập nhật thường xuyên và chia sẻ hiệu quả giữa các cấp, các ngành.
Dữ liệu chất lượng cao là cơ sở để các thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến, nhanh chóng và minh bạch. Người dân không còn phải đi lại nhiều nơi, nộp lại cùng một loại giấy tờ cho nhiều cơ quan khác nhau. Doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ việc rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, giảm chi phí hoạt động và tăng độ tin cậy trong các giao dịch với cơ quan công quyền.
![]() |
Ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông đánh giá cao vai trò của hệ thống dữ liệu lớn, toàn diện. |
Tuy nhiên, trên thực tế, tại nhiều địa phương, hệ thống dữ liệu vẫn còn thiếu đồng bộ, phân tán và chồng chéo giữa các lĩnh vực như đất đai, dân cư, đăng ký kinh doanh… Việc thiếu liên thông dữ liệu khiến nhiều thủ tục hành chính dù đã được số hóa nhưng vẫn phải xử lý thủ công, ảnh hưởng đến tiến trình cải cách hành chính.
Chia sẻ tại Tọa đàm: Chuyển đổi số - Cầu nối “sống còn” giữa hai cấp chính quyền địa phương do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức, ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) - nhận định: “Hệ thống dữ liệu lớn, toàn diện và thống nhất chính là nền tảng để xây dựng chính quyền số, giúp giảm chi phí, tăng tính minh bạch và hiệu quả quản lý Nhà nước. Đó cũng là một lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế số tại địa phương”.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trong thời đại số, dữ liệu không chỉ là công cụ hỗ trợ điều hành mà còn là nguồn tài nguyên chiến lược. Việc khai thác dữ liệu hành chính một cách bài bản giúp chính quyền địa phương phản ứng nhanh trong các tình huống khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh, đồng thời đưa ra các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp với thực tiễn.
Tại Việt Nam, định hướng xây dựng hạ tầng dữ liệu quốc gia đã được Chính phủ xác định là một trong những trọng tâm của chương trình chuyển đổi số. Các địa phương cần chủ động tham gia bằng việc chuẩn hóa, liên thông dữ liệu, đồng thời đảm bảo an toàn thông tin và quyền riêng tư của công dân - yếu tố then chốt để người dân yên tâm sử dụng các dịch vụ số do chính quyền cung cấp.
Bên cạnh việc phục vụ công tác quản lý, một hệ thống dữ liệu hành chính minh bạch còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương, thu hút các nhà đầu tư nhờ môi trường kinh doanh thông thoáng, thủ tục rõ ràng, thuận tiện.
Xây dựng dữ liệu từ nhu cầu thực tế
Tại Hà Nội, nhiều địa phương đã chủ động triển khai công tác số hóa dữ liệu hành chính gắn với thực tiễn quản lý. Điển hình như phường Cửa Nam nơi đã sớm xác định dữ liệu là nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình xây dựng mô hình chính quyền hiện đại.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Cửa Nam, bà Trịnh Ngọc Trâm, chia sẻ: “Sau khi sáp nhập địa giới hành chính, chúng tôi tập trung rà soát, thống kê toàn bộ nguồn dữ liệu trên địa bàn. Dữ liệu dân cư, hộ tịch, tạm trú, đất đai… đều được chuẩn hóa và số hóa, tạo nền tảng cho việc quản lý liên thông và xử lý thủ tục hành chính nhanh chóng, chính xác. Ngoài việc tổng hợp dữ liệu, phường cũng quan tâm đến việc bảo vệ thông tin cá nhân, đảm bảo quyền riêng tư và an toàn cho người dân trong các giao dịch hành chính”.
![]() |
Nhiều địa phương tại Hà Nội đã chủ động triển khai công tác số hóa dữ liệu hành chính gắn với thực tiễn quản lý. |
Nhờ có hệ thống dữ liệu tập trung, nhiều thủ tục hành chính tại phường được xử lý hoàn toàn trực tuyến, giảm đáng kể thời gian chờ đợi và phiền hà cho người dân. Đồng thời, dữ liệu được sử dụng trên nguyên tắc “đúng, đủ, sạch, sống”, đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư trong quá trình xử lý hồ sơ.
Không chỉ dừng lại ở đó, phường còn phối hợp với các chuyên gia công nghệ để từng bước hoàn thiện hệ thống dữ liệu theo hướng hiện đại, cập nhật liên tục và có khả năng chia sẻ hiệu quả với các cơ quan cấp trên. Đây là một minh chứng rõ ràng cho thấy việc làm chủ dữ liệu từ cấp cơ sở là hoàn toàn khả thi nếu có quyết tâm và lộ trình cụ thể.
Có thể khẳng định, xây dựng và phát triển hệ thống dữ liệu hành chính không còn là nhiệm vụ riêng của các cơ quan công nghệ thông tin, mà là yêu cầu tất yếu đặt ra với toàn bộ hệ thống chính quyền - đặc biệt là chính quyền địa phương hai cấp. Đây không chỉ là vấn đề kỹ thuật, mà còn là nhiệm vụ chính trị, nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Để đạt được mục tiêu đó, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành; sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương và quan trọng hơn cả là sự chủ động, linh hoạt của chính quyền cơ sở. Một hệ sinh thái dữ liệu hành chính hiện đại, nơi thông tin được chia sẻ an toàn, sử dụng hiệu quả và minh bạch sẽ là nền tảng vững chắc để hiện thực hóa khát vọng xây dựng chính quyền số, xã hội số và công dân số trong thời đại mới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thúc đẩy các giải pháp thiết thực, khả thi để phát triển giáo dục toàn diện

Cán bộ Mặt trận tích cực góp ý Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng các cấp

Cả nước có trên 7,6 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025

Aeneas: Trí tuệ nhân tạo tái sinh ký ức La Mã cổ đại

Phường Khương Đình: Tiếp tục phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân

Khai mạc giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An

Phim mới “Có anh, nơi ấy bình yên” nối sóng “Dịu dàng màu nắng”: Chính luận đậm chất đời thường, kịch tính nhưng xúc động
Tin khác

Phường Thượng Cát “thần tốc” bàn giao mặt bằng phục vụ lễ khởi công Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội
Chính quyền 2 cấp 26/07/2025 18:39

Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội thăm và làm việc tại xã đảo Minh Châu
Chính quyền 2 cấp 26/07/2025 11:03

HĐND phường Ô Chợ Dừa thông qua nhiều nghị quyết quan trọng
Chính quyền 2 cấp 24/07/2025 20:47

Liên thông dữ liệu là "chìa khóa vàng" để vận hành hiệu quả chính quyền 2 cấp
Chính quyền 2 cấp 24/07/2025 19:12

Người dân Đoài Phương hài lòng với dịch vụ hành chính công
Chính quyền 2 cấp 24/07/2025 16:59

“Bài học lớn” của Hà Nội sau 3 tuần vận hành chính quyền 2 cấp
Chính quyền 2 cấp 24/07/2025 13:53

Khẳng định vai trò của tuổi trẻ Thủ đô trong xây dựng chính quyền số
Chính quyền 2 cấp 20/07/2025 17:55

Xã Thiên Lộc xây dựng chính quyền 2 cấp hiệu quả, phục vụ nhân dân
Thủ đô 19/07/2025 12:50

Khi người dân không còn thấy mình là “khách”
Chính quyền 2 cấp 18/07/2025 20:21

Vận hành chính quyền 2 cấp thông suốt, hiệu quả nhờ liên thông dữ liệu
Chính quyền 2 cấp 17/07/2025 20:19