--> -->

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Sở kiến nghị, huyện “im lặng”

Liên hệ làm việc với Sở TN&MT Hà Nội, chúng tôi được lãnh đạo Sở TN&MT sắp xếp lịch làm việc với ông Phạm Như Dương, chuyên viên Phòng Đăng ký thống kê đất đai. Tại buổi làm việc, ông Phạm Như Dương cho chúng tôi xem văn bản số 3008/STNMT-Ttr, ngày 4/5/2021 của Sở TN&MT Hà Nội gửi Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn về việc kiểm tra, xử lý theo thông tin phản ánh của báo chí liên quan đến lĩnh vực đất đai tại xã Trung Giã.

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4:
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép phá nát khu vực bãi sông Cầu thuộc thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn.

Cùng đó, ông Dương cũng cho xem báo cáo của UBND huyện Sóc Sơn gửi Sở TN&MT Hà Nội về nội dung Sở yêu cầu huyện kiểm tra vi phạm tại xã Trung Giã… Tuy nhiên, sau khi xem các văn bản này chúng tôi nhận thấy, đây đều là văn bản cũ từ năm 2021. Không những vậy, nội dung liên quan đến vấn đề vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều… nhưng là tại thôn An Lạc, xã Trung Giã, chứ không phải tại địa bàn thôn Hòa Bình như Báo Lao động Thủ đô đề cập.

Về vấn đề này, ông Dương cho biết: “Phòng chỉ có những văn bản này, còn nội dung khác thì không có”. Thậm chí, khi phóng viên đề cập đến nội dung mà ông Nguyễn Văn Toàn - Trưởng phòng TN&MT huyện Sóc Sơn, thông tin về việc, “mới đây” Sở TN&MT đã về thanh tra khu vực xã Trung Giã và đề nghị được cung cấp biên bản kiểm tra… thì ông Dương cho biết: “Nội dung này cần phải làm việc với bộ phận Thanh tra của Sở, nếu không thì cũng phải có số biên bản thanh tra, thì mới “tra” được nội dung”.

Khó khăn trong việc tiếp cận thông tin từ đại diện Phòng Đăng ký thống kê đất đai, chúng tôi tiếp tục liên hệ với lãnh đạo Sở TN&MT Hà Nội và mong muốn được làm việc với Phòng Thanh tra để làm rõ thông tin phản ánh, thì khoảng 5 phút sau, chúng tôi được ông Dương liên hệ lại và tiếp tục trao đổi để cung cấp thông tin. Sau đó, ông Dương tiếp tục cho chúng tôi xem một số văn bản chỉ đạo của Sở TN&MT Hà Nội đối với khu vực thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, nhưng với điều kiện “không được chụp ảnh, không cung cấp tài liệu, chỉ cho xem và ghi chép”, vì “quy định” của Sở?

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4:
Đường bê tông, trạm biến áp được xây dựng kiên cố phục vụ cho các công trình vi phạm tại khu vực cảng Hòa Bình và các trạm trộn bê tông "chui".

Điều đáng nói, các văn bản ông Dương cung cấp “mới nhất” là năm 2023. Trong đó, văn bản gần nhất là số 3094/TTr-TNMT ngày 23/4/2024 về việc, yêu cầu huyện Sóc Sơn báo cáo về tình hình xử lý vi phạm tại khu vực thôn Hòa Bình với Sở TN&MT trước ngày 24/4/2024. Tuy nhiên, theo ông Dương thông tin, đến thời điểm hiện tại Sở “chưa” nhận được văn bản trả lời của huyện.

Hành động "lạ" từ Sở TN&MT

Cũng trao đổi về những vi phạm tại các bến, bãi trung chuyển vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông bên bờ sông Cầu tại xã Trung Giã, chúng tôi liên hệ làm việc với Sở NN&PTNT Hà Nội, nhưng cũng phải gần 1 tháng sau khi đặt lịch làm việc, chúng tôi mới được ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai (Sở NN&PTNT), sắp xếp lịch làm việc.

Tại buổi làm việc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Nội cung cấp một loạt văn bản chỉ đạo, kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm hành lang đê điều, hành lang thoát lũ của Sở NN&PTNT, cũng như của Chi cục Thủy lợi đối với huyện Sóc Sơn, trong đó có địa bàn xã Trung Giã từ năm 2021 đến nay.

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4:
Dù đã có văn bản đề nghị xử lý từ các Sở NN&PTNT, TN&MT Hà Nội, xong chính quyền địa phương dương như không thể xử lý các công trình vi phạm.

Đặc biệt, tại văn bản số 1096/SNN-CCPCTT của Sở NN&PTNT Hà Nội, ngày 23/4/2021 nêu rõ: "Tại khu vực bãi sông (ngã ba sông Công - sông Cầu), phía bờ hữu sông Cầu tương ứng Km17+300 đê hữu Cầu, thuộc địa bàn xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn) xảy ra tình trạng đổ đất, phế thải… và tình trạng tập kết vật liệu, lắp dựng trạm trộn bê tông thương phẩm sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất ông cống bê tông đúc sẵn (đối tượng là ông Vũ Trung Hiếu), đã vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng, môi trường và đê điều; ảnh hưởng đến an toàn thoát lũ tuyến sông Cầu; gây bức xúc dư luận…"

Văn bản cũng đề nghị UBND huyện Sóc Sơn xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm: "Tháo dỡ công trình vi phạm; vận chuyển, thanh thải toàn bộ phế thải đã đổ, lấn bờ sông; di chuyển toàn bộ vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị ra khỏi khu vực bãi sông… trả lại mặt bằng hiện trạng ban đầu, không gian thoát lũ sông Cầu; đồng thời, kiên quyết xử lý, thu hồi theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý, thu hồi đối với diện tích đất bãi sông sử dụng sai mục đích, vi phạm pháp luật".

Mặc dù đã có văn bản đề nghị xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm của Sở NN&PTNT Hà Nội gửi UBND huyện Sóc Sơn từ năm 2021, tuy nhiên, đến thời điểm này các công trình vi phạm tại xã Trung Giã vẫn không được xử lý, thậm chí còn biến tướng hơn trước.

Đáng nói, trong khi các vấn đề vi phạm sử dụng đất tại thôn Hòa Bình, xã Trung Giã chưa được xử lý dứt điểm, thì ngày 25/10/2023, Sở TN&MT Hà Nội lại có công văn số 8106/STNMT-QHKHSDĐ, về việc lấy ý kiến đối với đề xuất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng điểm tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng tại xã Trung Giã…

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4:
Trạm trộn bê tông "khủng" không phép ngang nhiên hoạt động tại khu vực thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn mà không bị chính quyền địa phương xử lý.

Tại văn bản số 913/SNN-KHTC ngày 7/4/2023, phúc đáp đề xuất của Sở TN&MT, Sở NN&PTNT Hà Nội cho rằng: Đây là khu vực đã lắp đặt trạm trộn bê tông thương phẩm sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất ống cống bê tông đúc sẵn không phép tại bãi sông, đổ đất san lấp lòng sông…

“Theo Quy hoạch phòng chống lũ và Quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/2/2016, đê hữu Cầu khu vực này giữ nguyên hướng tuyến theo hiện trạng, khu vực bãi sông và lòng sông Cầu nằm giữa hai đê được xác định là không gian thoát lũ. Vị trí bãi sông nghiên cứu đề xuất làm điểm tập kết trung chuyển vật liệu xây dựng không thuộc phạm vị được phép nghiên cứu xây dựng công trình”, văn bản nêu rõ.

Từ những văn bản trên cho thấy, trong khi vấn đề sử dụng đất sai mục đích và ô nhiễm môi trường tại các công trình vi phạm như: Trạm trộn bê tông của Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn, bến cảng Hòa Bình và các bến, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng “chui” tại thôn Hòa Bình chưa có và cũng chưa được Sở TN&MT Hà Nội xử lý dứt điểm, thì đơn vị này lại đi “xin” ý kiến cho các cá nhân vi phạm được phép xây dựng điểm tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng… điều này khiến dư luận hoài nghi về sự minh bạch tại các công trình vi phạm này, cũng như thời gian xử lý các công trình vi phạm…

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát triển toàn diện lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục

Phát triển toàn diện lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục

Là một đảng viên đang sinh hoạt tại chi bộ cụm Thọ, phường Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, tôi đặc biệt quan tâm tới Dự thảo văn kiện Đại hội XVIII Đảng bộ Thành phố. Qua nghiên cứu Dự thảo văn kiện trình Đại hội, tôi xin có một số ý kiến đóng góp về lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục - nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân Thủ đô.
Lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

Lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

Sáng 18/7, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý của đại diện văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo Thủ đô; Bí thư, Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn Thành phố vào Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chủ trì Hội nghị.
Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam vs Hà Lan: Cơ hội viết tiếp kỳ tích

Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam vs Hà Lan: Cơ hội viết tiếp kỳ tích

Sau chiến thắng thuyết phục trước U21 Canada ở tứ kết, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chính thức góp mặt tại bán kết giải bóng chuyền quốc tế Shanghai Future Stars 2025. Đối thủ sắp tới của thầy trò HLV Nguyễn Ngọc Hoa là đội tuyển Hà Lan, đại diện châu Âu với lực lượng vượt trội cả về kinh nghiệm lẫn thể hình. Dù bị đánh giá thấp hơn, nhưng tuyển Việt Nam đang mang đến nhiều kỳ vọng về một kỳ tích trên đất Thượng Hải.
Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Đối với người lao động, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp họ có thêm khoản chi tiêu, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, còn đối với doanh nghiệp, mặc dù có áp lực nhưng việc tăng lương cũng sẽ mang lại lợi ích thiết thực khi giữ được chân người lao động và góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Chính bởi vậy, thông tin Hội đồng lương Quốc gia đã chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng với mức 7,2%, thực hiện từ 1/1/2026 đã thu hút sự quan tâm, chú ý của cả doanh nghiệp và người lao động, cả hai bên đều cho rằng đây là mức tăng hợp lý.
Hà Nội: Sẽ tổ chức sát hạch cấp Giấy phép lái xe cho hàng nghìn học viên mỗi ngày

Hà Nội: Sẽ tổ chức sát hạch cấp Giấy phép lái xe cho hàng nghìn học viên mỗi ngày

Nhằm giải quyết nhu cầu lớn về cấp Giấy phép lái xe (GPLX) trên địa bàn, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã triển khai kế hoạch cao điểm, tăng cường khả năng sát hạch lên đến hàng nghìn học viên mỗi ngày, đảm bảo đáp ứng kịp thời quyền lợi chính đáng của người dân Thủ đô.
Nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân

Nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân

Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII xác định 8 nhóm giải pháp trọng tâm trong nhiệm kỳ tới, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân. Đây được xem là định hướng xuyên suốt, thể hiện quyết tâm xây dựng Thủ đô phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm, chủ thể của sự phát triển.
Bóng chuyền nam Việt Nam tiếp tục gục ngã trước Indonesia tại SEA V.League 2025

Bóng chuyền nam Việt Nam tiếp tục gục ngã trước Indonesia tại SEA V.League 2025

Đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam tiếp tục phải nhận thất bại trước đối thủ đầy duyên nợ Indonesia với tỷ số 1-3 trong trận đấu tại chặng 2 SEA V.League 2025. Đây đã là lần thứ ba trong năm nay các học trò của HLV Trần Đình Tiền để thua trước đội bóng xứ vạn đảo, cho thấy Indonesia thực sự quá mạnh trước tuyển bóng chuyền nam Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Tin khác

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Phản hồi tới Báo Lao động Thủ đô, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên cho biết, vụ việc đánh người xảy ra tại sảnh tầng 1, tòa nhà C, Chung cư WestBay, Khu đô thị Ecopark, thuộc địa phận xã Phụng Công, tỉnh Hưng Yên không khởi tố hình sự vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Cố ý gây thương tích".
Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Vụ án lừa đảo công nghệ cao liên quan đến đối tượng Phó Đức Nam (biệt danh Mr Pips) đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm không chỉ bởi quy mô khổng lồ, thủ đoạn tinh vi mà còn bởi số lượng nạn nhân lan rộng. Hơn 5.300 tỷ đồng bị thu giữ, hàng trăm người sập bẫy “đầu tư ảo”, con số là hồi chuông cảnh tỉnh cho bất kỳ ai còn mơ hồ trước những lời mời gọi làm giàu nhanh chóng trong thời đại số.
Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng và môi trường kinh doanh, đợt cao điểm xử lý do lực lượng chức năng triển khai thời gian qua tại Hà Nội đã nhận được sự đồng tình mạnh mẽ từ người dân. Không chỉ ủng hộ về mặt chủ trương, nhiều người còn kỳ vọng chiến dịch lần này sẽ tạo ra chuyển biến thực chất, chấm dứt tình trạng “đánh trống bỏ dùi”.
Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn phá vỡ niềm tin vào thị trường. Sau các đợt cao điểm xử lý, nhiều đối tượng lại tái hoạt động dưới hình thức tinh vi hơn. Những lỗ hổng trong cơ chế hậu kiểm, công nghệ truy xuất và chế tài xử phạt đang khiến cuộc chiến chống hàng giả trở thành một cuộc đua đường dài, đòi hỏi sự kiên trì và quyết liệt.
Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đến thiết bị điện tử, hàng giả, hàng nhái đang len lỏi khắp các ngõ ngách của Hà Nội. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm méo mó môi trường kinh doanh, suy giảm lòng tin vào hàng Việt. Trong khi đó, công tác quản lý và xử lý vi phạm vẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi những giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn từ các cơ quan chức năng và sự chung tay của toàn xã hội.
Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Vụ triệt phá hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội đang khiến dư luận bàng hoàng và đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm quản lý thị trường. Không chỉ là câu chuyện của một đường dây sản xuất tinh vi, đây còn là hồi chuông cảnh tỉnh về lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng hàng hóa, cũng như sự chủ quan từ phía người tiêu dùng.
Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Vụ việc "lùm xùm" liên quan đến phí chung cư giữa cư dân chung cư Skylight, 125D Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với Ban quản trị lẽ ra sẽ được làm sáng tỏ và giải quyết dứt điểm để người dân không phải "vác đơn" đến cơ quan công quyền và báo chí nếu lãnh đạo quận, Phòng Quản lý Đô thị quận Hai Bà Trưng giải quyết đúng quy trình, quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Tiếp công dân và Luật Tố cáo.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Xem thêm
Phiên bản di động