--> -->
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Chủ tịch UBND xã Trung Giã: "Tất nhiên là có ô nhiễm"

Tại khu vực cảng Hòa Bình (xã Trung Giã, Sóc Sơn), bên cạnh sự tồn tại của các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng (than, cát, sỏi, đá…) không phép, ngay sát khu vực này là sự tồn tại của 2 trạm trộn bê tông không phép.

Theo ghi nhận của chúng tôi tại các thời điểm ngày 10/10, 28/10 và 13/11/2024 cho thấy, 2 trạm trộn bê tông này không chỉ sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ từ các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng do chính mình lập ra, mà còn cung cấp bê tông và các thành phẩm khác cho các công trình thuộc địa bàn huyện Sóc Sơn và các vùng phụ cận. Đáng nói, với tuyến đường tỉnh 296 (từ xã Sóc Sơn sang huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang), hàng ngày, nhiều xe tải trọng lớn, xe bồn chở bê tông di chuyển trên đường và ra vào vận chuyển bê tông tấp nập, điều này không chỉ ảnh hưởng đến an toàn giao thông mà còn ảnh hưởng đến vấn đề môi trường...

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Trạm trộn bê tông của Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn ngang nhiên hoạt động không phép tại khu vực thoát lũ thôn Hòa Bình, xã Trung Giã.

Một người dân ở xã Trung Giã thông tin, 2 trạm trộn bê tông tại khu vực thôn Hòa Bình, xã Trung Giã thường được mọi người gọi là trạm trộn bê tông Phong Sơn và An Phát; 2 trạm trộn này đều thuộc quyền quản lý của Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn, do hộ gia đình ông Vũ Trung Hiếu quản lý. Đáng nói, 2 trạm trộn này có diện tích rất lớn khoảng hơn 10.000m2 và bám sát mặt sông Cầu.

“Kể từ khi hoạt động đến nay, 2 trạm trộn bê tông thương phẩm này hoạt động tấp nập, xe bồn chở bê tông ra vào thường xuyên kéo theo đất, cát gây bụi mù mịt trên QL3, đường tỉnh 296 thuộc địa bàn huyện Sóc Sơn, nước thải được xả thẳng ra môi trường làm ảnh hưởng đến nguồn nước xung quanh”, một người dân tại thôn Trung Giã nói.

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
2 trạm trộn bê tông "chui" của Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn chỉ cách nhau 200- 300m và có dấu hiệu xả thải trực tiếp ra sông Cầu.

Trao đổi về sự tồn tại của 2 trạm trộn bê tông này, ông Khổng Văn Hoàn - Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã Trung Giã cho biết, trạm trộn bê tông là của ông Vũ Trung Hiếu (cá nhân cũng có bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép trên địa bàn thôn Hòa Bình - PV). Khi chúng tôi hỏi, trạm trộn này là của cá nhân hộ gia đình ông Hiếu nhưng sao hoạt động lại là Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn? Ông Hoàn cho hay, không biết được vì khi đăng ký với xã thì là hộ gia đình, nhưng khi hoạt động thì lại là doanh nghiệp?!

Trong khi đó, đề cập đến việc các trạm trộn này có giấy phép hoạt động hay không? Ông Hoàn cho biết: “Khu vực này chưa làm hồ sơ thuê được đất thì làm sao có giấy phép”. Khẳng định không có giấy phép hoạt động, nhưng khi chúng tôi đặt câu hỏi, vậy vấn đề đảm bảo môi trường sẽ xử lý như thế nào, vì theo ghi nhận của chúng tôi, các trạm trộn bê tông này xây dựng rãnh thoát nước đổ thẳng nước thải ra sông Cầu, thì Chủ tịch UBND xã Trung Giã “vòng vo” lảng tránh và cho rằng, không có việc thải ra sông; nhưng ngay sau đó, lại cho biết: “Tất nhiên là có ô nhiễm, nhưng đảm bảo 100% thì không có đơn vị nào làm được”.

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Khu vực trạm trộn bê tông "chui" của Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn đào rãnh thoát nước xả thải ra khu vực xung quanh và ra sông Cầu.

Không giấy phép hoạt động, gây ô nhiễm môi trường, thế nhưng không hiểu vì sao 2 trạm trộn bê tông lớn của Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn, lại được “tự do” hoạt động tại địa bàn xã Trung Giã, phải chăng phía sau doanh nghiệp này có một thế lực chống đỡ?

Lòng vòng “né” trách nhiệm?

Để làm rõ công tác quản lý cũng như trách nhiệm của chính quyền địa phương khi để 2 trạm trộn bê tông “khủng” hoạt động không phép tại khu vực thôn Hòa Bình, cũng như việc các trạm trộn bê tông này có được phép hoạt động, có đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hay không? Chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Toàn - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Sóc Sơn, và được ông Toàn cho biết: “Trạm trộn bê tông đang treo biển thanh lý, nói thật nó đã dừng lâu lắm rồi, hiện nay có hoạt động nữa đâu?”.

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
2 trạm trộn bê tông "chui" của Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn nằm xen lẫn các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép và được xây dựng đường bê tông kiên cố xung quanh.

Trước câu trả lời của ông Toàn, chúng tôi đã cung cấp nội dung thông tin, hình ảnh, video ghi nhận tại hiện trường 2 trạm trộn bê tông của Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn, để chứng minh việc các trạm trộn bê tông mà ông Toàn nói “đã dừng hoạt động”, nhưng thực tế vẫn đang hoạt động rầm rộ… thì vị Trưởng phòng TN&MT huyện “lờ đi” và nói sẽ kiểm tra lại vấn đề này. Thế nhưng, khi nào kiểm tra và kiểm tra rồi có xử lý được hay không, đó là câu chuyện “hồi sau sẽ rõ”.

Trong khi đó, đề cập nội dung xử lý vi phạm tại khu vực này, ông Toàn cho rằng, không thể mãi đi xử lý những “vi phạm cũ”. “Trên địa bàn cả nước này, nếu xử lý các vi phạm từ giai đoạn 2014 trở về trước, thì có mà cứ ăn rồi đi xử lý cũng không xong”, ông Toàn nói...

Từ nội dung chia sẻ của Trưởng phòng TN&MT huyện Sóc Sơn, cũng như của Chủ tịch UBND xã Trung Giã cho thấy, dường như lãnh đạo địa phương đang “cố tình” đùn đẩy, né tránh trách nhiệm khi để các vi phạm này tồn tại trong một thời gian dài. Bởi khi trao đổi với chúng tôi, đại diện UBND xã Trung Giã cho rằng đã báo cáo huyện nhiều lần; trong khi đó, đại diện Phòng TN&MT huyện Sóc Sơn lại cho biết, huyện đang “chờ” phương án xử lý “hợp lý” từ Sở TN&MT Hà Nội, sau khi Sở TN&MT Hà Nội đã về tiến hành thanh tra tại khu vực vi phạm sau thời điểm cơn bão số 3 diễn ra…

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Khu vực vi phạm mới ngay sát trạm trộn bê tông của Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn - phóng viên ghi nhận trong ngày 13/11/2024, nhưng chính quyền địa phương dường như "không biết".

Trước vấn đề này dư luận đặt câu hỏi, phải chăng đang có sự “bảo kê” cho vi phạm tồn tại trên địa bàn xã Trung Giã? Thực tế cho thấy, trong khi hàng loạt các công trình vi phạm cũ “chưa kịp” xử lý, thì trong ngày 12/11/2024, theo ghi nhận của chúng tôi tiếp tục có những vi phạm mới diễn ra ngay sát trạm trộn bê tông An Phát, khi các cá nhân ngang nhiên cho đổ đất san lấp, lấn chiếm lòng sông Cầu nhưng không hề có cơ quan chức năng địa phương nào phát hiện và xử lý.

Tháng 3/2023, tại khu vực cảng Hoà Bình đã xảy ra tình trạng tàu chở lưu huỳnh tập kết lên bãi, sau khi được các cơ quan báo chí phản ánh và có sự chỉ đạo từ Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý vi phạm; đồng thời, UBND huyện Sóc Sơn ngay lập tức ban hành Quyết định số 1706/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, môi trường với chủ bãi tập kết nguyên liệu với số tiền xử phạt là 44 triệu đồng; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm… Tuy nhiên, đến thời điểm này các vấn đề vi phạm xung quanh khu vực cảng Hòa Bình vẫn tồn tại, thậm chí còn hoạt động rầm rộ và biến tướng hơn trước.
Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát triển toàn diện lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục

Phát triển toàn diện lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục

Là một đảng viên đang sinh hoạt tại chi bộ cụm Thọ, phường Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, tôi đặc biệt quan tâm tới Dự thảo văn kiện Đại hội XVIII Đảng bộ Thành phố. Qua nghiên cứu Dự thảo văn kiện trình Đại hội, tôi xin có một số ý kiến đóng góp về lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục - nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân Thủ đô.
Lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

Lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

Sáng 18/7, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý của đại diện văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo Thủ đô; Bí thư, Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn Thành phố vào Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chủ trì Hội nghị.
Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam vs Hà Lan: Cơ hội viết tiếp kỳ tích

Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam vs Hà Lan: Cơ hội viết tiếp kỳ tích

Sau chiến thắng thuyết phục trước U21 Canada ở tứ kết, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chính thức góp mặt tại bán kết giải bóng chuyền quốc tế Shanghai Future Stars 2025. Đối thủ sắp tới của thầy trò HLV Nguyễn Ngọc Hoa là đội tuyển Hà Lan, đại diện châu Âu với lực lượng vượt trội cả về kinh nghiệm lẫn thể hình. Dù bị đánh giá thấp hơn, nhưng tuyển Việt Nam đang mang đến nhiều kỳ vọng về một kỳ tích trên đất Thượng Hải.
Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Đối với người lao động, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp họ có thêm khoản chi tiêu, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, còn đối với doanh nghiệp, mặc dù có áp lực nhưng việc tăng lương cũng sẽ mang lại lợi ích thiết thực khi giữ được chân người lao động và góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Chính bởi vậy, thông tin Hội đồng lương Quốc gia đã chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng với mức 7,2%, thực hiện từ 1/1/2026 đã thu hút sự quan tâm, chú ý của cả doanh nghiệp và người lao động, cả hai bên đều cho rằng đây là mức tăng hợp lý.
Hà Nội: Sẽ tổ chức sát hạch cấp Giấy phép lái xe cho hàng nghìn học viên mỗi ngày

Hà Nội: Sẽ tổ chức sát hạch cấp Giấy phép lái xe cho hàng nghìn học viên mỗi ngày

Nhằm giải quyết nhu cầu lớn về cấp Giấy phép lái xe (GPLX) trên địa bàn, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã triển khai kế hoạch cao điểm, tăng cường khả năng sát hạch lên đến hàng nghìn học viên mỗi ngày, đảm bảo đáp ứng kịp thời quyền lợi chính đáng của người dân Thủ đô.
Nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân

Nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân

Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII xác định 8 nhóm giải pháp trọng tâm trong nhiệm kỳ tới, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân. Đây được xem là định hướng xuyên suốt, thể hiện quyết tâm xây dựng Thủ đô phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm, chủ thể của sự phát triển.
Bóng chuyền nam Việt Nam tiếp tục gục ngã trước Indonesia tại SEA V.League 2025

Bóng chuyền nam Việt Nam tiếp tục gục ngã trước Indonesia tại SEA V.League 2025

Đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam tiếp tục phải nhận thất bại trước đối thủ đầy duyên nợ Indonesia với tỷ số 1-3 trong trận đấu tại chặng 2 SEA V.League 2025. Đây đã là lần thứ ba trong năm nay các học trò của HLV Trần Đình Tiền để thua trước đội bóng xứ vạn đảo, cho thấy Indonesia thực sự quá mạnh trước tuyển bóng chuyền nam Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Tin khác

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Phản hồi tới Báo Lao động Thủ đô, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên cho biết, vụ việc đánh người xảy ra tại sảnh tầng 1, tòa nhà C, Chung cư WestBay, Khu đô thị Ecopark, thuộc địa phận xã Phụng Công, tỉnh Hưng Yên không khởi tố hình sự vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Cố ý gây thương tích".
Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Vụ án lừa đảo công nghệ cao liên quan đến đối tượng Phó Đức Nam (biệt danh Mr Pips) đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm không chỉ bởi quy mô khổng lồ, thủ đoạn tinh vi mà còn bởi số lượng nạn nhân lan rộng. Hơn 5.300 tỷ đồng bị thu giữ, hàng trăm người sập bẫy “đầu tư ảo”, con số là hồi chuông cảnh tỉnh cho bất kỳ ai còn mơ hồ trước những lời mời gọi làm giàu nhanh chóng trong thời đại số.
Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng và môi trường kinh doanh, đợt cao điểm xử lý do lực lượng chức năng triển khai thời gian qua tại Hà Nội đã nhận được sự đồng tình mạnh mẽ từ người dân. Không chỉ ủng hộ về mặt chủ trương, nhiều người còn kỳ vọng chiến dịch lần này sẽ tạo ra chuyển biến thực chất, chấm dứt tình trạng “đánh trống bỏ dùi”.
Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn phá vỡ niềm tin vào thị trường. Sau các đợt cao điểm xử lý, nhiều đối tượng lại tái hoạt động dưới hình thức tinh vi hơn. Những lỗ hổng trong cơ chế hậu kiểm, công nghệ truy xuất và chế tài xử phạt đang khiến cuộc chiến chống hàng giả trở thành một cuộc đua đường dài, đòi hỏi sự kiên trì và quyết liệt.
Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đến thiết bị điện tử, hàng giả, hàng nhái đang len lỏi khắp các ngõ ngách của Hà Nội. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm méo mó môi trường kinh doanh, suy giảm lòng tin vào hàng Việt. Trong khi đó, công tác quản lý và xử lý vi phạm vẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi những giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn từ các cơ quan chức năng và sự chung tay của toàn xã hội.
Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Vụ triệt phá hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội đang khiến dư luận bàng hoàng và đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm quản lý thị trường. Không chỉ là câu chuyện của một đường dây sản xuất tinh vi, đây còn là hồi chuông cảnh tỉnh về lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng hàng hóa, cũng như sự chủ quan từ phía người tiêu dùng.
Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Vụ việc "lùm xùm" liên quan đến phí chung cư giữa cư dân chung cư Skylight, 125D Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với Ban quản trị lẽ ra sẽ được làm sáng tỏ và giải quyết dứt điểm để người dân không phải "vác đơn" đến cơ quan công quyền và báo chí nếu lãnh đạo quận, Phòng Quản lý Đô thị quận Hai Bà Trưng giải quyết đúng quy trình, quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Tiếp công dân và Luật Tố cáo.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Xem thêm
Phiên bản di động