--> -->

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô

Phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa

Theo dự thảo Nghị quyết, khu phát triển thương mại và văn hóa được thành lập trên cơ sở khu phố, tuyến phố, làng nghề, điểm dân cư nông thôn hiện hữu để huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển các hoạt động thương mại, văn hóa, du lịch tại khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa trên cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện về văn hóa kinh doanh, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường cao hơn so với quy định chung để thu hút, phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại trên địa bàn, cải thiện điều kiện sống của người dân, bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa
Làng nghề sơn mài Hạ Thái là một trong những nghề truyền thống đã và đang được người dân gìn giữ và phát triển.

Về nguyên tắc thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý khu phát triển thương mại và văn hóa, dự thảo Nghị quyết nêu rõ, ưu tiên thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa tại các khu phố, tuyến phố, làng nghề, tuyến phố đi bộ, điểm dân cư nông thôn hiện hữu có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa. Khu phát triển thương mại và văn hóa thành lập trên cơ sở tự nguyện, tự quản; bảo đảm sự đồng thuận của đa số đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hộ gia đình trong khu vực; đồng thời bảo đảm công khai, minh bạch. Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, cải thiện cảnh quan, môi trường của khu phát triển thương mại và văn hóa…

Hoạt động của khu phát triển thương mại và văn hóa gồm các hoạt động văn hóa, thương mại, du lịch, quản lý và vận hành khu phát triển thương mại và văn hóa cùng các hoạt động khác mà pháp luật không cấm. Trong đó, hoạt động văn hóa gồm: Tổ chức các sự kiện, lễ hội, chương trình biểu diễn nghệ thuật, văn hóa truyền thống; xây dựng, phát triển các bảo tàng, nhà truyền thống, không gian trưng bày nghệ thuật; gìn giữ và phát huy các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, công trình văn hóa, công trình kiến trúc có giá trị, cảnh quan tiêu biểu, phong tục, tập quán tiêu biểu; hoạt động đào tạo, dạy nghề truyền thống; phát triển nguồn nhân lực nghề, văn hoá nghề.

Hoạt động thương mại gồm: Phát triển hệ thống cửa hàng, chợ, trung tâm thương mại và các điểm kinh doanh gắn với đặc điểm văn hóa địa phương; tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, quảng bá sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm từ các ngành, nghề truyền thống và đặc sản địa phương. Hoạt động du lịch gồm: Quảng bá, giới thiệu các hoạt động tham quan, du lịch tại khu phát triển thương mại và văn hóa đến du khách trong và ngoài nước; xây dựng và phát triển du lịch liên kết với các làng nghề, phố nghề và các điểm du lịch, khu du lịch khác.

Để có kinh phí hoạt động, khu phát triển thương mại và văn hóa được phép thu các khoản từ bán vé tham quan, biểu diễn nghệ thuật; hoạt động trông giữ phương tiện và dịch vụ khác; khoản đóng góp của cư dân, tổ chức, doanh nghiệp; các khoản chi của nhà nước theo quy định và từ các nguồn hợp pháp khác. Quan trọng là các khoản thu này phải theo nguyên tắc không nhằm mục tiêu lợi nhuận, chỉ nhằm bảo đảm chi trả cho các khoản chi của khu phát triển thương mại và văn hóa; không được trùng với các khoản thu dịch vụ công và các khoản thuế, phí và nghĩa vụ tài chính của nhà nước; đồng thời bảo đảm công bằng cho gia đình chính sách, người có công, gia đình có người khuyết tật, hộ kinh doanh nhỏ và siêu nhỏ...

Khung pháp lý đầy đủ để phát triển bền vững

Trong quá trình lấy ý kiến, đa số chuyên gia, người dân đều đồng tình với các nội dung được nêu trong dự thảo Nghị quyết. Ông Đỗ Duy Nhuận (trú tại quận Thanh Xuân) cho biết: “Là người gắn bó gần như cả cuộc đời với Hà Nội, sau khi dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) được đăng tải để lấy ý kiến rộng rãi, tôi đã nghiên cứu và thấy các nội dung được nêu trong dự thảo Nghị quyết khá phù hợp. Với đặc thù dân số đông, lượng khách du lịch lớn, việc thành lập và phát triển các khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ giúp quảng bá hình ảnh Thủ đô, mà còn tạo cơ hội việc làm, duy trì và hồi sinh nhiều ngành nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển”.

Theo ghi nhận, tại Hà Nội hiện chưa có khu phát triển thương mại và văn hóa theo đúng nghĩa, nhưng những “hình hài” ban đầu của mô hình này đã xuất hiện và đang góp phần tích cực vào thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế - xã hội. Điển hình như: Phố ẩm thực Tống Duy Tân - ngõ Cấm Chỉ (quận Hoàn Kiếm), phố đi bộ đảo Ngọc - Ngũ Xã (quận Ba Ðình)…

Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) được kỳ vọng sau khi ban hành sẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thu hút đầu tư và định hướng phát triển cho các khu vực được xác định là có tiềm năng trở thành trung tâm thương mại sầm uất, đồng thời là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đa dạng. Việc quy hoạch và phát triển các khu vực này được xem là một bước đi chiến lược nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của Hà Nội trong khu vực và quốc tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

PGS.TS Bùi Thị An (Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội) cũng đồng tình và đánh giá cao với những nội dung được nêu trong dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).

Theo PGS.TS Bùi Thị An, văn hóa là hồn cốt của dân tộc. Vì vậy phải được bảo tồn, duy tu, quảng bá và phát triển. Và việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa là giải pháp tối ưu nhằm huy động nguồn lực xã hội để thực hiện mục tiêu này. “Thời gian qua, Hà Nội đã và đang tập trung triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, giải pháp… nhằm quảng bá văn hóa cả ở trong nước và quốc tế. Việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa sẽ phát huy được lợi thế so sánh, tiềm năng, thế mạnh về văn hóa của Hà Nội. Nhờ vậy, Hà Nội sẽ có thêm nhiều thuận lợi để phát triển các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề. Hoạt động du lịch được tập trung hơn, không còn tản mạn, vừa góp phần quảng bá hình ảnh, vừa đem lại hiệu quả kinh tế. Từ đó góp phần phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống…”, PGS.TS Bùi Thị An chia sẻ.

Cũng theo PGS.TS Bùi Thị An, việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa là tốt, tuy nhiên, cần đảm bảo sự phát triển hài hòa. Trong nội dung dự thảo Nghị quyết đã đưa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ về văn hóa kinh doanh, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường. Chính quyền phải siết chặt quản lý; đồng thời các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt nhằm giữ gìn nét văn hóa đặc trưng, tránh thương mại hóa quá mức dẫn đến mất đi bản sắc vốn có…

Cùng đó, dự thảo Nghị quyết quy định rõ các khoản thu được sử dụng để bảo đảm chi trả cho việc quản lý, vận hành khu phát triển thương mại và văn hóa; cải tạo, chỉnh trang, bảo vệ cảnh quan và di sản văn hoá vật thể trong khu phát triển thương mại và văn hóa; bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh, trật tự trong khu phát triển thương mại và văn hóa; xây dựng, lắp đặt các các công trình mỹ thuật, công trình văn hoá phục vụ cho đời sống văn hoá của người dân... Những quy định này sẽ giúp nâng cao niềm tin của người dân, doanh nghiệp và đảm bảo sự phát triển bền vững của khu phát triển thương mại và văn hóa trong tương lai.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thu hút nhân tài công nghệ số bằng chính sách ưu đãi đột phá

Thu hút nhân tài công nghệ số bằng chính sách ưu đãi đột phá

Những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ số sẽ được thụ hưởng loạt chính sách ưu đãi vượt trội về thuế thu nhập cá nhân, cấp visa, hỗ trợ nghiên cứu, đào tạo… theo quy định của Luật Công nghiệp Công nghệ số vừa được Quốc hội thông qua. Đây được xem là bước đột phá lớn trong chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài, góp phần đưa Việt Nam vươn lên mạnh mẽ trong thời đại chuyển đổi số.
Điều tra 5 người gây lãng phí hơn 850 tỷ đồng ở dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

Điều tra 5 người gây lãng phí hơn 850 tỷ đồng ở dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

Cơ quan điều tra đã khởi tố 5 cá nhân liên quan đến việc gây lãng phí và thất thoát tổng cộng hơn 850 tỷ đồng tại hai dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2. Các sai phạm trong quản lý tài sản nhà nước, đấu thầu và thi công đã khiến hai bệnh viện trọng điểm này bị đình trệ hơn 7 năm, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân sách và ảnh hưởng đến tiến độ phục vụ y tế.
Khởi tố nguyên Tổng giám đốc, nhiều lãnh đạo PJICO

Khởi tố nguyên Tổng giám đốc, nhiều lãnh đạo PJICO

Cơ quan Công an đã khởi tố 10 bị can trong vụ án "Nhận hối lộ" xảy ra tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) và các đơn vị liên quan. Các Giám định viên của PJICO bị cáo buộc nhận tiền phần trăm từ các gara xe cơ giới.
Hà Nội triển khai tuyển sinh trực tuyến lớp 6 năm học 2025 - 2026

Hà Nội triển khai tuyển sinh trực tuyến lớp 6 năm học 2025 - 2026

Từ 0 giờ ngày 7/7 đến 24 giờ ngày 9/7/2025, Cổng thông tin tuyển sinh đầu cấp trực tuyến của Hà Nội chính thức mở để tiếp nhận đăng ký tuyển sinh vào lớp 6. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nhằm bảo đảm công tác tuyển sinh đầu cấp diễn ra đồng bộ, thuận tiện và minh bạch. Năm học 2025 - 2026, toàn thành phố dự kiến tuyển khoảng 161.000 học sinh vào lớp 6.
Công chứng điện tử có giá trị như văn bản giấy, thuận tiện giao dịch

Công chứng điện tử có giá trị như văn bản giấy, thuận tiện giao dịch

Luật Công chứng 2024 và Nghị định 104/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 với rất nhiều thay đổi, người dân cần nắm rõ để thuận tiện khi thực hiện các giao dịch.
Không khởi tố vụ án hình sự đối với Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam

Không khởi tố vụ án hình sự đối với Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam

Bộ Công an đã quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, sau khi điều tra các thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc công ty này bán thịt lợn nhiễm bệnh. Quyết định được công bố sau quá trình xác minh của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, khẳng định không có căn cứ xử lý hình sự.
Bắt hai cựu Tổng giám đốc Pjico Đào Nam Hải và Nguyễn Thị Hương Giang

Bắt hai cựu Tổng giám đốc Pjico Đào Nam Hải và Nguyễn Thị Hương Giang

Cơ quan điều tra vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Đào Nam Hải và bà Nguyễn Thị Hương Giang, cả hai đều là cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (Pjico), để điều tra về những sai phạm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Tin khác

Kịp thời xử lý tình trạng vứt xác lợn gây ô nhiễm môi trường

Kịp thời xử lý tình trạng vứt xác lợn gây ô nhiễm môi trường

Trước tình trạng một số đối tượng lén lút vứt xác lợn ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận, chính quyền phường Tùng Thiện đã vào cuộc khẩn trương, thể hiện tinh thần trách nhiệm và hành động quyết liệt để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 2- Đánh thức "tài nguyên mềm" đang ngủ say

Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 2- Đánh thức "tài nguyên mềm" đang ngủ say

Như đã đề cập, Hà Nội không thiếu tiềm năng về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thậm chí, so với nhiều địa phương khác, Thủ đô đang sở hữu hệ sinh thái giáo dục - nghiên cứu - doanh nghiệp công nghệ có quy mô và chất lượng hàng đầu cả nước. Tuy nhiên, việc đánh thức và khai thác hiệu quả các “tài nguyên mềm” này vẫn là bài toán cần lời giải căn cơ, đồng bộ và dài hơi.
Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 1- Từ hội đủ "thiên thời, địa lợi, nhân hòa"

Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 1- Từ hội đủ "thiên thời, địa lợi, nhân hòa"

Hà Nội đang từng bước khẳng định vai trò trung tâm đổi mới sáng tạo, lấy khoa học, công nghệ, chuyển đối số và trí tuệ con người làm động lực phát triển. Với mạng lưới trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu, đội ngũ trí thức dồi dào cùng hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ năng động, Thủ đô có đầy đủ điều kiện để cất cánh. Loạt bài “Hà Nội cất cánh từ trí tuệ và công nghệ” sẽ khắc họa rõ nét những tiềm năng, định hướng và hành động của Thành phố trên hành trình xây dựng một đô thị sáng tạo, hiện đại và bền vững.
Cử tri đề nghị công khai danh sách các cơ sở sản xuất, buôn bán hàng giả, kém chất lượng

Cử tri đề nghị công khai danh sách các cơ sở sản xuất, buôn bán hàng giả, kém chất lượng

Ngày 4/7, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các đại biểu Đơn vị bầu cử số 3 đã có buổi tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Đề xuất ban hành hướng dẫn thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới

Đề xuất ban hành hướng dẫn thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới

Cử tri xã Thuận An kiến nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh, gia hạn lộ trình tinh gọn bộ máy tổ chức cấp xã do còn nhiều cán bộ dôi dư, đồng thời đề xuất sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới, đặc biệt liên quan đến tổ chức, chế độ chính sách cho Hội đồng nhân dân cấp xã.
GRDP của Hà Nội ước tăng 7,63% trong 6 tháng đầu năm

GRDP của Hà Nội ước tăng 7,63% trong 6 tháng đầu năm

Theo Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 ước tăng 7,63% so với cùng kỳ năm trước, vượt cả mức kịch bản tăng trưởng đề ra.
Khoảng 30.000 người dự Lễ diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

Khoảng 30.000 người dự Lễ diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

Với quy mô lớn, yêu cầu chính trị cao và ý nghĩa sâu sắc, Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 là sự kiện trọng đại, tri ân quá khứ, khẳng định hiện tại và tiếp thêm động lực cho hành trình phát triển tương lai của đất nước.
Nâng cao sức mạnh văn hóa - thể thao vì Thủ đô giàu đẹp, văn minh

Nâng cao sức mạnh văn hóa - thể thao vì Thủ đô giàu đẹp, văn minh

Ngày 3/7, tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, đã diễn ra Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt, là dịp để Đảng bộ nhìn lại chặng đường lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm kỳ qua, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho giai đoạn phát triển mới.
Giúp xã đảo Minh Châu nâng cao năng lực ứng phó mưa bão

Giúp xã đảo Minh Châu nâng cao năng lực ứng phó mưa bão

Ngày 3/7, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phối hợp với đơn vị tài trợ tổ chức trao tặng 180 áo phao và 20 chiếc xuồng cứu hộ cho Ủy ban nhân dân xã Minh Châu. Đây là hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ địa phương tăng cường năng lực ứng phó với thiên tai, bảo đảm an toàn cho người dân trong mùa mưa bão.
Hà Nội: GRDP 6 tháng đầu năm 2025 ước tăng 7,63%, dịch vụ tiếp tục là trụ đỡ

Hà Nội: GRDP 6 tháng đầu năm 2025 ước tăng 7,63%, dịch vụ tiếp tục là trụ đỡ

Bất chấp những thách thức từ biến động kinh tế toàn cầu và sức mua trong nước chững lại, kinh tế Thủ đô tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực. Theo Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 ước tăng 7,63% so với cùng kỳ năm trước, vượt cả mức kịch bản tăng trưởng đề ra.
Xem thêm
Phiên bản di động