-->

Nhọc nhằn nghề đấm bóp dạo

(LĐTĐ) Vừa tan ca, người đàn ông liền về phòng trọ, tắm rửa vội vã, ăn gói mì tôm rồi xách xe đạp kèm theo “đồ nghề” chằng buộc phía sau. Lúc này đã chập tối, ánh đèn hắt mờ xuống những con hẻm sâu hun hút. Vừa đi người đàn ông vừa rung tay, làm vang lên những tiếng lắc xắc quen thuộc từ những đồng xu tự chế. Âm thanh này rất riêng, nghe qua không cần lời chào nhưng ai cũng đoán biết đó là người hành nghề đấm bóp dạo đang tới...
Nhọc nhằn “nghề” hái rau dại Người lao động TP Hồ Chí Minh mưu sinh trong "bình thường mới" Tâm sự của tiểu thương mưu sinh ngày cận Tết

Mưu sinh nơi đất khách

Đó là nhịp sống thường ngày suốt 12 năm qua của anh Nguyễn Minh T (tên nhân vật đã được thay đổi), quê Vĩnh Phúc hành nghề đấm bóp dạo tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Quãng đời mưu sinh nhọc nhằn của T cũng là tình cảnh chung của nhiều người, chủ yếu đến từ các tỉnh phía Bắc như Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Thái Bình… vào TP.HCM hành nghề tẩm quất, giác hơi dạo.

Nhọc nhằn nghề đấm bóp dạo
Mỗi khi phố lên đèn, nhiều chiếu đấm bóp dạo lại được rải trên vỉa hè quốc lộ 1, khu vực ngã tư An Sương, quận 12, TP.HCM.

T đã có vợ và 2 con, hiện đều ở Vĩnh Phúc, chỉ mỗi T trụ lại TP.HCM làm nghề đấm bóp dạo. Mỗi tháng T chắt chiu gửi về quê 5-6 triệu đồng, riêng hơn 1 năm cao điểm dịch Covid-19 bùng phát, T không gửi được đồng nào về quê.

Trước đây T làm công nhân cho công ty tại một khu công nghiệp trên địa bàn quận 12, TP.HCM. Sau đó T bỏ hẳn vì thu nhập thấp trong khi phải bám suốt thời gian từ sáng đến chiều tối. Vì thế T chuyển sang công việc bán thời gian, ngày làm gia công ủi áo, tối về tranh thủ đi đấm bóp dạo.

Cao điểm để có được 500 nghìn đồng mỗi ngày, T phải là ủi khoảng hơn 2.000 chiếc áo, mờ mắt và còng lưng. Làm từ 8h sáng đến 11 giờ trưa, nghỉ ăn cơm rồi 1 giờ 30 phút làm tiếp cho đến 6 giờ chiều. Sau đó T về phòng trọ gần khu vực bến xe buýt Hiệp Thành, tắm rửa, ăn uống qua loa rồi xách xe đạp đi đấm bóp dạo.

Nhọc nhằn nghề đấm bóp dạo
Đấm bóp dạo cần sức khỏe, kỹ năng cũng như sự kiên nhẫn, chịu khó, chịu khổ.

Mỗi ca đấm bóp T được từ 60 nghìn đồng, nếu thêm giác hơi thì có 80 nghìn. Có hôm gặp “khách sộp” được bo thêm 10 - 20 nghìn đồng, nhưng có khi trắng tay vì khách “quậy”, quỵt tiền.

Chúng tôi (phóng viên) theo chân T. Chập tối, ánh đèn cao áp đổ sáng mờ ảo dọc tuyến quốc lộ 1. Trên chiếc xe đạp cũ kỹ, T đều đặn rung tay, lắc lên những tiếng lắc xắc quen thuộc. Đến gần khu vực ngã chung cư Thái An, T trải chiếu trên bãi đất trống, châm đèn dầu, dọn đồ nghề và đợi khách. Dọc tuyến Quốc lộ 1, đoạn từ Ngã tư Đình đến chân cầu vượt An Sương có khoảng gần 20 chiếu đấm bóp, họ ngồi chờ khách từ 7 giờ tối cho đến 2-3 giờ sáng hôm sau.

Vào đầu giờ tối khách đấm bóp thường là dân bốc vác chợ đầu mối, xưởng cơ khí còn đến rạng sáng hôm sau chủ yếu là cánh tài xế đường dài chạy tuyến Bắc - Nam, khu vực Tây Nguyên. Sau quãng thời gian dài di chuyển, tài xế cần thư giãn và tỉnh táo nên tranh thủ chợp mắt 5-10 phút trước khi tiếp tục hành trình.

Nhọc nhằn nghề đấm bóp dạo
Đấm bóp dạo "hoạt động" từ khoảng 7h tối cho đến rạng sáng hôm sau.

Như trường hợp của T, ngày nào may mắn có được 3-4 khách cũng kiếm được khoảng 200 - 300 nghìn đồng. Như đêm nay, T có khách quen là người đàn ông bốc vác ở chợ đầu mối Thủ Đức, cứ vài tuần lại đến chiếu của T để được đấm bóp, giác hơi.

T thể hiện những động tác xoa, chặt điêu luyện. Mỗi lần T vung tay lại vang lên những tiếng chan chát. Rồi những cái vặn tay, bẻ lưng, xương khớp rũ rượi sau một ngày lao động vất vả bỗng kêu răng rắc nhưng người khách không hề đau đớn mà tỏ ra thích thú, phấn khích, đầy sung sướng.

Khoàng 15 năm về trước, nhiều khu vực ở TP.HCM như Phạm Văn Đồng (Bình Thạnh), Khu Căn cứ 26 (Gò Vấp), Chợ Chó (quận 12), khu vực Sóng Thần (Thủ Đức)… có rất nhiều người từ các tỉnh phía Bắc đổ về làm nghề đấm bóp, giác hơi dạo. Họ chủ yếu làm nông nghiệp, rời quê đi mưu sinh. Người trước chỉ nghề cho người sau, lâu thành nhóm cùng làng, cùng huyện. Người nào gắn bó lâu nhất cũng tầm 15 năm rồi bỏ nghề về quê sinh sống, chuyển qua làm công nhân công ty, có người vay mướn tiền để đi xuất khẩu lao động. Hiện nay lượng người làm nghề đấm bóp , giác hơi dạo không còn “đông đảo” như trước do bỏ nghề, tìm kiếm nghề phù hợp hơn.

Dọa cướp, quỵt tiền

Nghề đấm bóp, giác hơi dạo luôn đối mặt với nhiều rủi ro, thậm chí nguy hiểm do môi trường làm việc một mình, vào thời điểm đêm khuya, rạng sáng. Nếu gặp khách đàng hoàng, có tiền thì may mắn còn không sẽ tự nhận “xui” vào người.

Như trường hợp của T, thường xuyên đối mặt với cảnh dọa cướp, quỵt tiền. “Những lúc như vậy em cũng đành cắn răng chịu đựng chứ biết làm sao. Lúc 1 - 2 giờ sáng, gặp người nghiện, người say rượu, mình đấm bóp cho người ta xong bị quỵt tiền”, T kể và nhớ lại ký ức không quên lần đi đấm bóp ở quận Bình Thạnh. Lần đó tầm 2 giờ sáng, T đấm bóp cho nam thanh niên say rượu ở khu vực gần bến xe Miền Đông cũ, (quận Bình Thạnh), nổi tiếng là “xóm ngụ cư dân anh chị nghiện ngập”. Sau khi đấm bóp xong, T bị quỵt tiền và còn bị đe dọa cướp tiền và xe. Không kiềm chế được cảm xúc, cả T và người thanh niên này ẩu đá, khiến Công an phường phải về phường xử lý hành chính.

Nhọc nhằn nghề đấm bóp dạo
Vỉa hè quốc lộ 1 khu vực ngã tư An Sương, quận 12, TP.HCM được mệnh danh là "phố đấm bóp dạo" về đêm khi có tới khoảng 20 chiếu.

“Sáng hôm đó, em vừa không được tiền lại bị lên phường làm việc, vừa đói vừa tức, nghĩ lại thấy cơ cực quá anh ạ”, T không giấu được xúc động, kể lại.

Theo T, chỉ khi đến khu vực “quen chân”, khách quen thì mới dám chạy xe máy, còn không vẫn phải đạp xe đạp để khỏi bị cướp. Bao nhiêu năm nay, T rong ruổi trên chiếc xe đạp cũ kỹ, len lỏi các ngõ hẻm từ quận 12, qua Gò Vấp, đến Tân Bình, Bình Thạnh, có khi qua quận 2 (nay là thành phố Thủ Đức), quận 7.

Ngoài rủi ro nêu trên, T kể còn có một số rủi ro khác như gặp trường hợp vào đấm bóp cho khách nữ góa chồng hoặc nam giới đồng tính. Quá trình đấm bóp bị chủ nhà “gạ tình”, sờ mó, yêu cầu đấm, xoa những khu vực nhạy cảm. Những lần đó T phải khéo léo từ chối để vừa không mất lòng khách vừa không phải mất tiền vì đã lỡ đấm bóp cho khách.

Đáng chú ý là việc những người như T phải “chia tiền” cho nhóm bảo kê, khi “xếp chiếu” ngoài khu vực quốc lộ 1, đoạn ngã tư An Sương. Theo lời T, tại khu vực này sẽ có nhóm người bảo kê, thu tiền, mỗi chiếu từ 15 - 20 nghìn đồng. Sau khi người hành nghề tẩm quất thực hiện xong cho khách thì nhóm người này sẽ trực tiếp thu. Tiền này được cho là để trông giữ phương tiện xe cho khách, không để khách say xỉn, nghiện hút quậy phá, quỵt tiền. Đa số nhóm bảo kê này có tiền án tiền sử, sử dụng ma túy.

Nhọc nhằn nghề đấm bóp dạo
Đấm bóp dạo tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu gặp khách say xỉn, nghiện ngập.

“Hôm em đấm lưng cho một người xăm trổ, nghiện hút khu vực chợ Hiệp Thành, quận 12, được người này đề nghị có cần giới thiệu với đàn anh ngoài chỗ ngã tư An Sương hay không sẽ nói một tiếng, anh em ngoài đó sẽ không thu tiền. Thấy bất an quá nên em từ chối luôn”, T kể.

Khi được hỏi bao lâu rồi chưa về quê, T trầm ngâm nói: “Hơn 5 năm rồi anh ạ. Làm nghề như bọn em, sao về quê thường xuyên được. Họa khi ở nhà có công chuyện thì mới về mà về thì đi phải xe đò thôi. Em tính gắn bó thêm vài năm nữa rồi về hẳn ở quê, vay vốn đi xuất khẩu lao động”.

Chúng tôi tạm biệt T khi đêm đã về khuya. Quốc lộ 1 dần vãn xe máy, chỉ còn những dòng xe tải, xe ben lao đi vun vút. Dưới ánh đèn vàng vọt, T và mấy chiếu đấm bóp vẫn còn chơ vơ ngóng khách. Khi thấy chiếc xe tải bật đèn xi nhan tấp vào lề, T và những cánh tay cởi trần, săn chắc lập tức vẫy vẫy, chào mời. Nghề đấm bóp dạo nhọc nhằn biết bao.

Xuân Tình - Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

(LĐTĐ) Sau khi bị khách hàng “tố” thu 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu vào đêm 29/1 (mùng 1 Tết) và ngay sau đó bị chính quyền đình chỉ hoạt động, hiện tại quán bún riêu số 54 Bạch Mai (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã đóng cửa.
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân đã tổ chức đoàn công tác mang hàng hóa và cả những tình cảm thân thương của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ Trạm radar 485 đóng quân trên đảo Trà Bản (xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) - một trong 8 trạm radar canh giữ vùng biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo phía Đông Bắc Tổ quốc.
Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội

Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội

(LĐTĐ) Trải qua chiều dài lịch sử, Thủ đô Hà Nội vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo cho riêng mình. Cũng vì vậy, việc đón Tết ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại qua bao thế hệ cho đến ngày nay.
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết

(LĐTĐ) Lì xì điện tử dần trở nên phổ biến, tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi, tính năng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị các đối tượng xấu lợi dụng để “bẫy” người dùng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết

Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết

(LĐTĐ) Ngày hóa vàng là thời điểm quan trọng để con cháu bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên và cầu chúc bình an, tài lộc. Việc chọn ngày tốt để hóa vàng không chỉ giúp gia đình cảm thấy yên tâm mà còn mang lại ý nghĩa phong thủy sâu sắc.
Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?

Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?

(LĐTĐ) Đầu năm mới, người Việt luôn coi trọng việc mua sắm những vật phẩm mang ý nghĩa cầu may, với mong muốn một năm mới an lành, tài lộc. Dưới đây là một số thứ nên mua để cả năm Ất Tỵ 2025 được hanh thông, thuận lợi.
Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?

Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?

(LĐTĐ) Theo quan niệm của người xưa, muối là thứ mặn, chống xú uế, có thể xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn. Tục mua muối đầu năm còn có ý nghĩa cầu mong tình cảm gia đình gắn bó keo sơn giữa các thành viên.
Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản

Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân đã đến thăm, chúc Tết quân và dân đảo Trà Bản, xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025

Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đối với Nguyễn Xuân Son rất đặc biệt bởi đây là lần đầu tiên cầu thủ này được trải nghiệm người Việt đón Tết Việt.
Ngày đầu năm mới người dân thành phố Vinh háo hức chụp ảnh với đường hoa

Ngày đầu năm mới người dân thành phố Vinh háo hức chụp ảnh với đường hoa

(LĐTĐ) Ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025, tại thành phố Vinh (Nghệ An), những con đường hoa đã được hoàn thành, sắc xuân tràn ngập trên từng con phố.
Xem thêm
Phiên bản di động