--> -->

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Nâng cao giá trị sản phẩm

Những năm qua, trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã Lại Thượng (huyện Thạch Thất) đã chú trọng hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, cải thiện đời sống người dân.

Có thể kể đến mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi của gia đình anh Vương Văn Hải (thôn Ngũ Sơn) với tổng diện tích khoảng 7ha đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Trên diện tích sử dụng, gia đình anh Hải đã trồng thanh long, nuôi vịt, cá và một số cây trồng khác như bưởi, mít. Trong đó, thanh long là cây trồng chủ lực với diện tích 3ha, mang lại thu nhập khá ổn định cho gia đình anh, mỗi năm thu hoạch khoảng 30 tấn.

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
Lãnh đạo Hội Nông dân thành phố Hà Nội, huyện Thạch Thất thăm mô hình trồng thanh Long của gia đình anh Vương Văn Hải.

Tuy nhiên, những năm gần đây, do bất thường về thời tiết nên gia đình anh Hải cũng gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì sản lượng. Năm nay, thu hoạch thanh long của gia đình giảm xuống còn khoảng 20 tấn, giá bán buôn từ 20.000 -30.000 đồng/kg tùy thời điểm. Theo anh Hải, cây thanh long không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc quá phức tạp, nhưng nếu không có kinh nghiệm, việc chăm sóc sẽ gặp khó khăn.

“Để cải thiện chất lượng sản phẩm, ngoài việc chăm sóc cây trồng, gia đình tôi còn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tham gia vào chương trình OCOP để nâng cao giá trị thương hiệu cho sản phẩm. Điều này không chỉ giúp nâng cao giá trị thương hiệu mà còn giúp gia đình tôi đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Nhờ vậy quả thanh long của gia đình được nhiều khách hàng lựạ chọn, sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó”, anh Hải cho biết.

Tương tự, những năm qua, anh Chu Văn Tân (thôn Hoàng Xá) đã không ngừng cải tiến quy trình sản xuất, chú trọng đến chất lượng sản phẩm và áp dụng các tiêu chuẩn OCOP để xây dựng thương hiệu.

Thương hiệu nấm, mộc nhĩ của gia đình anh Tân đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao nhờ quy trình sản xuất sạch và an toàn. Đây là minh chứng cho sự thành công của mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và xây dựng thương hiệu sản phẩm địa phương. Quy trình này không sử dụng hóa chất hay chất bảo quản và sản phẩm được thu hoạch từ môi trường sạch.

Mỗi ngày, gia đình anh thu hoạch khoảng 50kg nấm sò, bán buôn với giá khoảng 40.000 đồng/kg, tổng doanh thu khoảng 2 triệu đồng; sau chi phí riêng cây nấm cũng cho thu lời khoảng 20 triệu đồng/tháng. Mộc nhĩ, anh thu hoạch một vụ trong năm, với sản lượng khoảng 10 tấn.

“Về lâu dài, gia đình tôi định hướng phát triển thêm các loại nấm khác như nấm hương, nấm đùi gà, nấm kim châm; các sản phẩm chế biến sẵn như nem nấm, ruốc nấm để gia tăng giá trị sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường”, anh Tân cho biết.

Nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới

Có thể thấy, Chương trình OCOP được xem là giải pháp để giải quyết bài toán nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc trưng ở các địa phương góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân theo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể đóng vai trò chủ thể, thực hiện theo hướng phát triển nội lực, gia tăng giá trị. Chính vì vậy, chương trình OCOP cũng được coi là nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới ở huyện Thạch Thất thời gian qua.

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
Chương trình OCOP được xem là giải pháp để giải quyết bài toán nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc trưng ở các địa phương góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Những năm qua, thực hiện Chương trình 04-CTr/TU ngày 17/03/2021 của Thành ủy Hà Nội, Huyện ủy Thạch Thất đã ban hành Chương trình số 03-CTr/HU về “Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”.

Năm 2024, huyện tiếp tục huy động nguồn lực và giải ngân các nguồn vốn đầu tư các công trình thúc đẩy phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu lao động; tập trung đầu tư những công trình có ý nghĩa về văn hóa, xã hội, an ninh trật tự nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Trong đó, ưu tiên đối với 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và các xã còn lại đạt chuẩn nông thôn mới 2021-2025.

Phấn đấu, đến năm 2025 sẽ có 11 xã hoàn thành xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, 5 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Thu nhập bình quân đầu người đạt 120 triệu đồng/người/năm; cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố Hà Nội. Duy trì tỷ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 100%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 95% trở lên.

Bên cạnh đó, huyện Thạch Thất đã và đang triển khai kế hoạch phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn liền với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022-2025 và xây dựng thí điểm các mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch cộng đồng; làng du lịch thông minh; du lịch làng nghề theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững tại một số xã.

Trong kế hoạch, huyện Thạch Thất hướng tới mỗi xã, thị trấn có tiềm năng và thế mạnh về phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn với việc triển khai sản phẩm du lịch cộng đồng, trong đó sẽ gắn với việc hình thành chuỗi sản phẩm OCOP đạt chuẩn để giới thiệu du khách. Mục tiêu giai đoạn 2025-2030, huyện phấn đấu trở thành một trong những địa phương trọng điểm du lịch trên địa bàn Thủ đô.

Trong bối cảnh nền kinh tế nông thôn ngày càng hội nhập và phát triển, việc xây dựng các thương hiệu sản phẩm đặc trưng là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp nâng cao giá trị sản phẩm mà còn góp phần cải thiện đời sống người dân, tạo việc làm và thúc đẩy sự phát triển bền vững ở địa phương.
K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho  Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Ngày 17/7, Đảng ủy xã Đoài Phương tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, đồng thời thảo luận một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), từ ngày 15 - 17/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tùng Thiện đã tổ chức 3 đoàn công tác đi thăm và tặng quà cho 15 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu trên địa bàn.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Qua rà soát mới nhất, đến nay cả nước có 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài nhiều năm, với giá trị, nguồn lực rất lớn của xã hội đang bị lãng phí. Các dự án tồn đọng, các vướng mắc về pháp lý liên quan quản lý, sử dụng đất đai, quy hoạch…
“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

Vượt khỏi khuôn khổ của một sân chơi thiết kế thông thường, cuộc thi sáng tạo xe máy điện “Bản sắc Việt” là hành trình đặc biệt, nơi những ý tưởng sáng tạo và tình yêu văn hóa Việt được hòa quyện, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.
Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Ngày 17/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Kết luận số 178-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả.
Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phường Từ Liêm có nghề truyền thống sản xuất bún Phú Đô, trải qua những thăng trầm của nghề, đến nay nghề sản xuất bún vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, cũng như thực trạng chung của nhiều làng nghề khác, Phú Đô phải đối mặt với vấn đề nan giải trong xử lý nước thải và khí thải. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương cùng người dân đang từng bước áp dụng công nghệ mới và máy móc hiện đại vào quy trình sản xuất bún.

Tin khác

Huyện Hưng Nguyên công bố Quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Hưng Nguyên công bố Quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 7/6, huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động