--> -->

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát huy tiềm năng văn hóa - thương mại tại quận trung tâm

Trong khuôn khổ Hội thảo "Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/4, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long đã trình bày tham luận với nhiều đề xuất cụ thể về việc phát triển các không gian văn hóa - thương mại trên địa bàn quận.

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long phát biểu tại Hội thảo.

Theo đó, quận Hoàn Kiếm với diện tích tự nhiên 5,28 km², là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng, quận cũng được biết đến là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của Thủ đô và đất nước.

Đặc biệt, Hoàn Kiếm còn là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gắn liền với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, nổi bật là quần thể kiến trúc di tích lịch sử quốc gia khu phố cổ Hà Nội và di tích Quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm. Với những đặc điểm này, quận Hoàn Kiếm được đánh giá là địa phương có nhiều lợi thế để hình thành các Trung tâm công nghiệp văn hóa, Khu phát triển thương mại và văn hóa.

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô, quận Hoàn Kiếm đã chủ động xây dựng Dự thảo Đề án Trung tâm công nghiệp văn hóa ở bãi sông, bãi nổi sông Hồng. Theo đại diện quận Hoàn Kiếm, việc thành lập Trung tâm công nghiệp văn hóa tại khu vực này không chỉ là một dự án văn hóa - du lịch mà còn là một bước đi chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Thủ đô, hứa hẹn sẽ trở thành biểu tượng văn hóa mới, góp phần quảng bá hình ảnh Hà Nội ra thế giới.

Ngoài ra, quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.

Các khu vực này bao gồm: Khu phố ẩm thực Tống Duy Tân - ngõ Hàng Bông; Khu phố Tạ Hiền - Lương Ngọc Quyến - Đào Duy Từ; Khu phố Tạm Thương - Yên Thái; Khu vực Chợ Đồng Xuân - Bắc Qua; Khu phố Hàng Bạc; Khu phố Hàng Mã - Hàng Lược; Khu phố Nhà Thờ - Ấu Triệu - Lý Quốc Sư; Khu phố Hàng Đào - Hàng Ngang; Khu phố Nguyễn Quang Bích - Nguyễn Văn Tố và Khu phố Lãn Ông.

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa
Khu phố ẩm thực Tống Duy Tân.

Trong tham luận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cũng chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Trước hết, đây là một nội dung mới nên hành lang pháp lý còn thiếu, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình thành lập và cơ cấu tổ chức quản lý đối với các trung tâm này. Bên cạnh đó, còn thiếu quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển lâu dài cho các trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại - văn hóa.

Khó khăn trong việc huy động nguồn lực đầu tư, chưa có cơ chế chính sách ưu đãi và đảm bảo quyền lợi dài hạn cho nhà đầu tư cũng là một vấn đề đáng lưu ý. Một bộ phận các hộ dân trong Khu phát triển thương mại và văn hóa không đủ điều kiện về tài chính để đầu tư nâng cấp không gian kinh doanh. Thêm vào đó, một bộ phận người dân vẫn còn tâm lý ngại thay đổi hoặc sợ ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình, thiếu nhận thức về vai trò của mô hình này đối với sự phát triển về du lịch và kinh tế.

Nguồn nhân lực về công tác quản lý mô hình Trung tâm công nghiệp văn hóa, Khu phát triển thương mại và văn hóa còn hạn chế, ít được đào tạo về chuyên môn trong việc quản trị văn hóa - thương mại kết hợp.

Khó khăn cuối cùng là việc bảo tồn văn hóa đi đôi với phát triển kinh tế - nếu không có quy định cụ thể rõ ràng sẽ dẫn đến nguy cơ các không gian văn hóa bị lấn lướt bởi các hoạt động thương mại dịch vụ.

Tháo gỡ khó khăn, kiến nghị cơ chế chính sách phát triển

Để thúc đẩy việc hình thành và phát triển các Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại - văn hóa, đại diện quận Hoàn Kiếm đã đưa ra một số đề xuất, kiến nghị. Trước tiên, quận đề nghị HĐND Thành phố sớm ban hành Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của các trung tâm này để có căn cứ triển khai thực hiện tại các quận, huyện, thị xã.

Ngay sau khi HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết, cần xây dựng và triển khai công tác tuyên truyền quảng bá rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc hình thành và phát triển các không gian văn hóa - thương mại này.

Quận cũng đề xuất xây dựng quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển lâu dài phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, tránh trường hợp sao chép, nhân rộng các mô hình giống nhau dẫn đến sự nhàm chán không có dấu ấn đặc thù của địa phương.

Một kiến nghị quan trọng khác là xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với các nhà đầu tư Trung tâm công nghiệp văn hóa, các hộ kinh doanh và nhân dân trong Khu phát triển thương mại và văn hóa. Đồng thời, cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm, cơ chế hỗ trợ, cách thức hỗ trợ, thẩm quyền quản lý cụ thể của Nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp, các hộ kinh doanh và nhân dân khi tham gia vào hoạt động của các trung tâm này.

Đối với việc thành lập các Trung tâm công nghiệp văn hóa, quận Hoàn Kiếm đề xuất cần xác định mô hình đầu tư và cách thức đầu tư (đặc biệt đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất); cách thức tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư; tính toán về giá, thời hạn, ưu đãi giá thuê, ngành nghề ưu tiên (đối với trường hợp lựa chọn nhà đầu tư gắn với cho thuê tài sản công).

Còn đối với việc thành lập các Khu phát triển thương mại và văn hóa, cần quy định rõ về những khu vực ưu tiên phát triển, các tiêu chí lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa. Đồng thời, làm rõ cơ chế hợp tác giữa Nhà nước và cộng đồng dân cư trong việc đầu tư, quản lý vận hành các công trình hạ tầng, công trình mỹ thuật, công trình biểu tượng tại các khu này.

Theo đánh giá của quận Hoàn Kiếm, việc phát triển các Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu thương mại - văn hóa không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống mà còn tạo động lực phát triển kinh tế bền vững cho Thủ đô trong thời gian tới.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quan tâm nâng cao chế độ phúc lợi cho người lao động

Quan tâm nâng cao chế độ phúc lợi cho người lao động

Ngày 18/7, Ban Chấp hành Công đoàn phối hợp Ban lãnh đạo Công ty TNHH Hanwa SMC Steel Service Hà Nội tổ chức thành công Hội nghị người lao động năm 2025.
Xây dựng niềm tin của cộng đồng vào vắc xin

Xây dựng niềm tin của cộng đồng vào vắc xin

Chiến dịch truyền thông đại chúng trên toàn quốc với chủ đề "Bảo vệ bé từ những bước đầu tiên” do Bộ Y tế và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc - UNICEF tại Việt Nam tổ chức vừa qua đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi trong cộng đồng, đóng góp vào thành công bước đầu việc triển khai vắc xin phòng vi rút Rota (vắc xin Rota) trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố Dự thảo Thông tư quy định Chương trình giáo dục nâng cao các môn chuyên dành cho trường trung học phổ thông (THPT) chuyên, nhằm đáp ứng yêu cầu phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và đam mê với các lĩnh vực chuyên sâu, đồng thời cụ thể hóa định hướng phát triển giáo dục mũi nhọn theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW, Luật Giáo dục 2019 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh

UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh

UBND thành phố Hà Nội giao phường Tây Mỗ kiểm tra thông tin Báo Lao động Thủ đô phản ánh hồ Cầu Cốc đang có dấu hiệu bị lấn chiếm.
Thanh Hóa: Bắt giữ băng nhóm tội phạm cộm cán, nguy hiểm

Thanh Hóa: Bắt giữ băng nhóm tội phạm cộm cán, nguy hiểm

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ra lệnh tạm giữ hình sự đối với 8 đối tượng trong băng, ổ nhóm tội phạm do Bùi Quốc Ý (tức Ý Ẻng, SN 1981) cầm đầu
MTTQ xã Vân Đình kiện toàn bộ máy, nâng tầm vai trò trung tâm đoàn kết toàn dân

MTTQ xã Vân Đình kiện toàn bộ máy, nâng tầm vai trò trung tâm đoàn kết toàn dân

Ngày 18/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Vân Đình đã tổ chức Hội nghị lần thứ nhất, kiện toàn bộ máy và đề ra phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm. Hội nghị là dấu mốc quan trọng, khẳng định vai trò nòng cốt của MTTQ trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và góp phần phát triển địa phương.
Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5

Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5

Ban Quản lý Dự án đường sắt đô thị Hà Nội thông tin, đơn vị vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Quốc Oai tổ chức hội nghị lấy ý kiến người dân về phương án tuyến, vị trí và các hạng mục công trình thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5, đoạn Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc.

Tin khác

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. GRDP ước tăng 7,63%, cao hơn cùng kỳ năm 2024.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị.
Hương sắc tháng Bảy

Hương sắc tháng Bảy

Mỗi độ tháng bảy về, quê tôi lại rộn ràng vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng óng ả gió nhẹ nhàng lướt qua nhìn như những đợt sóng chạy lăn tăn trải dài, thoảng từ xa là tiếng cười giòn tan của người dân quê tôi khi được vụ bội thu.
Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Theo thông tin từ Bảo tàng Hà Nội, hiện Bảo tàng tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 15/7 và dự kiến mở cửa lại vào ngày 6/8 tới đây.
Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) và hướng tới chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), ngày 16/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò khai mạc trưng bày chuyên đề “Bút sắc, lòng son”.
“Có anh, nơi ấy bình yên”: Phim truyền hình về sáp nhập, hàng giả và lợi ích nhóm

“Có anh, nơi ấy bình yên”: Phim truyền hình về sáp nhập, hàng giả và lợi ích nhóm

Lên sóng vào khung giờ vàng của VTV1 từ ngày 29/7, bộ phim “Có anh, nơi ấy bình yên” do đạo diễn NSƯT Nguyễn Danh Dũng dàn dựng, hứa hẹn mang đến cho khán giả một câu chuyện chính luận - tâm lý xã hội hấp dẫn, kịch tính nhưng cũng rất đời thường, xúc động và nhân văn.
Quần thể Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Quần thể Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO, quần thể di tích và danh thắng Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Mùa sấu ngang qua Phan Đình Phùng

Mùa sấu ngang qua Phan Đình Phùng

Có những con đường không nằm trên bản đồ du lịch nhưng lại là địa chỉ thân quen trong ký ức của bao người. Phan Đình Phùng là một con đường như thế, không ồn ào khoe sắc, không cố gắng nổi bật, chỉ cần mỗi mùa sấu trở lại là lòng người lặng đi trong nỗi nhớ thật khó gọi tên.
Từ truyền thuyết thành show "triệu view": Van Phuc Water Show "dậy sóng" mùa hè TP.HCM

Từ truyền thuyết thành show "triệu view": Van Phuc Water Show "dậy sóng" mùa hè TP.HCM

Bạn nghĩ sao nếu truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh được “biến hóa” thành một màn trình diễn nhạc nước rực rỡ giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)? Đó chính là điều đang diễn ra tại Van Phuc Water Show – show nhạc nước triệu view đang “dậy sóng” mùa hè này tại TP.HCM.
Xem thêm
Phiên bản di động