--> -->

“Đánh thức” tài nguyên đất ven sông

Trải dọc theo hệ thống sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Tích… Thủ đô Hà Nội đang sở hữu hàng nghìn héc-ta đất ven sông với đủ yếu tố thuận lợi, tiềm năng phát triển đa dạng. Tuy nhiên, trong suốt nhiều năm qua, nguồn tài nguyên quý giá này vẫn gần như nằm ngoài dòng chảy đô thị của Hà Nội. Nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc cần nhận diện rõ tiềm năng to lớn của quỹ đất này và có giải pháp tổng thể để “đánh thức”, khai thác hiệu quả, phục vụ sự phát triển bền vững của Thủ đô.
Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền khẩn cấp ứng phó bão số 3 trên sông Hồng Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ” Hà Nội tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy

Tiềm năng bị kìm hãm

Theo đánh giá của các chuyên gia quy hoạch và phát triển đô thị, Hà Nội đất ven sông là những vùng đất đặc biệt quan trọng, không chỉ bởi vị trí địa lý - thường nằm giáp khu vực trung tâm, dễ kết nối giao thông - mà còn có ý nghĩa về mặt sinh thái, văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn đất ven sông hiện nay lại đang bị sử dụng lãng phí. Nhiều khu vực bị biến thành bãi tập kết rác thải, vật liệu xây dựng, nơi đổ trộm phế thải; có nơi bị lấn chiếm làm nhà xưởng, bãi xe hoặc hoạt động không đúng mục đích.

Ghi nhận dọc theo tuyến sông Hồng, dòng sông huyết mạch chảy qua trái tim Thủ đô hàng nghìn héc-ta đất ven sông ở các quận, huyện cũ như Long Biên, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàng Mai, Thanh Trì… vẫn trong tình trạng “đất vàng phủ bụi”. Việc chưa có cơ chế khai thác hiệu quả quỹ đất ven sông khiến tiềm năng phát triển không gian sống xanh, đô thị sinh thái bị kìm hãm. Thực trạng trên không chỉ gây lãng phí lớn về tài nguyên, mà còn tạo ra những điểm nóng về môi trường, an toàn đê điều và mất mỹ quan đô thị.

Bên cạnh đó, do chưa có một quy hoạch tổng thể, đồng bộ cho toàn bộ dải đất ven sông Hồng và các tuyến sông khác. Các địa phương thường xây dựng quy hoạch cục bộ, thiếu sự kết nối và tầm nhìn dài hạn. Trong khi đó, nhiều dự án thí điểm, như Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (R1 - R6), dù đã được phê duyệt từ năm 2022 nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai rộng rãi, do thiếu các quy định pháp lý đi kèm.

“Đánh thức” tài nguyên đất ven sông
Đất ven sông không chỉ là tài nguyên tự nhiên quý giá mà còn là cơ hội để Hà Nội chuyển mình thành đô thị sinh thái hiện đại, đáng sống.

Theo đánh giá từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, nếu được quy hoạch hợp lý, những khu vực này hoàn toàn có thể trở thành các vùng phát triển nông nghiệp đô thị, du lịch sinh thái, giáo dục trải nghiệm, góp phần tạo công ăn việc làm, giữ gìn bản sắc văn hóa, đồng thời đóng vai trò “lá phổi xanh” cho thành phố.

Nhằm hiện thực hóa tiềm năng này, trong tháng 6/2025, Hà Nội đã xây dựng hai dự thảo Nghị quyết quan trọng trình Hội đồng nhân dân Thành phố. Các dự thảo tập trung vào việc: Quy định rõ phạm vi, mục đích sử dụng đất bãi sông; Hạn chế hoạt động xây dựng kiên cố; Chỉ cho phép công trình tạm bằng vật liệu thân thiện, dễ tháo dỡ, không làm thay đổi địa hình, dòng chảy hay ảnh hưởng đến thoát lũ.

Đặc biệt, thời hạn sử dụng các công trình này được giới hạn không quá 5 năm (có thể gia hạn), và chỉ bố trí tại những khu vực không ngập lụt thường xuyên, không nằm trong hành lang bảo vệ đê và cao hơn mực nước lũ báo động I.

Cần chiến lược tổng thể

Tại nhiều quốc gia và thành phố lớn trên thế giới như Paris (Pháp), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Singapore… đất ven sông đã trở thành khu vực phát triển năng động, mang lại giá trị kinh tế cao, đồng thời góp phần cải thiện môi trường sống và nâng tầm hình ảnh thành phố.

Điển hình như dự án cải tạo sông Cheonggyecheon ở Seoul đã biến một dòng sông từng bị “lấp đi” thành không gian xanh biểu tượng của đô thị bền vững. Hay tại Singapore, đất ven sông Marina Bay trở thành trung tâm tài chính, du lịch sôi động bậc nhất Đông Nam Á. Thủ đô Hà Nội, với tiềm năng đất ven sông còn rất lớn, hoàn toàn có thể học hỏi và áp dụng những mô hình thành công đó.

Đơn cử như tại không gian ven sông Hồng, với chiều dài chảy qua Hà Nội lên tới hơn 120km nếu được quy hoạch đúng hướng, sẽ là “bàn đạp” cho sự phát triển đô thị hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc, văn hóa truyền thống.

Để khai thác hiệu quả quỹ đất ven sông, một nguồn lực quý báu nhưng đang bị “ngủ quên”, nhiều ý kiến cho rằng thành phố Hà Nội cần có một chiến lược tổng thể, đồng bộ, kết hợp hài hòa giữa phát triển đô thị với bảo tồn môi trường và bảo đảm an toàn đê điều. Trước hết, cần tiếp tục rà soát, cập nhật và hoàn thiện các quy hoạch liên quan đến không gian ven sông, trong đó Quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống… phải được cụ thể hóa thành các đồ án khả thi, có phân kỳ đầu tư rõ ràng, ưu tiên phát triển không gian công cộng, công viên ven sông, kết nối giao thông thủy bộ, tổ chức lối đi bộ, điểm tham quan, dịch vụ công cộng.

“Đánh thức” tài nguyên đất ven sông
Từ góc độ quy hoạch và phát triển bền vững, đất ven sông được xem là “vàng thô” của đô thị hiện đại.
Từ góc độ quy hoạch và phát triển bền vững, đất ven sông được xem là “vàng thô” của đô thị hiện đại. Không gian ven sông nếu được quy hoạch đúng hướng có thể trở thành trục phát triển xanh nơi tổ chức không gian cảnh quan, công viên, lối đi bộ, đường ven sông, bến thuyền du lịch… Đồng thời là khu vực có thể phát triển các công trình công cộng, văn hóa, thể thao, dịch vụ du lịch, tạo điểm nhấn cho cảnh quan đô thị và thu hút đầu tư.

Bên cạnh đó, cần xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư, khai thác quỹ đất ven sông theo hướng xã hội hóa. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú trọng đến kiểm soát quy hoạch, tránh tình trạng biến đất ven sông thành khu thương mại tư nhân hóa, thiếu công bằng trong tiếp cận không gian công cộng. Đồng thời, cần đảm bảo hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường, không gian ven sông cần được quy hoạch như “lá phổi xanh” của Thành phố, nơi cư dân có thể tiếp cận thiên nhiên, sinh hoạt văn hóa, thể thao, giải trí.

Cuối cùng, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp chính quyền, từ Trung ương đến địa phương, giữa các ngành Xây dựng - Nông nghiệp và tài nguyên, Quy hoạch Kiến trúc thậm chí là ngành Văn hoá Thể thao và Du lịch… trong công tác quy hoạch và triển khai. Đồng thời, người dân sống ven sông cũng cần được tham gia vào quá trình lập quy hoạch, góp ý và giám sát thực hiện, nhằm đảm bảo sự đồng thuận xã hội và tính bền vững lâu dài.

Đất ven sông không chỉ là tài nguyên tự nhiên quý giá, mà còn là cơ hội để Hà Nội chuyển mình thành đô thị sinh thái hiện đại, đáng sống. Việc “đánh thức” vùng đất này không chỉ dừng lại ở việc giải phóng mặt bằng hay xây dựng hạ tầng, mà còn là quá trình tạo dựng tầm nhìn đô thị, nơi con người, thiên nhiên và văn hóa cùng phát triển hài hòa. Một Hà Nội bên sông “xanh hơn, sạch hơn và bền vững hơn” đang chờ được hiện thực hóa, nếu có quyết tâm chính trị, cơ chế linh hoạt và tầm nhìn dài hạn.

Trong lịch sử phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội, các dòng sông như: sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Tô Lịch… không chỉ đóng vai trò là nguồn nước, là mạch sống gắn bó mật thiết với người dân, mà còn hình thành nên những vùng đất ven sông trù phú, giàu tiềm năng. Đã đến lúc cần nhận diện rõ tiềm năng to lớn của quỹ đất này và có giải pháp tổng thể để đánh thức, khai thác hiệu quả, phục vụ sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Aeneas: Trí tuệ nhân tạo tái sinh ký ức La Mã cổ đại

Aeneas: Trí tuệ nhân tạo tái sinh ký ức La Mã cổ đại

Đối với các nhà sử học và khảo cổ học, mỗi dòng chữ tưởng chừng đơn giản lại là một mảnh ghép vô cùng quý giá trong bức tranh lịch sử La Mã rộng lớn, nhưng đồng thời cũng là một câu đố cực kỳ hóc búa, đòi hỏi sự kiên nhẫn và chuyên môn sâu sắc. Giờ đây, một công cụ trí tuệ nhân tạo mang tên Aeneas, do Google DeepMind phát triển, đang mở ra một hướng tiếp cận hoàn toàn mới để giải mã những thông điệp cổ đại bị thất lạc, hứa hẹn tái kết nối những mảnh rời rạc của lịch sử văn minh La Mã từng tưởng đã đứt đoạn.
Phường Khương Đình: Tiếp tục phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân

Phường Khương Đình: Tiếp tục phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân

Ngày 28/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) phường Khương Đình khoá I (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã tổ chức Kỳ họp thứ 3 (kỳ họp chuyên đề) nhằm kịp thời xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Khai mạc giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An

Khai mạc giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An

Chiều 28/7, Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2025
Phim mới “Có anh, nơi ấy bình yên” nối sóng “Dịu dàng màu nắng”: Chính luận đậm chất đời thường, kịch tính nhưng xúc động

Phim mới “Có anh, nơi ấy bình yên” nối sóng “Dịu dàng màu nắng”: Chính luận đậm chất đời thường, kịch tính nhưng xúc động

Sau khi “Dịu dàng màu nắng” khép lại hành trình 40 tập đầy cảm xúc, khung giờ vàng 21h trên kênh VTV1 sẽ chính thức được tiếp nối bởi bộ phim mới “Có anh, nơi ấy bình yên” tác phẩm chính luận, tâm lý xã hội mang hơi thở thời sự, được kỳ vọng sẽ chạm tới trái tim người xem bằng sự gai góc, chân thực nhưng cũng đầy nhân văn.
EVNHANOI khuyến cáo khách hàng cùng chung tay sử dụng điện tiết kiệm

EVNHANOI khuyến cáo khách hàng cùng chung tay sử dụng điện tiết kiệm

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong những ngày cuối tháng 7, Hà Nội tiếp tục đối mặt với nắng nóng diện rộng, có thời điểm nền nhiệt ngoài trời lên tới 39°C. Thời tiết khắc nghiệt không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày mà còn kéo theo nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến. Đặc biệt ở các hộ gia đình, nơi sử dụng nhiều thiết bị làm mát như điều hòa, quạt điện, tủ lạnh...
Chính phủ sẽ họp hằng tuần đến khi chính quyền địa phương 2 cấp vận hành ổn định

Chính phủ sẽ họp hằng tuần đến khi chính quyền địa phương 2 cấp vận hành ổn định

Chiều 28/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đánh giá kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong của các bộ, ngành và sơ kết 1 tháng vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
Gần 17.000 chỉ tiêu tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Gần 17.000 chỉ tiêu tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Ngày 28/7, Phiên giao dịch việc làm (GDVL) trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc đã diễn ra đồng bộ trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại thành phố Hà Nội và các tỉnh: Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn; với sự tham gia của 103 doanh nghiệp, đơn vị, có nhu cầu tuyển dụng 16.828 người lao động.

Tin khác

Huyện Hưng Nguyên công bố Quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Hưng Nguyên công bố Quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 7/6, huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động