--> -->

Những người trở về từ tuyến lửa

Hơn nửa thế kỷ trước, họ là những chàng trai, cô gái mang ba lô ra trận với lời thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, sẵn sàng để lại tuổi xuân nơi rừng sâu, núi thẳm. Nhiều người may mắn trở về, mang theo vết thương hằn lên da thịt và cả những ký ức không thể xóa nhòa. Có người trở lại mái nhà xưa với đôi chân không còn nguyên vẹn, có người trở về với tấm huân chương lấp lánh mà trong lòng day dứt vì đồng đội không còn. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng dấu chân của những người lính năm xưa vẫn in đậm trong từng xóm nhỏ, từng nẻo đường quê. Họ đã biến mất mát thành nghị lực, nỗi đau thành khát vọng cống hiến, dựng xây quê hương bằng tất cả phần đời còn lại.
Ghé thăm Bảo tàng chiến thắng B52 nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ Chi hội trưởng cựu chiến binh nhiệt tình với công tác Hội Hành trình từ người lính năm xưa đến ngọn lửa trách nhiệm giữa đời thường

Người lính trên chiếc xe tăng 390

Giữa những ồn ào của phố xá và nhịp sống gấp gáp, có những con người mang trái tim lính vẫn lặng lẽ cháy bền bỉ như ngọn lửa. Cựu chiến binh Ngô Sỹ Nguyên không chỉ là người đã cùng chiếc xe tăng 390 làm nên khoảnh khắc lịch sử húc đổ cổng Dinh Độc Lập, mà còn là hiện thân của tinh thần thép, niềm tin và ý chí kiên cường.

Giữa trưa hè, gió mùa hạ thổi qua những hàng xoan cũ. Trong căn nhà nhỏ giữa lòng quê Thanh Liệt, cựu chiến binh Ngô Sỹ Nguyên, người từng tham gia húc đổ cổng Dinh Độc Lập trên chiếc xe tăng 390 huyền thoại vẫn lặng lẽ kể lại câu chuyện đời mình. Không hào nhoáng, không cần phô trương, ông sống như một chiến sĩ chưa từng hạ súng, chỉ là đổi chiến trường.

Sinh năm 1952, lớn lên ở Nghệ An, vùng đất chắt chiu từ lửa và gió, chàng trai Ngô Sỹ Nguyên năm 19 tuổi đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Gầy gò, chỉ nặng 40kg, ông từng bị loại vì không đủ sức khỏe. Thế nhưng, khát vọng được chiến đấu vì Tổ quốc mãnh liệt đến mức ông không ngừng năn nỉ, xin được ra trận. Và rồi, sau ba tháng huấn luyện bộ binh, ông được chọn vào lực lượng Tăng thiết giáp.

Những người trở về từ tuyến lửa
Cựu chiến binh Ngô Sỹ Nguyên (ngoài cùng bên trái) trong ngày gặp mặt tại Di tích lịch sử Dinh độc lập.

Tháng 12/1971, ông chính thức trở thành pháo thủ của chiếc xe tăng mang số hiệu 390 thuộc Đại đội 4, Lữ đoàn 203, Quân đoàn 2. Một chiếc xe - một đời binh nghiệp.

Trận đánh lịch sử mà cả dân tộc ghi nhớ cũng chính là khoảnh khắc không thể nào quên trong đời người lính trẻ. Ngày 30/4/1975, giữa trưa Sài Gòn, chiếc xe tăng 390 nhận lệnh tiến thẳng vào Dinh Độc Lập - cứ điểm cuối cùng của chính quyền Sài Gòn. Pháo thủ Ngô Sỹ Nguyên ngồi phía sau khẩu pháo, chứng kiến khoảnh khắc thép vỡ vụn và lịch sử bước sang trang mới.

“Tiếng động cơ gầm lên, xe lao về phía cổng sắt. Một cú húc, cổng sập. Xe tăng 390 trở thành chiếc xe đầu tiên tiến vào Dinh. Chỉ nửa giờ sau, chính quyền Dương Văn Minh đầu hàng. Người dân Sài Gòn phất cờ đỏ sao vàng khắp nơi, rợp trời như sóng vỗ…”, ông nhớ lại.

Sau chiến thắng đó, ông Nguyên cùng đồng đội tiếp tục tham chiến tại biên giới Tây Nam, rồi lại về Bắc phục vụ biên giới phía Bắc trong suốt 10 năm. Gắn bó với chiếc xe tăng 390 từ những năm tháng tuổi trẻ, ông chứng kiến nó trở thành Bảo vật Quốc gia vào năm 2012 như một phần máu thịt của lịch sử.

Chiều xuống trên mảnh đất Thanh Liệt. Ánh nắng vàng nhạt soi nghiêng qua vòm cây, hắt vào tấm ảnh cũ chụp chiếc xe tăng 390. Trong bức ảnh ấy, người lính năm xưa - ông Ngô Sỹ Nguyên đang ngồi cạnh đồng đội, giữa trời Sài Gòn trưa 30/4/1975.

50 năm trôi qua, không phải chỉ là chuyện một chiếc xe húc đổ cổng sắt, mà là một đời người gắn bó với nghĩa vụ, với nhân dân. Câu chuyện của ông không chỉ để kể về chiến công, mà để nhắc rằng: Có những người lính, dẫu đã rời chiến trường, nhưng chưa từng rời trận tuyến của đời vẫn đang lặng lẽ giữ gìn những giá trị mà họ đã chiến đấu để giành lấy.

Cựu chiến binh Ngô Sỹ Nguyên vẫn được nhân dân phường Thanh Liệt nhắc đến với sự kính trọng đặc biệt. Không chỉ bởi hào quang của chiếc xe tăng năm xưa, mà bởi lối sống mẫu mực, khiêm nhường, trách nhiệm. Ông thường xuyên tham gia cùng Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã trong các hoạt động xã hội, chia sẻ kinh nghiệm, khích lệ tinh thần cho thế hệ trẻ, đặc biệt là thanh niên và học sinh.

Cuộc đời ông không chỉ gói gọn trong những trận đánh vang dội, mà còn trải dài qua những ngày sau hòa bình - khi ông chọn cách sống bình dị, gương mẫu, tiếp tục "chiến đấu" để xây dựng cộng đồng, khơi dậy lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ. Ở ông, người ta thấy hình ảnh của một người lính chưa từng hạ súng, chỉ đổi vũ khí thành tấm gương đạo đức và trái tim nhân hậu. Câu chuyện của ông là minh chứng sống động rằng: chiến công không chỉ nằm ở chiến trường, mà còn tỏa sáng trong từng bước chân bình yên giữa đời thường.

Trái tim lớn hơn bom đạn

Theo tiếng gọi của non sông, năm 1965, khi vừa tròn 17 tuổi, cô gái Vũ Thị Thoa (phường Thanh Liệt) đã tình nguyện gia nhập lực lượng TNXP với khí thế “chưa thắng giặc Mỹ chưa về quê hương”. Biên chế vào đơn vị C816-N43, bà cùng đồng đội làm nhiệm vụ mở đường, san lấp hố bom tại Nghệ An, sau đó tiếp tục công tác tại Hà Tĩnh, Quảng Bình - những trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ.

Vóc người nhỏ bé nhưng ý chí thì lớn hơn bom đạn. Bà Thoa kể lại, trong ký ức luôn là những âm thanh rền rĩ của động cơ phản lực, tiếng bom gào và ánh lửa loang giữa rừng sâu. Nhưng mỗi khi địch ngừng bắn, đơn vị của bà lại lập tức lao ra trận địa với khẩu hiệu: “Tim có thể ngừng đập, mạch máu giao thông không thể tắc”.

“Chiến dịch nối tiếp chiến dịch, chúng tôi sát cánh bên nhau, chia nhau từng hớp nước, bát cơm. Được trở về, với tôi, là một điều may mắn. Nhưng tuổi trẻ ấy giữa mưa bom lửa đạn đã tôi luyện cho tôi một nghị lực không gì lay chuyển được trong suốt cuộc đời còn lại”, bà Vũ Thị Thoa tâm sự.

Ở bà Vũ Thị Thoa, người ta thấy được tinh thần thép ẩn trong dáng người nhỏ bé, kiên cường như mạch giao thông không bao giờ tắc. Từ những ngày tuổi 17 khoác ba lô lên vai, bà đã chọn dấn thân vào tuyến lửa, biến nỗi sợ thành động lực, biến gian khổ thành vinh quang thầm lặng.

Hành trình của bà không chỉ dừng lại ở những con đường bom đạn, mà còn kéo dài đến hôm nay - khi bà trở thành tấm gương truyền lửa cho thế hệ trẻ. Sự can trường, lạc quan và tình đồng đội sâu sắc đã tạo nên một thời thanh xuân bất tử trong ký ức của bà. Mỗi lời kể, mỗi ký ức của bà đều mang theo hơi thở của một thời "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", để nhắc nhở chúng ta trân quý hơn hòa bình hiện tại.

Những người trở về từ tuyến lửa
Cựu Thanh niên xung phong Vũ Thị Thoa

Ký ức về một thời thanh xuân cống hiến cũng khắc sâu trong tâm trí cựu thanh niên xung phong Hoàng Tri Kỷ, nay sinh sống tại xã Đại Thanh. Năm 1965, chàng trai xứ biển huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa, tuổi đôi mươi, gác lại giấc mộng sách đèn để tình nguyện vào lực lượng thanh niên xung phong, biên chế tại đơn vị N101, Đại đội 1013-P37, chuyên phá đá mở đường bằng công cụ thô sơ: Xà beng, cuốc, xẻng.

Nơi ông làm nhiệm vụ thường xuyên bị oanh tạc. Một ngày, có khi máy bay địch quay lại ném bom ba, bốn lần. Hầm trú ẩn là nơi ăn, nơi ngủ, là nơi chờ bom ngớt để tiếp tục công việc, không ai rời trận địa.

Với sức vóc vượt trội và bản lĩnh dạn dày, ông được điều về đội lái ca nô dắt phà vượt sông Gianh - tuyến huyết mạch bị địch đánh phá quyết liệt. Có thời điểm, hàng trăm quả bom từ trường được Mỹ rải xuống lòng sông nhằm chặn tuyến vận tải. Ông Kỷ cùng hai đồng đội được giao nhiệm vụ lái ca nô tăng tốc, tạo tiếng động làm phát nổ toàn bộ bom dưới lòng sông.

“Chúng tôi biết rất rõ mình có thể không trở về. Trước khi thực hiện nhiệm vụ, đơn vị còn tổ chức lễ truy điệu sống cho ba người. Nhưng nếu không nổ được bom, hàng trăm chuyến xe sẽ bị tắc lại. Và hậu phương không còn là hậu phương nếu máu từ tiền tuyến không được tiếp sức”, ông nói.

Trong hai tiếng đồng hồ, các ca nô liên tục quần thảo trên đoạn sông chưa đầy một cây số. Bom nổ, sông thông, đoàn xe lại vượt qua. Nhưng hai đồng đội của ông đã hy sinh. Ông Kỷ bị thương nặng, được công nhận là thương binh hạng 4/4. Với những chiến công ấy, ông được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì, hạng Ba và Huân chương Kháng chiến.

Hành trình vượt sông Gianh giữa mưa bom, bão đạn của ông Hoàng Tri Kỷ không chỉ là minh chứng cho lòng dũng cảm tuyệt đối, mà còn là bản anh hùng ca lặng thầm của một thế hệ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Khi đứng trước ranh giới sinh tử, ông và đồng đội đã chọn đặt Tổ quốc lên trên tất cả, sẵn sàng “truy điệu sống” để đổi lấy mạch tiếp tế cho tiền tuyến. Những vết thương trên thân thể ông hôm nay là minh chứng hùng hồn cho tinh thần “quyết tử cho đoàn xe quyết thông”. Dẫu hai đồng đội đã mãi mãi nằm lại sông Gianh, câu chuyện của ông vẫn sống, thổi bùng niềm tự hào trong lòng hậu thế. Ông Hoàng Tri Kỷ không chỉ là cựu thanh niên xung phong, mà còn là biểu tượng của lòng can trường bất diệt.

Xuyên qua bom đạn đến ngày toàn thắng

Những ngày tháng 4 lịch sử, trong căn nhà nhỏ ở xã Ngọc Hồi, cựu chiến binh Nguyễn Danh Hiến (sinh năm 1953) nhấp ngụm trà ấm, chậm rãi kể lại hành trình thanh xuân dệt bằng khói lửa và khát vọng hoà bình.

Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng, ông Hiến lớn lên giữa những câu chuyện hào hùng của ông nội, bố và anh trai – những người từng vào sinh ra tử trong kháng chiến chống Pháp. Bố ông từng bị địch bắn trọng thương trên chiến trường, để lại dấu vết nhắc nhở về sự khốc liệt và giá trị của tự do. Tiếp nối tinh thần ấy, tháng 1/1972, chàng thanh niên Nguyễn Danh Hiến tuổi đôi mươi, gác lại mộng sách đèn, hăng hái lên đường nhập ngũ. Ông được biên chế về Tiểu đoàn 620, Sư đoàn 338, làm nhiệm vụ huấn luyện quân tăng cường cho Quân khu 3, chuẩn bị cho chiến trường miền Nam.

Những người trở về từ tuyến lửa
Cựu thanh niên xung phong huyện Thanh Trì (Cũ)

Sau 5 tháng huấn luyện, đơn vị ông hành quân vào miền Nam. Đến Quảng Trị ngày 16/7/1972, ông được điều về Trung đội thông tin, Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 9, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2). Trong một trận đánh đêm 12, rạng sáng 13/9/1972 tại Cao điểm 138, dãy Trường Phước, ông Hiến nhớ mãi khoảnh khắc tang thương khi quả cối M19 rơi trúng vị trí chỉ huy khiến đại đội trưởng hy sinh tại chỗ. Ông bị mảnh đạn găm vào tay, đau đớn nhưng vẫn nén lại để duy trì liên lạc về tiểu đoàn. Sau trận, ông được chuyển tuyến sau điều trị và cuối năm 1972, khi vết thương lành, ông lại trở về, sẵn sàng cho cuộc Tổng tiến công Xuân 1975.

Ngày 16/1/1975, chiến sĩ Nguyễn Danh Hiến vinh dự được kết nạp Đảng ngay giữa chiến trường – phần thưởng xứng đáng cho tinh thần kiên cường và lòng trung thành son sắt.

Đầu tháng 3/1975, đơn vị ông hành quân thần tốc, vượt qua Quảng Trị, Huế, rồi tiến về Đà Nẵng. Rạng sáng 29/3, tiếng pháo làm rung chuyển cả thành phố, ông Hiến cùng đồng đội đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, làm chủ hệ thống radar trọng yếu. Sau đó, đoàn quân lại lên đường, vượt đèo, băng rừng, qua Quy Nhơn, Phan Rang, Phan Thiết, Long Thành, Biên Hòa… mở đường cho đại thắng.

Ngày 27/4, ông cùng đồng đội mở đợt tấn công vào Trường Bộ binh Long Thành, làm chủ chiến trường. Và rạng sáng 30/4/1975, Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 9, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2) nhận lệnh xuất kích, hướng mũi tiến công về Trường Sĩ quan ngụy ở Thủ Đức.

Những người trở về từ tuyến lửa
Ông Nguyễn Danh Hiến cùng đồng đội chụp ảnh tại Bảo tàng Đà Nẵng trong ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng. Ảnh NVCC

“11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ Giải phóng tung bay trên Dinh Độc Lập. Tôi đứng giữa trưa nắng, mới 20 tuổi mà nghẹn đến lặng người. Không thể tin mình còn sống để chứng kiến giây phút lịch sử ấy. Ngoài đường, nhân dân ùa ra ôm chầm lấy bộ đội, cờ đỏ sao vàng rợp cả bầu trời. Suốt đời tôi không bao giờ quên khoảnh khắc ấy”, ông Hiến xúc động chia sẻ.

50 năm trôi qua, ông Nguyễn Danh Hiến vẫn lưu giữ ký ức như những thước phim sống động. Với ông, mỗi vết sẹo, mỗi lần trái tim rung lên trước cờ đỏ chính là minh chứng thiêng liêng cho lời thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Ông đã đi qua tuổi 20 bằng tất cả nhiệt huyết, để hôm nay, thế hệ sau được lớn lên giữa bình yên mà ông và đồng đội đã phải trả giá bằng máu.

Có một điều đặc biệt ở những người cựu chiến binh, đó là khi trở về giữa đời thường, bản thân họ luôn trân trọng giá trị của hòa bình và vẫn giữ trọn vẹn tinh thần của người lính cụ Hồ. Suốt nhiều năm nay, họ vẫn nhiệt huyết góp sức mình xây dựng cho quê hương, đất nước, là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ học tập, noi theo.

Gieo mầm ký ức, vun gốc hòa bình

Có những con đường hôm nay ta đi qua tưởng chừng bình dị, nhưng dưới lớp nhựa phẳng lỳ ấy là bóng dáng của hàng nghìn đôi chân đã từng băng rừng, lội suối, đạp bom mở đường tiếp vận. Có những cánh đồng lúa xanh rì, yên bình đến nao lòng, từng là tọa độ bị oanh tạc, từng đón từng đợt bộ đội về tập kết, rồi lặng lẽ tiễn họ ra trận. Và cũng có những mái nhà, những mái tóc bạc phơ lặng lẽ dưới hàng cau, họ chính là những cựu chiến binh, thương binh, thanh niên xung phong - những “người về từ tuyến lửa”.

Họ bước ra từ chiến tranh với vết thương hằn lên da thịt, với những câu chuyện tưởng như chỉ có trong sử sách. Có người còn nguyên vẹn hình hài, nhưng mang nỗi đau âm ỉ về đồng đội đã nằm lại. Có người trở về cùng tấm huân chương lấp lánh, nhưng đôi chân không còn, ánh mắt mãi xa xăm về phía chiến trường xưa.

Những người lính năm ấy, ở tuổi hai mươi đầy mơ mộng, đã dấn thân bằng tất cả niềm tin giản dị: “Đi để Tổ quốc ở lại bình yên”. Giữa mưa bom bão đạn, họ chia nhau từng hớp nước, từng nắm cơm, sát cánh bám trụ đến hơi thở cuối cùng. Và sau ngày thống nhất, họ lại trở về với cánh đồng, bến nước, con trâu - sống đời thường với phẩm chất người lính chưa bao giờ phai.

Cựu chiến binh, thương binh, liệt sĩ, thanh niên xung phong không chỉ là ký ức. Họ là những người truyền lửa, là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, ý chí sắt đá và lòng nhân ái. Nhiều người trở về, dựng lại mái nhà đổ nát, cùng lúc xây lại niềm tin, trở thành điểm tựa tinh thần cho làng xóm, phố phường. Có người dành cả phần đời còn lại để tìm hài cốt đồng đội, nối dài nghĩa tình đồng chí. Có người gạt đi đau thương riêng, trở thành thầy giáo, cán bộ xã, người truyền cảm hứng cho thanh niên - những “mạch sống” mới nuôi lớn đất nước thời bình.

Nếu ai đó hỏi, vì sao Việt Nam có thể đứng lên sau những mùa bom đạn? Có thể nói, chính nhờ những con người ấy - những người “về từ tuyến lửa”. Chính họ đã lấy tuổi trẻ để viết nên trang sử vàng rực rỡ, lấy máu để vẽ nên dải đất hình chữ S kiêu hãnh.

Ngày nay, khi đất nước bước vào thời đại mới, tinh thần “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” vẫn âm thầm chảy trong mạch sống từng cộng đồng. Hình ảnh người cựu chiến binh lặng lẽ chăm vườn, người thương binh miệt mài lao động, những mái đầu bạc vẫn say sưa kể chuyện chiến trường cho lớp cháu nghe… đó không chỉ là ký ức, mà còn là lời nhắc: hòa bình không phải tự nhiên mà có.

Tri ân họ không chỉ dừng ở những bó hoa, nén hương hay những dịp kỷ niệm. Tri ân còn là sự tiếp nối, là hành động trách nhiệm của thế hệ hôm nay - làm tốt việc hôm nay, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc vững mạnh, gìn giữ những giá trị nhân văn mà họ đã đổ máu gìn giữ.

Những anh hùng, thương binh, liệt sĩ, cựu chiến binh, thanh niên xung phong - dẫu khác nhau về nhiệm vụ, xuất thân hay hoàn cảnh, nhưng đều gặp nhau ở một điểm chung: trái tim son sắt dành cho Tổ quốc. Và hôm nay, nhắc đến họ không phải để lùi về quá khứ, mà để soi rọi hiện tại, để tiếp tục vươn tới tương lai - nơi máu xương của họ đã gieo mầm cho mùa hòa bình rực rỡ.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Aeneas: Trí tuệ nhân tạo tái sinh ký ức La Mã cổ đại

Aeneas: Trí tuệ nhân tạo tái sinh ký ức La Mã cổ đại

Đối với các nhà sử học và khảo cổ học, mỗi dòng chữ tưởng chừng đơn giản lại là một mảnh ghép vô cùng quý giá trong bức tranh lịch sử La Mã rộng lớn, nhưng đồng thời cũng là một câu đố cực kỳ hóc búa, đòi hỏi sự kiên nhẫn và chuyên môn sâu sắc. Giờ đây, một công cụ trí tuệ nhân tạo mang tên Aeneas, do Google DeepMind phát triển, đang mở ra một hướng tiếp cận hoàn toàn mới để giải mã những thông điệp cổ đại bị thất lạc, hứa hẹn tái kết nối những mảnh rời rạc của lịch sử văn minh La Mã từng tưởng đã đứt đoạn.
Phường Khương Đình: Tiếp tục phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân

Phường Khương Đình: Tiếp tục phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân

Ngày 28/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) phường Khương Đình khoá I (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã tổ chức Kỳ họp thứ 3 (kỳ họp chuyên đề) nhằm kịp thời xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Khai mạc giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An

Khai mạc giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An

Chiều 28/7, Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2025
Phim mới “Có anh, nơi ấy bình yên” nối sóng “Dịu dàng màu nắng”: Chính luận đậm chất đời thường, kịch tính nhưng xúc động

Phim mới “Có anh, nơi ấy bình yên” nối sóng “Dịu dàng màu nắng”: Chính luận đậm chất đời thường, kịch tính nhưng xúc động

Sau khi “Dịu dàng màu nắng” khép lại hành trình 40 tập đầy cảm xúc, khung giờ vàng 21h trên kênh VTV1 sẽ chính thức được tiếp nối bởi bộ phim mới “Có anh, nơi ấy bình yên” tác phẩm chính luận, tâm lý xã hội mang hơi thở thời sự, được kỳ vọng sẽ chạm tới trái tim người xem bằng sự gai góc, chân thực nhưng cũng đầy nhân văn.
EVNHANOI khuyến cáo khách hàng cùng chung tay sử dụng điện tiết kiệm

EVNHANOI khuyến cáo khách hàng cùng chung tay sử dụng điện tiết kiệm

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong những ngày cuối tháng 7, Hà Nội tiếp tục đối mặt với nắng nóng diện rộng, có thời điểm nền nhiệt ngoài trời lên tới 39°C. Thời tiết khắc nghiệt không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày mà còn kéo theo nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến. Đặc biệt ở các hộ gia đình, nơi sử dụng nhiều thiết bị làm mát như điều hòa, quạt điện, tủ lạnh...
Chính phủ sẽ họp hằng tuần đến khi chính quyền địa phương 2 cấp vận hành ổn định

Chính phủ sẽ họp hằng tuần đến khi chính quyền địa phương 2 cấp vận hành ổn định

Chiều 28/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đánh giá kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong của các bộ, ngành và sơ kết 1 tháng vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
Gần 17.000 chỉ tiêu tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Gần 17.000 chỉ tiêu tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Ngày 28/7, Phiên giao dịch việc làm (GDVL) trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc đã diễn ra đồng bộ trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại thành phố Hà Nội và các tỉnh: Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn; với sự tham gia của 103 doanh nghiệp, đơn vị, có nhu cầu tuyển dụng 16.828 người lao động.

Tin khác

Phường Khương Đình: Tiếp tục phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân

Phường Khương Đình: Tiếp tục phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân

Ngày 28/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) phường Khương Đình khoá I (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã tổ chức Kỳ họp thứ 3 (kỳ họp chuyên đề) nhằm kịp thời xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Học Bác bằng những việc làm “thầm lặng”

Học Bác bằng những việc làm “thầm lặng”

Giữa nhịp sống hiện đại, giữa phố phường tấp nập, vẫn có biết bao con người Hà Nội lặng lẽ gieo những hạt giống thiện lành bằng những hành động tử tế mỗi ngày: Người hiến máu cứu người không cần biết người nhận là ai; người nhặt được của rơi, âm thầm tìm trả lại người mất; người phụ nữ cặm cụi gom rác ở bờ sông, người cựu chiến binh miệt mài quét rác đầu ngõ mỗi sáng sớm… Tất cả những hành động nhỏ nhưng nghĩa tình ấy chính là minh chứng sinh động cho việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã thực sự đi vào chiều sâu, thành nếp sống, thành lẽ ứng xử tự nhiên của người Hà Nội.
Xã Đại Thanh: Xây dựng bộ máy hành chính hiện đại, gần dân

Xã Đại Thanh: Xây dựng bộ máy hành chính hiện đại, gần dân

Từ ngày 1/7/2025, đơn vị hành chính mới Đại Thanh chính thức đi vào hoạt động. Trong bối cảnh địa bàn rộng, dân số đông, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Đại Thanh đã phát huy tinh thần đoàn kết, nhanh chóng kiện toàn bộ máy, bảo đảm các hoạt động diễn ra hiệu quả, ổn định.
Khát vọng Thành phố xanh - thông minh - hiện đại

Khát vọng Thành phố xanh - thông minh - hiện đại

Thành phố Hà Nội trong suốt quá trình phát triển luôn xác định mục tiêu phấn đấu Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại - Xanh - Thông minh" và phải bảo đảm "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp". Chính vì vậy, phát triển các khu đô thị xanh, công trình xanh đang là mục tiêu Hà Nội hướng tới nhằm xây dựng đô thị thông minh và bền vững.
Canh giấc ngủ cho các anh trong lòng đất mẹ

Canh giấc ngủ cho các anh trong lòng đất mẹ

Giữa miền đất lặng im, nơi cỏ non mơn mởn phủ kín những hàng bia mộ xếp thẳng tắp, có những con người vẫn ngày ngày lặng lẽ bước qua từng phần mộ, nhổ từng nhành cỏ dại, thắp nén hương thơm và dõi theo từng đổi thay của đất trời. Họ không chỉ làm công việc quản trang đơn thuần, họ đang canh giấc ngủ cho các anh, những người đã ngã xuống cho hòa bình, đang yên nghỉ trong lòng đất mẹ. Không tiếng khua chiêng, chẳng ánh đèn sân khấu, công việc của họ âm thầm nhưng thấm đẫm nghĩa tình, như một sự tiếp nối của tình đồng đội, như một lời hứa lặng im với những người đã không trở về.
Công an xã Phú Xuyên cấp Căn cước công dân tại nhà cho người có công

Công an xã Phú Xuyên cấp Căn cước công dân tại nhà cho người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Công an xã Phú Xuyên đã tổ chức hoạt động cấp Căn cước công dân lưu động cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Chải (sinh năm 1930) và các cựu chiến binh đang sinh sống trên địa bàn xã. Đây là hoạt động thiết thực, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân sâu sắc những người đã hy sinh, cống hiến vì độc lập, tự do của dân tộc.
Hành trình từ người lính năm xưa đến ngọn lửa trách nhiệm giữa đời thường

Hành trình từ người lính năm xưa đến ngọn lửa trách nhiệm giữa đời thường

Gần 60 năm kể từ ngày rời ghế nhà trường lên đường nhập ngũ, cựu chiến binh Đinh Văn Tòng (Tổ dân phố số 7, phường Long Biên) vẫn không ngơi nghỉ. Ông vẫn miệt mài góp sức cho cộng đồng, giữ trọn vẹn phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong đời sống thường nhật. Với ông, cống hiến không chỉ gói gọn trong chiến tranh, mà là hành trình không ngừng của sự xây dựng, kết nối, truyền cảm hứng sống đẹp và lòng yêu nước cho thế hệ mai sau.
Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ trong bối cảnh thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp, xã Thượng Phúc đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân thiết thực, thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền đối với người có công, lan tỏa hình ảnh chính quyền gần dân, vì dân.
Hà Nội: Vun bồi truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Vun bồi truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Xã Hòa Phú: Gặp mặt người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Xã Hòa Phú: Gặp mặt người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), xã Hòa Phú vừa tổ chức Hội nghị gặp mặt người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trên địa bàn xã.
Xem thêm
Phiên bản di động