-->

Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế

Thực hiện quy định tại Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô, Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa BID “gà” đẻ trứng vàng

Trao quyền tự quản để phát triển không gian văn hóa - thương mại Thủ đô

Theo dự thảo Nghị quyết, khu phát triển thương mại và văn hóa được thành lập tại các địa điểm có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa, khu du lịch hoặc điểm du lịch được Nhà nước và quốc tế công nhận.

Mục tiêu chính là thu hút và phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại, bảo tồn các ngành nghề truyền thống, đồng thời cải thiện đời sống người dân.

Điểm nổi bật của mô hình này là nguyên tắc tự nguyện, tự quản và đảm bảo sự đồng thuận của đa số cư dân trên địa bàn, với các tiêu chuẩn về văn hóa kinh doanh, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường cao hơn so với quy định hiện hành.

Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế
Khơi dậy tiềm năng làng nghề truyền thống Bát Tràng qua khu phát triển thương mại và văn hóa.

Theo dự thảo Quy chế mẫu, khu phát triển thương mại và văn hóa được tổ chức với ba cấp. Đầu tiên là Hội nghị cộng đồng - cơ quan quyết định cao nhất, bao gồm đại diện các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và dân cư cùng đại diện Ủy ban nhân dân cấp cơ sở, Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở. Hội nghị này được tổ chức thường niên hoặc bất thường để quyết định các vấn đề quan trọng của khu vực.

Tiếp đến là Hội đồng quản lý - cơ quan điều hành, có ít nhất 9 thành viên với nhiệm kỳ 5 năm. Hội đồng quản lý đại diện cho khu phát triển thương mại và văn hóa trong các mối quan hệ, tổ chức thực hiện các hoạt động bảo vệ cảnh quan, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, và quản lý các khoản thu chi. Cuối cùng là đơn vị quản lý vận hành, có thể là chính Hội đồng quản lý hoặc một đơn vị chuyên nghiệp được thuê để thực hiện công tác quản lý, vận hành hằng ngày.

Khu phát triển thương mại và văn hóa thực hiện nhiều hoạt động đa dạng như tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội, biểu diễn nghệ thuật; phát triển hệ thống cửa hàng, chợ, trung tâm thương mại gắn với đặc điểm văn hóa địa phương; quảng bá, giới thiệu các hoạt động du lịch; thực hiện các hoạt động tạo cảnh quan, vệ sinh đường phố, bảo vệ môi trường; tổ chức giao thông và giữ gìn an ninh trật tự.

Để có kinh phí hoạt động, khu phát triển thương mại và văn hóa được phép thu các khoản từ bán vé tham quan, biểu diễn nghệ thuật; từ hoạt động trông giữ phương tiện và dịch vụ khác; từ khoản đóng góp của cư dân, tổ chức, doanh nghiệp; từ các khoản chi của Nhà nước theo quy định; và từ các nguồn hợp pháp khác. Quan trọng là các khoản thu này phải theo nguyên tắc không nhằm mục tiêu lợi nhuận, chỉ để bảo đảm chi trả cho các hoạt động của khu vực, đồng thời đảm bảo công bằng cho các đối tượng như gia đình chính sách, người có công, người khuyết tật và hộ kinh doanh nhỏ.

Nhiều ý kiến đóng góp đa chiều

Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế
Cơ hội phục hưng làng nghề Vạn Phúc qua mô hình mới.

Trong quá trình lấy ý kiến, đa số người dân bày tỏ quan điểm về việc ban hành Nghị quyết là đúng đắn. Nhiều người bày tỏ việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa dự kiến sẽ mang lại nhiều tác động tích cực như tạo cơ chế huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại, văn hóa, du lịch; nâng cao cảnh quan, môi trường sống cho người dân; phát huy giá trị văn hóa, bảo tồn các ngành nghề truyền thống; tăng nguồn thu từ du lịch và các hoạt động thương mại; tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân.

Ông Vũ Hà, đảng viên thuộc phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội cho biết: "Tôi đồng ý với mô hình khu phát triển thương mại và văn hóa, tuy nhiên, cần làm rõ thêm về nội dung liên quan đến quy hoạch, quỹ đất và phân bổ ở những địa bàn nào, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội đang chuyển đổi sang mô hình chính quyền 2 cấp (bỏ cấp huyện, quận).

Cần xác định rõ có nhất thiết địa bàn nào cũng phải có Khu phát triển thương mại và văn hóa hay thành phố chỉ nên lập một số khu có quy mô lớn gắn với sản phẩm đặc trưng, như khu gốm Bát Tràng, khu dệt lụa Vạn Phúc, khu thủ công mỹ nghệ... Việc này sẽ giúp tập trung nguồn lực và tạo điểm nhấn cho từng khu vực, thay vì dàn trải và thiếu tính đặc thù".

Trong khi đó, bà Đinh Thị Hồng Vui (cán bộ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) nêu quan điểm: "Tôi ủng hộ việc thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa nhưng cần quy định rõ hơn về việc bảo tồn không gian kiến trúc truyền thống. Nhiều hộ kinh doanh trong khu vực có xu hướng cải tạo mặt tiền hoặc phá dỡ nhà cổ theo kiểu hiện đại, làm mất đi nét đặc trưng của các khu phố cổ, làng nghề truyền thống. Đề nghị có quy định cụ thể về việc giữ gìn kiến trúc đặc trưng khi sửa chữa, cải tạo nhà cửa".

Là một người trẻ yêu văn hóa truyền thống, bạn Minh Ngọc, đến từ phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm cho rằng: "Tôi đề xuất bổ sung các chính sách ưu đãi cụ thể cho các nghệ nhân, người làm nghề truyền thống trong khu phát triển thương mại và văn hóa. Việc gìn giữ và phát triển các ngành nghề truyền thống cần được đặt ở vị trí trung tâm, không chỉ là một hoạt động phụ trợ cho du lịch và thương mại".

Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa đang được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Thành phố để lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng. Với một mô hình quản lý đô thị mới, sự tham gia đóng góp của người dân là vô cùng quan trọng để hoàn thiện cơ chế này.

Các ý kiến đóng góp có thể gửi về Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội hoặc đăng tải trực tiếp trên cổng thông tin điện tử của Thành phố. Mỗi góp ý đều có giá trị trong việc xây dựng một cơ chế phù hợp, hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Ngày 13/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - việc làm (AJC Open Day - Job Fair 2025) với chủ đề "Phá thạch khai hoa". Sự kiện là cơ hội để học sinh THPT tìm hiểu về các chuyên ngành đào tạo tại Học viện, đồng thời giúp sinh viên tiếp cận với các nhà tuyển dụng uy tín.
Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên số

Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 lan rộng trên mọi lĩnh vực, các Công đoàn cơ sở (CĐCS) cũng không đứng ngoài cuộc. Đặc biệt tại khối doanh nghiệp, nơi người lao động (NLĐ) đang trực tiếp chịu ảnh hưởng từ quá trình số hóa sản xuất và quản trị, các CĐCS đã và đang có những chuyển biến mạnh mẽ nhằm thích ứng với thời đại mới.
Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người học đưa ra những lựa chọn đúng đắn về ngành nghề và con đường học tập. Việc tư vấn, hướng nghiệp đúng, trúng và hiệu quả sẽ tạo tiền đề cho việc đào tạo được nguồn nhân lực, nhân tài, góp phần tạo ra một lực lượng lao động trong tương lai có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, có năng lực chuyên môn, tay nghề cao, từ đó thực hiện hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Ngày 13/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có công văn số 1409/UBND-NC về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại số 8 ngách 14 ngõ 69 phố Trung Liệt, phường Trung Liệt, quận Đống Đa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.

Tin khác

Vị tướng Trường Sơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Vị tướng Trường Sơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Vừa qua, tại Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã diễn ra Lễ đón nhận danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" do Chủ tịch nước truy tặng cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.
Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Sinh ra nơi mảnh đất Sơn Tây (Hà Nội), họa sĩ Lê Thu Huyền lớn lên cùng kỷ luật thép của con nhà lính. Gai góc, mạnh mẽ trong cá tính, thế nên chị cũng chọn cho mình con đường nghệ thuật đầy thăng trầm và cảm xúc. Chị dành cả tuổi trẻ để dấn thân vào hội họa, không chỉ để sáng tác mà còn để góp phần chữa lành, kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến với mọi tầng lớp - từ trẻ nhỏ miền núi xa xôi đến những nhà sưu tầm quốc tế yêu nét tinh tế của mỹ thuật Việt Nam.
"Hẹn ước Bắc - Nam" - Chương trình chính luận nghệ thuật có quy mô hoành tráng

"Hẹn ước Bắc - Nam" - Chương trình chính luận nghệ thuật có quy mô hoành tráng

Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” được tổ chức vào 20h10 ngày 22/4/2025 tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam, tiếp sóng trên các kênh truyền hình Trung ương, địa phương và phát trực tuyến trên các nền tảng truyền thông internet.
Lễ hội Làng Sen năm 2025 có nhiều hoạt động đặc sắc

Lễ hội Làng Sen năm 2025 có nhiều hoạt động đặc sắc

Chiều 9/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp báo công bố chương trình Lễ hội Làng Sen 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc, gắn với khánh thành Tượng đài “Bác Hồ về thăm quê” và quảng bá tour du lịch “Về quê Bác”.
Người trong cuộc kể lại thời khắc lịch sử sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước

Người trong cuộc kể lại thời khắc lịch sử sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước

Ngày 9/4, tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, đã diễn ra chương trình giao lưu gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô

Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô

Thời gian qua, Hà Nội đã và đang tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm quảng bá văn hóa, du lịch của Thủ đô. Việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa; trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ phát huy được lợi thế, có thêm nhiều thuận lợi để Hà Nội phát triển các sản phẩm làng nghề. Hoạt động du lịch trên địa bàn được tổ chức bài bản hơn vừa góp phần quảng bá hình ảnh, vừa đem lại hiệu quả kinh tế.
Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống

Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống

Cứ 5 năm một lần, vào dịp 9-11/3 Âm lịch, những người con làng Đăm (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm) lại nô nức trở về quê hương để tham dự Lễ hội bơi Đăm truyền thống. Lễ hội được tổ chức công phu, kỹ lưỡng không chỉ thu hút người dân trong và ngoài quận mà còn là điểm đến ưa thích của du khách thập phương.
Bãi giữa sông Hồng: Tiềm năng vàng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội

Bãi giữa sông Hồng: Tiềm năng vàng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội

Vừa qua, dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội lấy ý kiến. Một tầm nhìn mới đang dần hình thành khi biến khu vực bãi giữa sông Hồng thành không gian công viên văn hóa sáng tạo, hướng tới một trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản qua lễ hội chùa Phúc Sơn

Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản qua lễ hội chùa Phúc Sơn

Gắn liền với công cuộc khai hoang lấn biển cách đây hơn 5 thế kỷ, lễ hội chùa Phúc Sơn là ngày hội truyền thống của người dân xã Hải Trung (huyện Hải Hậu, Nam Định). Đây là ngày hội văn hóa gắn liền với Phật giáo, các tín ngưỡng dân gian bản địa và tưởng nhớ tứ tổ đã khai sáng vùng đất Quần Anh xưa (nay thuộc địa phận huyện Hải Hậu).
Nắng đầu mùa

Nắng đầu mùa

Sớm cuối tuần, tôi tự cho phép mình ngủ thêm một chút. Khi tỉnh giấc, giọt nắng đầu mùa tinh nghịch lọt qua khe rèm, soi lấp lánh trên chiếc gương trang điểm. Tôi bước ra, mở cửa ban-công nhìn xuống phố. Ô kìa, nắng đầu mùa đang chan hòa trên vạn vật.
Xem thêm
Phiên bản di động