Khát vọng Thành phố xanh - thông minh - hiện đại
Mong muốn nhiệm kỳ tới, Đảng bộ thành phố Hà Nội có những quyết sách giải quyết vấn đề ô nhiễm Phường Hai Bà Trưng ra quân thực hiện “Ngày cuối tuần xanh” |
Hình mẫu trong phát triển đô thị
Hà Nội với quy mô dân số gần 10 triệu người, diện tích hơn 3.300km2, là một trong 20 thành phố có diện tích tự nhiên lớn nhất thế giới. Với truyền thống nghìn năm văn hiến, Hà Nội sở hữu tiềm năng to lớn, đa dạng. Sau 40 năm đổi mới, Thủ đô đạt nhiều thành tựu quan trọng, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển.
Đặc biệt, với cuộc cải cách bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, cùng tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”, tạo nền tảng thuận lợi để Thủ đô vươn mình trong kỷ nguyên mới của dân tộc. Thời điểm Hà Nội và cả nước chính thức vận hành chính quyền địa phương hai cấp (ngày 1/7) không chỉ là dấu mốc hành chính đơn thuần, mà là bước chuyển có ý nghĩa lịch sử, mở ra một chương mới cho quá trình đổi mới tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý và thúc đẩy phát triển bền vững Thủ đô.
Nhờ sự đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, những năm qua kinh tế Thủ đô tiếp tục phát triển mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Kinh tế Thủ đô tăng trưởng khá, đạt bình quân 6,57%/năm, cao hơn 1,1 lần mức tăng cả nước. So với Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, mặc dù chỉ bằng 21,2% và 1% tương ứng về diện tích, 41,7% và 8,1% về dân số nhưng Thủ đô Hà Nội đóng góp tương ứng 47,46% và 12,59% về GRDP, 52,48% và 17,07% về thu ngân sách Nhà nước, 14,19% và 4,61% kim ngạch xuất khẩu, 29,77% và 10,77%.
Trong quý II/2025, GRDP của Hà Nội ước tính tăng 7,69% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, GRDP của Thủ đô đạt mức tăng 7,63%, cao hơn cùng kỳ và vượt kịch bản tăng trưởng đề ra.
Cùng với kinh tế - xã hội, trong hành trình phát triển đô thị bền vững, thành phố Hà Nội được định hướng trở thành đô thị thông minh, hiện đại - xanh - sạch - đẹp - an ninh - an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển... tạo chuyển biến rõ nét trong công tác bảo vệ môi trường theo Nghị quyết 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị.
![]() |
Phát triển các khu đô thị xanh, công trình xanh đang là mục tiêu Hà Nội hướng tới nhằm xây dựng đô thị thông minh và bền vững. |
Cùng với đó, chiến lược tăng trưởng xanh đã được cụ thể hóa vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, song song với với Luật Thủ đô. Qua đó thể hiện khát vọng của toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô, hướng tới xây dựng một Hà Nội phát triển bền vững, là hình mẫu đi đầu trong phát triển đô thị xanh, thông minh, hướng tới hiện thực hóa những mục tiêu vươn cao, vươn xa trong tầm nhìn của nhiều năm sau.
Lần đầu tiên môi trường được xem như hành động cấp bách trong quy hoạch. Các từ khóa “xanh, số, thông minh, bền vững” được “cấy gen” vào các quy hoạch. Cụ thể, quy hoạch phát triển không gian xanh, công cộng, không gian ngầm, không gian trên cao và không gian số. Bên cạnh đó, Thành phố cũng phát triển giao thông xanh, thông minh, đồng thời nghiên cứu xây dựng tiêu chí và ban hành các quy định về xây dựng vùng phát thải thấp.
Cụ thể, trong giai đoạn 2025 - 2030, thành phố Hà Nội thí điểm lập vùng phát thải thấp (LEZ) ở một số khu vực theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội. Các khu vực được chọn thí điểm vùng phát thải thấp này sẽ hạn chế hoặc cấm ô tô, xe máy không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải.
Với mục tiêu hướng tới là đưa Hà Nội trở thành một trong những hình mẫu của đô thị xanh, thông minh, có bản sắc của một Thủ đô nghìn năm văn hiến, mọi dự án phát triển phải lấy tiêu chí xanh làm nền tảng. Các nghị quyết đưa ra cụ thể hóa Luật Thủ đô với phương châm “Thể chế thông thoáng - quản trị thông minh - nhận thức, tư tưởng thông suốt” với 3 “Quy” đồng bộ để tổ chức thực hiện hiệu quả “Quy hoạch chi tiết - Quy chế, quy trình - Quy chuẩn, tiêu chuẩn”.
Đồng thời đẩy mạnh ba chuyển đổi là chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, chia sẻ; ứng dụng công nghệ số; nghiên cứu để xây dựng tiêu chí xây dựng và ban hành các quy định về tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xây dựng “vùng phát thải thấp”; đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế là chìa khóa quan trọng để tiếp cận các kinh nghiệm quý báu và công nghệ tiên tiến từ những đô thị xanh hàng đầu thế giới, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững.
Với những hành động cụ thể, trong thời gian qua, Hà Nội đã nỗ lực mở rộng và bảo vệ các công viên, vườn hoa và không gian công cộng với nhiều công trình mới ở Hà Nội được thiết kế theo hướng tiết kiệm năng lượng, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường và tích hợp các công nghệ xanh. Về lĩnh vực giao thông, Hà Nội đang đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống giao thông công cộng, nhất là phát triển các tuyến đường sắt đô thị.
Hà Nội cũng đẩy mạnh thực hiện các chương trình tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo. Các công việc này đang được triển khai rộng khắp, từ việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên các tòa nhà công sở cho đến việc nâng cấp hệ thống chiếu sáng công cộng sang đèn LED tiết kiệm điện…
Kiến tạo hình ảnh “Thủ đô xanh - thông minh”
Có thể thấy, đô thị xanh là hướng đi không thể thiếu để bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Đô thị xanh không chỉ là những không gian với nhiều cây xanh, mà còn là sự tích hợp của các giải pháp sáng tạo trong sử dụng năng lượng, quản lý nguồn nước, giao thông và công nghệ thông tin. Tuy nhiên, là một đô thị lớn và đông dân, Hà Nội gặp phải những thách thức không hề nhỏ, trong đó, ô nhiễm không khí đang là vấn đề cấp bách.
“Đây là vấn đề hết sức nóng, không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các địa phương khác, không chỉ là không khí, không chỉ là giao thông mà còn là vấn đề công nghiệp, nước thải từ các cơ sở sản xuất, vấn đề rác”, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Hội Không khí sạch Việt Nam đánh giá về thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay tại Hà Nội.
Trước yêu cầu phát triển về kiến trúc cảnh quan đô thị, đưa Thành phố cùng cả nước bước vào giai đoạn phát triển mới, Dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII (2025 - 2030) đề ra nhiệm vụ quan trọng của thành phố Hà Nội những năm tiếp theo. Đặc biệt là nhấn mạnh đến việc kiến tạo hình ảnh “Thủ đô xanh - thông minh - đáng sống - có sức hút quốc tế".
![]() |
Để thực hiện những mục tiêu đó, Dự thảo Nghị quyết nêu Hà Nội sẽ có giải pháp căn cơ để xử lý các vấn đề về ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện chất lượng không khí, thoát nước, chống úng ngập, xử lý chất thải. Phấn đấu 75% - 80% số ngày trong năm (theo số liệu các trạm quan trắc chuẩn của quốc gia và Thành phố) có chỉ số chất lượng không khí (VN_AQI) ở mức tốt và trung bình. Xây dựng hành lang, nêm xanh theo quy hoạch, giảm phát thải khí nhà kính, tham gia thị trường carbon, hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Xử lý triệt để ô nhiễm không khí nội đô trước năm 2035, thực hiện vùng phát thải thấp.
Đồng thời, xử lý môi trường các con sông nội đô (Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét), lưu vực sông Nhuệ - Đáy, lưu vực sông Cầu Bây - Bắc Hưng Hải; xử lý rác thải (xây dựng khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, Núi Thong và Châu Can với công nghệ tiên tiến, hiện đại theo quy hoạch; xử lý nước thải (xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng, Sơn Tây, Yên Sở...) nhằm cải thiện môi trường sống, hệ sinh thái tự nhiên và điều kiện vệ sinh trên địa bàn; thu gom và xử lý nước thải, rác thải do hoạt động của con người gây ra, xây dựng Thủ đô xanh, sạch, văn minh, hiện đại. Xây dựng các công viên mới với tỷ lệ bê tông hóa ít nhất, phát triển các mô hình xanh, “rừng trong phố”.
Lần đầu tiên môi trường được xem như hành động cấp bách trong quy hoạch. Các từ khóa “xanh, số, thông minh, bền vững” được “cấy gen” vào các quy hoạch. Cụ thể, quy hoạch phát triển không gian xanh, công cộng, không gian ngầm, không gian trên cao và không gian số. Bên cạnh đó, Thành phố cũng phát triển giao thông xanh, thông minh, đồng thời nghiên cứu xây dựng tiêu chí và ban hành các quy định về xây dựng vùng phát thải thấp. Cụ thể, trong giai đoạn 2025 - 2030, thành phố Hà Nội thí điểm lập vùng phát thải thấp (LEZ) ở một số khu vực theo nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội. Các khu vực được chọn thí điểm vùng phát thải thấp này sẽ hạn chế hoặc cấm ô tô, xe máy không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải. |
Ưu tiên xây dựng cơ chế, chính sách, tạo nguồn lực để di dời các công trình ô nhiễm, bệnh viện, trường học ra khỏi nội đô theo quy hoạch được duyệt để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông. Đầu tư cải tạo, nâng cấp các hệ thống công trình chuyển nước, nâng cấp đồng bộ tuyến đê tả Hồng... Nghiên cứu, xây dựng Chương trình (hoặc Đề án) chiến lược tổng thể Bảo vệ môi trường và phát triển xanh Thủ đô, tầm nhìn ít nhất 15 - 20 năm. Rà soát, hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách về môi trường…
Riêng với “vấn nạn” ô nhiễm không khí tại Hà Nội, mới đây, Thủ tướng đã có Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách. Chỉ thị nêu rõ đến ngày 1/7/2026, không lưu hành xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu) mà chuyển sang sử dụng phương tiện sạch, xanh. Đến ngày 1/1/2028, trong Vành đai 1 không sử dụng mô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch và hạn chế ô tô trong vành đai 1 và 2. Đây là cơ sở quan trọng để Hà Nội đẩy mạnh chính sách vùng phát thải thấp và chuyển đổi phương tiện giao thông xanh thời gian tới.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn nhấn mạnh, Chỉ thị 20 mang tính cấp bách, kịp thời, tổng thể và rất toàn diện. Chỉ thị không chỉ đề cập đến môi trường nói chung, mà còn yêu cầu xử lý chất thải rắn tại đô thị, xử lý ô nhiễm của các lưu vực sông; đưa ra những chủ trương, những nhóm giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết vùng phát thải thấp là khu vực kiểm soát nghiêm ngặt các phương tiện có nguy cơ gây ô nhiễm, được phân tầng theo vành đai 1, vành đai 2, 3, 4, 5. Trong khu vực này, chỉ xe đạt chuẩn khí thải hoặc sử dụng nhiên liệu sạch mới được phép hoạt động. Các phương tiện chạy xăng, dầu sẽ dần bị hạn chế…
Để giải quyết vấn đề ô nhiễm, Điều 28 của Luật Thủ đô năm 2024 đã chỉ rõ: "Quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp; quyết định phạm vi vùng phát thải thấp…"; "Quyết định chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch; quy định các biện pháp hạn chế sử dụng phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường; hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông sử dụng năng lượng sạch".
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, UBND Thành phố dự kiến trình HĐND Thành phố vào tháng 9/2025 các nghị quyết chuyên đề để thể chế hóa nội dung của Chỉ thị 20, tạo cơ sở pháp lý triển khai đồng bộ toàn hệ thống. Theo lộ trình vào quý III/2025, thành phố Hà Nội sẽ chuẩn hóa hệ thống vùng phát thải thấp; kiểm soát theo các vành đai.
Hà Nội sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ chuyển đổi xanh Hà Nội hiện có khoảng 6,9 triệu xe máy đang lưu hành và khoảng 1,5 triệu xe máy từ các tỉnh thành khác thường xuyên hoạt động trên địa bàn, có đến 70% xe máy đang lưu hành là xe cũ. Tốc độ gia tăng phương tiện của Hà Nội khoảng 4-5%/năm, gấp nhiều lần tốc độ mở rộng đường sá. Các nghiên cứu thống kê đã chỉ rõ rằng, xe máy là nguồn phát thải chính tại đô thị. Cụ thể, xe máy gây ra 94% lượng hydrocacbon (HC), 87% khí CO, 57% NOx và 33% bụi mịn PM10 từ giao thông. Kết quả phân tích trên cho thấy nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu ở Hà Nội là phát thải từ phương tiện giao thông đường bộ, theo thống kê chiếm 58-74% tùy từng thời điểm Chuyển đổi sang giao thông xanh không chỉ là yêu cầu trước mắt để cải thiện chất lượng không khí, mà còn là lựa chọn chiến lược trong cấu trúc phát triển đô thị hiện đại. Với nền tảng chính sách đang được hoàn thiện, sự đồng thuận xã hội ngày càng rõ nét, Hà Nội có cơ sở để đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi. Thành công của hành trình này không chỉ tạo ra một thành phố sạch hơn, mà còn kiến tạo niềm tin về một mô hình phát triển đô thị bền vững - nơi lợi ích môi trường, kinh tế và sức khỏe cộng đồng được đặt song hành. Trước chủ trương sẽ không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1 vào năm sau, một trong những nội dung thu hút sự quan tâm của dư luận là Thành phố sẽ triển khai những chính sách hỗ trợ nào cho người dân để chuyển đổi phương tiện xanh một cách khoa học và hài hòa nhất. Thực tế tại Hà Nội cho thấy, xe máy là phương tiện thuận tiện, mưu sinh của nhiều gia đình, với số lượng lớn. Do đó, có ý kiến cho rằng, chính sách này khi áp dụng sẽ tác động đến cuộc sống người dân. Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Đào Việt Long, với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước tham mưu cho UBND thành phố, Sở Xây dựng Hà Nội đang nghiên cứu một cơ chế chính sách để triển khai thực hiện theo Điều 28 của Luật Thủ đô, trong đó có chính sách hỗ trợ chuyển đổi phương tiện giao thông xanh. Chính sách này sẽ tập trung vào các cơ chế hỗ trợ qua nhiều hình thức: trực tiếp bằng tiền hay gián tiếp thông qua chính sách phí, lệ phí. “Bên cạnh đó, Sở cũng có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp như doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phương tiện xanh. Những doanh nghiệp kinh doanh vận tải, phương tiện công cộng thì sẽ có cơ chế hỗ trợ về lãi suất vay để doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi, hoặc chính sách liên quan đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông xanh, nhằm giải quyết vấn đề lo ngại về trạm sạc. Trên cơ sở yêu cầu đặt ra, thời gian tới, Hà Nội sẽ có giải pháp về vận tải công cộng để phục vụ nhu cầu của người dân để người dân hạn chế sử dụng xe máy. Việc kết nối các phương tiện và các loại hình vận tải cũng đang được tính toán. Với các cơ chế, chính sách, chúng tôi sẽ lấy ý kiến rộng rãi để lắng nghe, tiếp thu ý kiến người dân về các nhóm vấn đề, nhóm cơ chế hỗ trợ để người dân đồng thuận chuyển đổi, vì có sự đồng thuận của người dân mới thành công", ông Đào Việt Long cho biết. Trước những băn khoăn của nhân dân trước khi chính thức cấm toàn bộ phương tiện xe máy chạy nhiên liệu hoá thạch di chuyển trong phạm vi Vành đai 1, Trưởng phòng Tài chính - Đầu tư Sở Xây dựng Hà Nội Phan Trường Thành cho biết Hà Nội đang nghiên cứu phương án hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp trên tiêu chí đặt Nhân dân lên hàng đầu. Song song cùng những biện pháp ban đầu về hoàn thiện cơ sở hạ tầng về trạm sạc; bố trí lại toàn bộ mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; tổng rà soát toàn bộ các vị trí bến, bãi đỗ xe có thể làm bãi dừng đỗ, đặc biệt trong phạm vi quanh Vành đai 1 với khoảng 23km chạy vòng tròn... |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Aeneas: Trí tuệ nhân tạo tái sinh ký ức La Mã cổ đại

Phường Khương Đình: Tiếp tục phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân

Khai mạc giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An

Phim mới “Có anh, nơi ấy bình yên” nối sóng “Dịu dàng màu nắng”: Chính luận đậm chất đời thường, kịch tính nhưng xúc động

EVNHANOI khuyến cáo khách hàng cùng chung tay sử dụng điện tiết kiệm

Chính phủ sẽ họp hằng tuần đến khi chính quyền địa phương 2 cấp vận hành ổn định

Gần 17.000 chỉ tiêu tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc
Tin khác

Phường Khương Đình: Tiếp tục phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân
Nhịp sống Thủ đô 28/07/2025 21:28

Học Bác bằng những việc làm “thầm lặng”
Nhịp sống Thủ đô 28/07/2025 15:39

Xã Đại Thanh: Xây dựng bộ máy hành chính hiện đại, gần dân
Nhịp sống Thủ đô 28/07/2025 15:08

Những người trở về từ tuyến lửa
Nhịp sống Thủ đô 28/07/2025 15:03

Canh giấc ngủ cho các anh trong lòng đất mẹ
Nhịp sống Thủ đô 27/07/2025 20:43

Bộ đội cụ Hồ chung tay xây dựng Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 27/07/2025 20:41

Công an xã Phú Xuyên cấp Căn cước công dân tại nhà cho người có công
Nhịp sống Thủ đô 27/07/2025 16:51

Hành trình từ người lính năm xưa đến ngọn lửa trách nhiệm giữa đời thường
Thủ đô 27/07/2025 16:41

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7
Nhịp sống Thủ đô 27/07/2025 11:40

Hà Nội: Vun bồi truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
Nhịp sống Thủ đô 27/07/2025 06:42