-->

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Nông thôn mới hòa nhịp kỷ nguyên số Phụ nữ Thủ đô trao đổi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ

Hoàn thành tiêu chí nông thôn mới

Theo Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương muốn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 cần đáp ứng 8 yêu cầu, được quy định chi tiết kèm theo quyết định.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, tính đến nay, Thành phố đã hoàn thành 8/8 tiêu chí theo quy định tại Quyết định số 321. Cụ thể, Thành phố đã có 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới; có 100% số thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Đối với tiêu chí “Có ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” (tương ứng với 4 huyện), đến nay, Hà Nội đã có 5 huyện được Thủ tướng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao gồm: Thanh Trì, Gia Lâm, Hoài Đức, Đông Anh và Thanh Oai.

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu tại hội nghị.

Cũng theo thống kê, Hà Nội hiện đã có 229/382 xã (đạt 60% tổng số xã) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, bảo đảm tiêu chí “Có ít nhất 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” theo Quyết định số 321 của Thủ tướng.

Với việc Đề án xây dựng nông thôn mới được HĐND thành phố Hà Nội thông qua tại Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 6/12/2023, Thành phố cũng đã đảm bảo tiêu chí “Có đề án xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh, Thành phố giai đoạn 2021 - 2025 được HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông qua”.

Ngoài 5 tiêu chí nêu trên, kết quả rà soát đến nay, Hà Nội cũng đáp ứng 3 tiêu chí khác quy định tại Quyết định số 321 là: “Có ít nhất 70% số km đường huyện, đường tỉnh, quốc lộ trên địa bàn được trồng cây xanh dọc tuyến đường”; “Đất cây xanh sử dụng công cộng trên địa bàn tối thiểu là 4m2/người”; “Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước đạt từ 80% trở lên”.

Theo Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa, thời gian qua, đơn vị đã triển khai lấy ý kiến của người dân 124 xã thuộc 18/18 huyện, thị xã về kết quả xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Nội. Tổng số hộ dân trên địa bàn 124 xã được lấy ý kiến là 136.885 hộ (đạt tỷ lệ 75,12% tổng số hộ). Qua tổng hợp phiếu, đại đa số các hộ dân đều đồng tình, hài lòng với kết quả xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Nội.

Thông tin thêm tại hội nghị, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội cho biết, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, hàng năm Thành phố đã xây dựng kế hoạch cụ thể, cân đối nguồn vốn và các điều kiện để thực hiện, không để nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.

Sớm trình cấp có thẩm quyền xét, công nhận

Tại hội nghị sáng 18/4, 40/40 thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia thành phố Hà Nội đã tiến hành bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024. Căn cứ kết quả kiểm phiếu, Hà Nội đủ điều kiện trình cấp có thẩm quyền xét, công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024”.

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Toàn cảnh hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, từ năm 2021 đến nay, Hà Nội triển khai xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh nhiều khó khăn, nhất là ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 và thiên tai. Dù vậy, với quyết tâm, nỗ lực cao của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Thành phố vẫn đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Từ năm 2021 đến nay, Thành phố đã phát triển được thêm 11 huyện nông thôn mới, trong đó có 5 huyện nông thôn mới nâng cao và 1 huyện Thường Tín đang đề nghị xét, công nhận. Bên cạnh đó là 200 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 109 xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch tích cực. Tổng giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản tính riêng năm 2024 đạt 66.373 tỷ đồng, tăng 12,35% so với năm 2023. Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản vượt ngưỡng 2 tỷ USD, trong đó các mặt hàng nông sản, thực phẩm đạt 1,463 tỷ USD (tăng 33,8% so với năm 2023).

Cùng với kết quả xây dựng nông thôn mới, đời sống của người dân cũng không ngừng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn trên địa bàn Hà Nội hiện đạt khoảng 75 triệu đồng/người/năm. Toàn Thành phố đến nay đã không còn hộ nghèo.

Trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị cơ quan thường trực và các sở, ban, ngành tập trung phối hợp hoàn thiện hồ sơ, minh chứng; làm rõ những kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới của Hà Nội, nhất là trong giai đoạn 2021 - 2025, sớm trình cấp có thẩm quyền xét, công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Công ty CP Xe điện Hà Nội vừa tổ chức khai trương tuyến buýt điện số 34 (Bến xe Mỹ Đình - Gia Lâm). Như vậy, Hà Nội chính thức có thêm một tuyến xe buýt điện mới.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Tiếp tục chuỗi chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, ngày 19/4, chương trình thứ tư đã được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) thu hút hơn 2.000 học sinh Hà Nội được đối thoại, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp trước mùa tuyển sinh đại học năm 2025.
200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.
Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Những đại lộ thênh thang rực sáng ánh đèn, ngập tràn sắc màu biển hiệu, dòng người tấp nập, quán cà phê không vơi bóng khách… từ lâu đã là “điểm nhận diện” của các đô thị hoa lệ trên thế giới. Sắp tới, không khí sôi động, phồn hoa ấy sẽ hiện diện tại khu phố Kim Ngân 1, đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam.
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.

Tin khác

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Xem thêm
Phiên bản di động