Thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực thu hút nhân tài
TP.HCM chỉ đạo khẩn vụ học sinh xô xát tại Trường quốc tế ISHCMC-AA Hơn 53.000 người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh đã được xác nhận để nhận hỗ trợ tiền thuê nhà |
Kết quả chưa như kỳ vọng
Năm 2018, HĐND thành phố Hồ Chí Minh ban hành Nghị quyết số 20/2018/NQ-HĐND về mức thu nhập của chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt đối với lĩnh vực thành phố có nhu cầu thu hút giai đoạn 2018-2022, trong đó quy định nhiều cơ chế ưu đãi như: Áp dụng mức trợ cấp ban đầu tối đa 100 triệu đồng đối với các chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt; chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt gặp khó khăn về nhà ở thì được xem xét bố trí nhà ở công vụ; hỗ trợ tối đa 1 tỷ đồng/người/công trình nghiên cứu…
![]() |
Các kỹ sư thực hành làm chủ công nghệ mới tại Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh. |
Tiếp đó, năm 2020, UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch thu hút chuyên gia cho 14 vị trí thuộc các cơ quan, đơn vị gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư (1 vị trí); Ban Quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao (3 vị trí); Ban Quản lý khu công nghệ cao (5 vị trí); Viện Khoa học và Công nghệ tính toán thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (5 vị trí). Năm 2021, thành phố đặt mục tiêu thu hút thêm 6 vị trí người có tài năng đặc biệt lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao.
Tuy nhiên, do nhiều lý do và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tính đến tháng 5-2022, thành phố mới chỉ thu hút được 5 vị trí là chuyên gia làm việc tại Ban Quản lý khu công nghệ cao (SHTP). Trong số này, mới chỉ có 1 người đến làm việc là Tiến sĩ Hoàng Thế Bân, người đã có 23 năm làm việc tại Nhật Bản trong lĩnh vực đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao.
Theo Tiến sĩ Hoàng Thế Bân, nhiều nước đã thành công với chính sách thu hút người có năng lực đặc biệt như Trung Quốc, Hàn Quốc… Tuy nhiên, chương trình của thành phố Hồ Chí Minh có một số điểm chưa hợp lý. Đơn cử, chuyên gia, nhà khoa học, người có năng lực đặc biệt là khác nhau. Việc đưa 3 đối tượng này vào trong một quyết định với cùng một khung đãi ngộ là chưa sát thực tế, nên chưa tạo sự hấp dẫn. Mặt khác, với việc áp dụng hệ số lương thì chuyên gia có học hàm giáo sư hoặc phó giáo sư chỉ nhận lương hằng tháng 14 triệu đồng, các trường hợp còn lại nhận 13,1 triệu đồng. Mức lương này chỉ tương đương công nhân, kỹ sư ở doanh nghiệp tư nhân nên rất khó thu hút chuyên gia về làm việc.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh nhận định, người tài không thiếu nơi làm việc, họ có rất nhiều lựa chọn. Nếu chính sách của thành phố Hồ Chí Minh chưa phù hợp thực tiễn, cần thay đổi để thu hút được nhiều người tài.
Sớm có cơ chế phù hợp
Hơn 20 năm qua, thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương đi đầu cả nước trong đào tạo nhân lực chất lượng cao và thu hút người tài về làm việc bằng nhiều hình thức. Đơn cử, từ năm 2014, thành phố Hồ Chí Minh thí điểm chính sách thu hút các nhà khoa học vào làm việc tại 4 đơn vị. Hiện vẫn có 5 chuyên gia làm việc tích cực tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) thuộc Ban Quản lý khu công nghệ cao. Điển hình như Giáo sư người Nhật Bản Susumu Sugiyama, một chuyên gia vi cơ điện tử hơn 70 tuổi. Ông không có yêu cầu đặc biệt về thu nhập mà chỉ cần trung tâm bố trí phòng làm việc riêng để mỗi tháng sang Việt Nam làm việc 1 tuần, huấn luyện cho nghiên cứu sinh người Việt Nam.
Song rất hiếm người như vị giáo sư người Nhật Bản này hay như Tiến sĩ Hoàng Thế Bân, người đã có sự nghiệp và gia đình tại Nhật Bản nhưng vẫn về Việt Nam làm việc. Tiến sĩ Ngô Võ Kế Thành, Giám đốc Trung tâm R&D cho rằng, các chuyên gia, nhân tài cần quản lý và sử dụng theo cách để họ thấy trí tuệ bản thân được ghi nhận, hơn là quản lý hành chính như công chức.
Về vấn đề này, theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh Lâm Hùng Tấn, việc thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của thành phố Hồ Chí Minh là cách làm mới và chưa có nhiều mô hình hay để tham khảo, học hỏi. Do đó, thành phố Hồ Chí Minh đang hoàn thiện chính sách theo hướng vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Còn Trưởng ban Văn hóa - Xã hội (HĐND thành phố Hồ Chí Minh) Cao Thanh Bình thông tin, đơn vị đang triển khai hoạt động giám sát một số đơn vị trên địa bàn về việc thực hiện chính sách thu hút nhân tài giai đoạn 2018-2022. Qua đó, đơn vị sẽ đề xuất có nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 20/2018/ NQ-HĐND để chính sách thu hút người tài của thành phố Hồ Chí Minh hiệu quả hơn.
Theo Phương Nam/hanoimoi.com.vn
http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/1033481/thanh-pho-ho-chi-minh-no-luc-thu-hut-nhan-tai
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Phát hiện kho hàng nhập lậu trị giá hơn 1,2 tỷ đồng “ẩn danh” từ các tài khoản TikTok

Phục hồi điểm giấy phép lái xe: Người dân cần biết những gì?

6 tháng đầu năm 2025: Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 518.000 tỷ đồng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét điều chỉnh Chương trình lập pháp năm 2025

Phải tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm về an toàn thực phẩm

Cục CSGT công bố danh sách 30 trung tâm sát hạch lái xe

Hội Đồng Bầu cử quốc gia họp Phiên toàn thể lần thứ nhất, cho ý kiến về công tác chuẩn bị bầu cử
Tin khác

Người lao động mong sớm được tăng lương
Đời sống 02/07/2025 17:32

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - nền tảng cho sự phát triển bền vững
Đời sống 29/06/2025 20:09

Từ 1/7, mức hưởng lương hưu tính thế nào?
Đời sống 29/06/2025 17:29

Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững trong bối cảnh đô thị hóa
Đời sống 25/06/2025 12:26

Các nhóm công chức nghỉ hưu trước tuổi nhưng không bị trừ tỷ lệ lương hưu
Đời sống 20/06/2025 06:41

Đưa giấc mơ an cư thành hiện thực
Đời sống 19/06/2025 18:54

Tặng quà của Chủ tịch nước tới đối tượng chính sách kịp thời trước ngày 30/6
Đời sống 19/06/2025 18:27

Lan tỏa phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”
Đời sống 19/06/2025 10:50

Cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ một năm sẽ bị tinh giản biên chế
Đời sống 16/06/2025 12:18

Gia đình văn minh và hạnh phúc: Nền tảng để mỗi thành viên phát triển toàn diện
Đời sống 03/06/2025 17:59