Cơ hội kiến tạo không gian đô thị xứng tầm
Đô thị của tương lai
Thực hiện Nghị quyết 117/2023/QH15 của Quốc hội, Hà Nội đã triển khai kế hoạch sắp xếp các đơn vị hành chính chưa đạt chuẩn về diện tích và dân số. Đến nay, sau gần 1 tháng đi vào hoạt động, mô hình chính quyền hai cấp đang dần chứng minh được sự linh hoạt, hiệu quả hơn trong điều hành phát triển không gian đô thị.
Theo lãnh đạo phường Kim Liên, mô hình này cho phép loại bỏ tầng trung gian, giúp các quyết sách quy hoạch, đầu tư hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội được triển khai nhanh chóng và đồng bộ. Quan trọng hơn, chính quyền hai cấp tạo điều kiện để các phường, xã có thêm thẩm quyền và nguồn lực, chủ động trong công tác tổ chức không gian, chỉnh trang đô thị, bảo tồn di sản, phát triển nhà ở và xây dựng các không gian công cộng phục vụ người dân.
Thực tế hiện nay cho thấy, thành phố Hà Nội đang hướng tới mô hình đô thị thông minh, phát triển xanh và phát thải thấp, do đó việc tái cấu trúc không gian là nền tảng quan trọng. Một trong những lợi thế lớn nhất khi sáp nhập là khả năng đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội mang tính tổng thể, liên vùng. Trước đây, do ranh giới hành chính nhỏ và không đồng đều, nhiều dự án hạ tầng bị chia cắt hoặc triển khai manh mún, thiếu hiệu quả.
![]() |
Thực hiện Nghị quyết 117/2023/QH15 của Quốc hội, Hà Nội đã triển khai kế hoạch sắp xếp các đơn vị hành chính chưa đạt chuẩn về diện tích và dân số. |
Giờ đây, khi các đơn vị hành chính được mở rộng, việc kết nối hạ tầng như giao thông, cấp - thoát nước, xử lý rác thải, trường học, bệnh viện… sẽ được tổ chức đồng bộ hơn, đảm bảo hiệu quả đầu tư và sử dụng. Chẳng hạn, tại một số địa bàn trước đây như huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Gia Lâm… đang chuẩn bị lên quận, việc sáp nhập giúp thiết lập một nền tảng quản lý hành chính phù hợp với tiêu chí đô thị, qua đó thúc đẩy tiến trình đô thị hóa theo định hướng bền vững.
Ngoài ra, việc sáp nhập còn giúp giải quyết triệt để bài toán sử dụng đất công, đất dự phòng và đất xen kẹt vốn bị bỏ hoang hoặc khai thác kém hiệu quả do giới hạn ranh giới hành chính cũ. Với quy mô quản lý lớn hơn, Hà Nội sẽ có điều kiện xây dựng các không gian công cộng quy mô lớn, công viên sinh thái, tuyến giao thông và các công trình dịch vụ liên phường, liên khu vực - điều mà trước đây rất khó thực hiện trong điều kiện hành chính chia cắt.
Về vấn đền này, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, cho rằng, việc sắp xếp lại đơn vị hành chính chính là tiền đề quan trọng để tổ chức lại không gian đô thị. Đây là cơ hội để Thủ đô có thể nhìn nhận lại toàn diện hệ thống hạ tầng, giao thông, dân cư, và dịch vụ công để tổ chức lại một cách bài bản hơn, hiện đại hơn.
“Mô hình chính quyền đô thị là bước phát triển tất yếu, giúp Hà Nội giải phóng nguồn lực, rút ngắn khoảng cách giữa hoạch định và thực thi, từ đó tạo ra các không gian đô thị hiện đại hơn, linh hoạt hơn và gần dân hơn”, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm chia sẻ.
Biến thách thức thành động lực
Một vấn đề được nhắc đến nhiều khi triển khai mô hình chính quyền đô thị là “giám sát quyền lực” khi Ủy ban nhân dân quận, phường sẽ không còn là một cấp chính quyền mà là cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng, Chủ tịch sẽ là người lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc. Đồng thời, đảm bảo quyền lợi của người dân, có “kênh” để gửi gắm tâm tư nguyện vọng và thực hiện quyền giám sát.
![]() |
Việc sáp nhập các đơn vị hành chính tạo điều kiện để điều chỉnh quy hoạch tổng thể theo hướng phát triển đồng bộ, hiện đại. |
Thực tế thời gian qua cho thấy, trong quá trình đô thị hóa nhanh của Hà Nội, nhiều vấn đề như quy hoạch treo, xây dựng trái phép, hạ tầng quá tải và thiếu không gian công cộng… đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của người dân. Do đó, để Hà Nội hướng đến tầm nhìn năm 2030 và năm 2050 là một đô thị phát triển bền vững, thông minh và có bản sắc thì việc tận dụng “thời điểm vàng” như hiện nay là một bước đi chiến lược, căn cơ.
Rõ ràng sau khi sát nhập các địa bàn sẽ có quỹ đất lớn hơn, mật độ dân cư phân bố lại, tạo điều kiện cho việc thiết lập các không gian chức năng mới như: Khu dân cư tập trung có hạ tầng đồng bộ; Không gian xanh - công viên, vườn hoa; Các trục giao thông kết nối vành đai; Cụm công trình công cộng: trường học, y tế, thể thao.
Với cách tiếp cận theo “cụm đô thị”, Hà Nội có thể phát triển theo hướng đa trung tâm, giảm tải cho khu vực nội đô cũ, đồng thời tạo ra những không gian đô thị mới chất lượng cao tại các khu vực mở rộng hoặc vùng ven… Trong giai đoạn chuyển tiếp này, việc lồng ghép giữa điều chỉnh quy hoạch, tổ chức không gian, cải thiện hạ tầng và giữ gìn bản sắc địa phương sẽ là “chìa khóa” để xây dựng Hà Nội trở thành đô thị thông minh, sinh thái và bền vững - đúng như định hướng mà Thành phố đang theo đuổi.
Tuy nhiên, để làm được điều này công tác phối hợp giữa các sở ngành, địa phương cũng cần được nâng cao để đảm bảo thống nhất trong quản lý và triển khai quy hoạch mới. Cần có lộ trình cụ thể, đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông, lấy ý kiến cộng đồng để quá trình tái cấu trúc không gian đô thị sau sáp nhập diễn ra thuận lợi, minh bạch và hiệu quả. Tin tưởng rằng, “sáp nhập” không chỉ là sự thay đổi về tên gọi và địa giới hành chính, mà đây là bước đệm để Hà Nội kiến tạo nên một diện mạo đô thị mới.
Hiện nay, đô thị Hà Nội đang có sự phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đối mặt với hàng loạt vấn đề tồn đọng như: mật độ xây dựng cao, thiếu không gian xanh, hệ thống hạ tầng giao thông quá tải, phân bố dân cư không đồng đều, và nhiều khu vực phát triển thiếu định hướng, manh mún. Việc sáp nhập các đơn vị hành chính sẽ giúp xóa nhòa ranh giới hành chính cũ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch tổng thể và liên kết vùng, đặc biệt ở các khu vực đô thị hóa nhanh như quận Hoàng Mai, quận Bắc Từ Liêm, quận Gia Lâm, quận Long Biên và hai huyện Đông Anh, Thanh Trì cũ. Việc sáp nhập các đơn vị hành chính tạo điều kiện để điều chỉnh quy hoạch tổng thể theo hướng phát triển đồng bộ, hiện đại trong đó: Đô thị không chỉ là nơi tập trung nhà ở và công trình công cộng, mà còn phải là không gian sống văn minh, kết nối thuận tiện và hài hòa với thiên nhiên. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Aeneas: Trí tuệ nhân tạo tái sinh ký ức La Mã cổ đại

Phường Khương Đình: Tiếp tục phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân

Khai mạc giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An

Phim mới “Có anh, nơi ấy bình yên” nối sóng “Dịu dàng màu nắng”: Chính luận đậm chất đời thường, kịch tính nhưng xúc động

EVNHANOI khuyến cáo khách hàng cùng chung tay sử dụng điện tiết kiệm

Chính phủ sẽ họp hằng tuần đến khi chính quyền địa phương 2 cấp vận hành ổn định

Gần 17.000 chỉ tiêu tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc
Tin khác

Mạnh tay xử lý xe 3 gác, 4 bánh tự chế tại TP.HCM
Trật tự đô thị 27/07/2025 21:20

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM
Trật tự đô thị 23/07/2025 18:17

UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh
Trật tự đô thị 18/07/2025 20:32

Phường Tây Mỗ vẫn "đang xác minh" công trình lấn hồ Cầu Cốc
Trật tự đô thị 17/07/2025 17:35

TP.HCM: Ngổn ngang di dời nhà trên và ven sông, kênh, rạch
Trật tự đô thị 17/07/2025 14:21

Phường Kim Liên đảm bảo trật tự đô thị, xây dựng không gian sống văn minh, hiện đại
Trật tự đô thị 11/07/2025 12:54

6 tháng đầu năm có 149.070 trường hợp bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn do vi phạm giao thông
Trật tự đô thị 10/07/2025 17:30

Hồ Cầu Cốc đang bị thu hẹp bởi các công trình có dấu hiệu lấn hồ
Trật tự đô thị 10/07/2025 15:13

Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước
Trật tự đô thị 08/07/2025 20:06

Cháy cư xá ở TP.HCM, 8 người chết
Trật tự đô thị 07/07/2025 07:28