--> -->

Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

Tại quận Tây Hồ, công tác cải cách hành chính đang từng bước nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền số của thành phố Hà Nội.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi Hà Nội tổ chức hoạt động 12 Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội: Khuyến khích tuyên truyền cải cách hành chính qua mạng xã hội

Năm 2024, quận Tây Hồ đã đạt nhiều thành tựu trong công tác cải cách hành chính với tỷ lệ 100% hồ sơ giải quyết đúng hạn, các sáng kiến cải tiến quy trình và đẩy mạnh chuyển đổi số, từng bước hướng tới đích đến quận thông minh trong tương lai.

Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính
Năm 2024, quận Tây Hồ đã đạt nhiều thành tựu trong công tác cải cách hành chính.

Ủy ban nhân dân (UBND) quận đã ban hành 7 kế hoạch và nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ trong công tác cải cách hành chính. Tất cả nhiệm vụ và chỉ tiêu đề ra đã được hoàn thành 100% đúng tiến độ và đạt chất lượng.

Trong đó, một số quyết định quan trọng như việc hợp nhất Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 đã tăng tính đồng bộ, hiệu quả trong quá trình chỉ đạo. Các cuộc họp định kỳ hằng tháng đã giúp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, kịp thời khắc phục những tồn tại.

Bên cạnh đó, quận Tây Hồ đã đưa ra nhiều sáng kiến cải tiến thủ tục hành chính như: Trợ giúp giải quyết tốt 370 thủ tục được giao quản lý. Năm 2024, quận đã tiếp nhận hơn 22.000 hồ sơ và giải quyết đúng hạn 100%.

Công nghệ cũng được tích hợp để giảm bài toán nhân lực và tăng tính minh bạch. Các quy trình được đơn giản hóa đã cắt giảm 123,5 ngày xử lý thủ tục và tiết kiệm gần 40 triệu đồng. Trong lĩnh vực văn hóa, việc số hóa dữ liệu văn hóa du lịch trên địa bàn quận được đẩy mạnh.

Hệ thống cơ sở dữ liệu 100 điểm đến về di tích lịch sử xếp hạng, danh lam thắng cảnh tiêu biểu, nhà hàng, khách sạn… được số hóa bằng công nghệ thực tế ảo VR360 với hình ảnh tương tác và tích hợp các nội dung thuyết minh, phụ đề tiếng Anh, tiếng Trung.

Tất cả 90/90 nhiệm vụ chuyển đổi số, xây dựng quận Tây Hồ thông minh năm 2024 đều được hoàn thành, đánh dấu mốc trong công cuộc xây dựng chính quyền điện tử. Từ việc số hóa 157.727 dữ liệu hộ tịch đến chuyển đổi IPv6, quận Tây Hồ đã có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực này.

Ngoài ra “Công dân Thủ đô số” với hơn 159.000 người dân cài đặt đã trở thành công cụ thiết thực trong việc kết nối chính quyền và nhân dân. Việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển đổi số trong giáo dục đã góp phần tăng cường tiện ích và hiệu quả.

Quận cũng hoàn thành việc thành lập các Tổ chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn theo chỉ đạo của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội. Đến nay, 8/8 phường (đạt 100%) thành lập 114 Tổ chuyển đổi số cộng đồng với 790 tổ viên.

Quận hoàn thành hệ thống rà quét, giám sát an toàn thông tin tại UBND quận và các phường nghiệm thu, bàn giao đưa vào vận hành sử dụng từ ngày 10/6/2024. Thành lập 276 nhóm zalo, lắp đặt 1.636 camera giám sát tại các khu dân cư, tổ dân phố.

Đặc biệt, Tây Hồ còn là quận tiên phong và sáng tạo trong triển khai mô hình trông giữ xe không dùng tiền mặt tại Phủ Tây Hồ, lớp học thông minh, tổng đài hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến 24/7 đã được thành phố Hà Nội đánh giá cao.

Quận có nhiều mô hình hay, mang tính thiết thực cao đã được Thành phố ghi nhận và đánh giá tốt như mô hình trông giữ xe không dùng tiền mặt tại Phủ Tây Hồ, song ngữ hóa tài liệu trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tư pháp - hộ tịch, lớp học thông minh, tổng đài hỗ trợ thực hiện dịch vụ công trực tuyến 24/7, giải quyết thủ tục hành chính lưu động với người khuyết tật và người cao tuổi hưởng chế độ bảo trợ xã hội,…

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Chiến thắng 3-0 trước U23 Lào trong trận mở màn giải U23 Đông Nam Á 2025 là một kết quả tích cực, đúng như kỳ vọng của người hâm mộ và ban huấn luyện đội tuyển U23 Việt Nam. Ba điểm trọn vẹn cùng việc giữ sạch lưới là một khởi đầu thuận lợi cho hành trình bảo vệ ngôi vương. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn vào cách vận hành chiến thuật và sự thể hiện của các tuyến trên sân, có thể thấy đoàn quân của HLV Kim Sang Sik vẫn còn nhiều điểm cần điều chỉnh và hoàn thiện nếu muốn tiến xa ở giải đấu lần này, đặc biệt khi đối thủ sắp tới có thể là U23 Campuchia, đội bóng không quá mạnh nhưng tiềm ẩn khả năng gây khó dễ.
Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ đắm tàu du lịch mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long do giông lốc bất ngờ chiều 19/7, tối cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp có mặt chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các du khách và thuyền viên gặp nạn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa có Công điện số 3550/CĐ-BVHTTDL ngày 19/7/2025 về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 112/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025. Thủ tướng yêu cầu các địa phương từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi tăng cường kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền, kể cả tàu du lịch, tránh xa vùng nguy hiểm hoặc vào nơi trú ẩn an toàn.
Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Ngày 19/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 4162/UBND-NNMT về việc sẵn sàng ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Chiều 19/7, một trận mưa lớn bất ngờ đổ xuống Hà Nội, kèm theo gió giật mạnh khiến nhiều tuyến phố ngập sâu, cây xanh gãy đổ, giao thông ùn tắc cục bộ. Trước tình huống thời tiết cực đoan diễn biến nhanh và phức tạp, các lực lượng chức năng của Thành phố - từ Công an cơ sở, Cảnh sát giao thông, lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cùng chính quyền các xã, phường... đã lập tức có mặt tại hiện trường, kịp thời hỗ trợ người dân, điều tiết giao thông, khắc phục sự cố.

Tin khác

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Ngày 19/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 4162/UBND-NNMT về việc sẵn sàng ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Trong 6 tháng cuối năm 2025, xã Gia Lâm, Hà Nội tập trung hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, trong đó có việc phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…
Xây dựng cơ chế, chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm

Xây dựng cơ chế, chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định, trong lĩnh vực giao thông, sẽ xây dựng cơ chế chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm; cung cấp dịch vụ vận tải công cộng an toàn, tiện lợi và có sức hấp dẫn cao.
Hà Nội: Nhiều địa phương ra quân vì đô thị văn minh, sạch đẹp

Hà Nội: Nhiều địa phương ra quân vì đô thị văn minh, sạch đẹp

Sáng 19/7, nhiều phường, xã trên địa bàn Hà Nội đồng loạt ra quân thực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Đây là hành động thiết thực nhằm chỉnh trang diện mạo Thủ đô, xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại, hướng tới hình ảnh một Hà Nội xanh - sạch - đẹp - văn minh.
Xã Đại Thanh: Phát huy cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo

Xã Đại Thanh: Phát huy cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo

Vừa qua, tại xã Đại Thanh đã diễn ra Đại hội Đảng bộ các cơ quan Đảng xã Đại Thanh và Đại hội Đảng bộ Uỷ ban nhân dân xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Các đại hội đã diễn ra thành công tốt đẹp, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của chính quyền địa phương 2 cấp hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả.
Phường Thanh Liệt: Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, hành động vì nhân dân

Phường Thanh Liệt: Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, hành động vì nhân dân

Đảng bộ các cơ quan Đảng phường Thanh Liệt và Chi bộ các cơ quan trực thuộc Đảng bộ Uỷ ban nhân dân phường vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô

Thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô

Tham gia góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội, GS.TS Lê Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội đã trao đổi về các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô và tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho các ngành công nghệ chiến lược, công nghệ lõi.
Khi người dân không còn thấy mình là “khách”

Khi người dân không còn thấy mình là “khách”

Chỉ sau hơn nửa tháng đi vào hoạt động, mô hình chính quyền 2 cấp tại Hà Nội, đặc biệt ở các địa phương ngoại thành đã thắp lên luồng sinh khí mới. Dẫu còn đôi chút bỡ ngỡ, nhưng tinh thần đoàn kết, chủ động và kỷ cương đã nhanh chóng lan tỏa. Một diện mạo hành chính đổi mới, quyết liệt vì dân đang dần hình thành, mở ra kỳ vọng về một đô thị hiện đại, đời sống Nhân dân ngày một nâng cao.
Chú trọng các giải pháp có tính đột phá, mới mẻ

Chú trọng các giải pháp có tính đột phá, mới mẻ

Các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra trong Dự thảo báo cáo Chính trị trình Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội cần có tính định lượng; đột phá, mới mẻ; không lặp lại những gì đã làm nhưng chưa hiệu quả và đặc biệt là cần có tính liên kết, đồng bộ, đảm bảo các giải pháp có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, tạo sức mạnh tổng hợp.
Xem thêm
Phiên bản di động