Phục dựng nét tinh hoa Gốm Bát Tràng
Bát Tràng: Nâng cao văn hoá và an ninh từ nông thôn mới | |
Thủ tướng thăm làng gốm Bát Tràng |
Gặp chị Hà Thị Vinh, Phó Chủ tịch Hội Gốm sứ Bát Tràng Hà Nội vào một ngày cuối năm 2018, khi cái lạnh của những con gió mùa Đông Bắc cường độ có phần giảm dần để đón chào nắng xuân ấm áp, nói về nghề chị Vinh kể, chị là đời thứ 19 dòng họ có gốc tại quê Bát Tràng, là đời thứ 15 làm nghề gốm. Cho đến này, các con chị là đời thứ 16 làm nghề này, họ là những tiến sỹ, họa sỹ đã và đang cống hiến cho nghề gốm và mang đến hơi thở cho từng sản phẩm tinh hoa của gốm Bát Tràng hôm nay.
Nghệ nhân, doanh nhân Hà Thị Vinh giới thiệu về việc phục dựng gạch cổ Bát Tràng. |
Kể về cuộc hành trình giữ nghề gốm sứ của Hà Nội, chị Vinh vẫn còn hồi hộp và ví như đó là một cuộc hành trình ly kỳ, như trong mơ… “Bắt đầu làm việc ở Xí nghiệp gốm sứ Bát Tràng từ năm 1972, mặc dù rất tâm huyết với công việc nhưng vào năm 1988 chồng bị tai nạn chấn thương sọ não phải nằm viện điều trị lâu dài, cộng với việc phải nuôi dưỡng và chăm sóc 3 con nhỏ, nên tôi đành phải làm đơn xin nghỉ chế độ để chăm sóc gia đình, đồng thời tìm hướng đi mới trong việc sản xuất sản phẩm gốm sứ. Tuy nhiên, vừa để mưu sinh, vừa để góp phần bảo tồn di sản cha ông để lại, năm 1989, tôi quyết định thành lập Tổ hợp tác Mỹ Hạnh với 6 thành viên sáng lập. Từ đây một chương mới trong cuộc đời thực sự mở ra” - chị Vinh tâm sự.
Thành lập được xí nghiệp và sản xuất ra các sản phẩm đã khó, tìm nơi tiêu thụ sản phẩm còn khó hơn nhiều. Sau nhiều tháng ngày chạy ngược, chạy xuôi cuối cùng các sản phẩm của Xí nghiệp cũng đã dần xuất những lô hàng đầu tiên sang châu Âu và một số nước châu Á. Thương hiệu Gốm sứ Mỹ Hạnh bắt đầu được khẳng định trên thị trường. Từ sự thành công ban đầu, để thích ứng với nền kinh tế mở, năm 1994 chị đã quyết định thành lập Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh.
Đến năm 1997 là năm suy thoái kinh tế khu vực Đông Nam Á, 3 thị trường Nhật, Đài, Hàn đang nằm trong vòng suy thoái. Các nhà nhập khẩu nước ngoài đang mất dần thị trường. Họ đặt hàng rất nhiều đi Hàn Quốc, Đài Loan,... Nhưng lại không đủ năng lực tài chính để lấy hàng về. Chị Vinh xúc động kể, lúc đó, không chỉ Quang Vinh phá sản mà cả làng phá sản. Vậy phải làm thế nào?”. Quang Vinh đã họp bàn rất nhiều và quyết định chơi một ván bài kinh tế, mà cho đến bây giờ chị Vinh vẫn coi là một dấu ấn đặc biệt trên hành trình giữ nghề gốm.
Lòng yêu nghề và yêu tinh hoa văn hóa Hà Nội của người phụ nữ gốc Bát Tràng khiến tôi cảm thấy xúc động, dành lời chúc cho chị đạt được nhiều tâm huyết để tiếp tục giữ gìn, phát triển một Gốm Sứ Bát Tràng đi vào lòng những người yêu thủ công mỹ nghệ Việt Nam và thế giới. |
“Sau khi quyết định, Quang Vinh đã mời tất cả các nhà nhập khẩu của Đài Loan sang Việt Nam, mở “Hội nghị Diên Hồng” ngay tại Bát Tràng. Quang Vinh đã thông báo đến toàn bộ các nhà sản xuất Bát Tràng không được bán hàng rẻ, Quang Vinh sẽ mua tất cả các hàng còn tồn trong dân, trả tiền ngay, nhưng các hộ sản xuất phải cam kết không sản xuất nữa, chờ thị trường ổn định, khi có thông báo của Quang Vinh mới được sản xuất.
Sau khi đạt được thỏa thuận ấy, những nhà bán lẻ Đài Loan sang Việt Nam không thể mua được hàng, họ buộc phải quay về dựa vào các nhà xuất nhập khẩu của nước họ. Khi đó, Quang Vinh đã thỏa thuận được với các nhà xuất nhập khẩu Đài Loan thống nhất mua hết hàng trong dân ở Bát Tràng, đồng thời cam kết nâng giá 10% tại thị trường Đài Loan. Theo đó, các công ty xuất nhập khẩu Đài Loan đã xắp xếp lại thị trường ổn định”, chị Vinh kể lại câu chuyện ly kỳ trong nghề làm gốm.
Ai cũng biết, làng nghề Gốm Bát Tràng và làng Lụa Vạn Phúc là 2 làng nghề được Thành phố quan tâm, đưa vào quy hoạch phát triển làng nghề tiêu biểu của Hà Nội. Nhưng cùng với sự quan tâm đầu tư và vào cuộc của Thành phố, là sự chung tay góp sức của những con người luôn đau đáu với nghề truyền thống như chị Hà Thị Vinh.
Dẫn chúng tôi đi thăm xưởng gốm rộng hàng ngàn mét vuông (tại cơ sở 2 Đông Triều, Quảng Ninh), chị Vinh bật mí, không chỉ có gốm đâu, Quang Vinh còn đang phục chế gạch Bát Tràng cổ bị thất truyền lâu rồi. Tại vùng đất này có nguyên liệu làm gạch cổ rất tốt, Quang Vinh đã nghiên cứu rất kỹ, lượng nhôm trong đất sét ở đây cao, đảm bảo phục chế được gạch Bát Tràng cổ đã thất truyền. Đồng thời, Quang Vinh cũng thu gạch phế liệu ở các vùng xung quanh, phối với các chất liệu theo bí quyết riêng để làm gạch cổ Bát Tràng. Gạch có thể chịu được 1200 độ đến 1350 độ ngang với độ chịu nhiệt của sứ”, chị Vinh cho biết.
Vậy tại sao chị lại tâm huyết với việc phục chế gạch Bát Tràng cổ đến thế? Chị Vinh nói: “Làng nghề Bát Tràng không chỉ là làng nghề truyền thống lưu giữ những giá trị tinh hoa của Hà Nội, của Việt Nam, mà còn là một di tích, địa điểm tham quan, thưởng lãm của du khách trong nước và quốc tế. Thời gian qua hàng chục năm những công trình cổ của làng đã không còn được như xưa. Gạch cổ Bát Tràng sẽ mang về phục vụ các công trình tại Bát Tràng, lát trên các con đường cổ Bát Tràng, phục dựng những nét cổ kính xưa kia, đó là tâm huyết của chị và Quang Vinh”.
Chị Vinh nói: “Làng nghề Bát Tràng không chỉ là làng nghề truyền thống lưu giữ những giá trị tinh hoa của Hà Nội, của Việt Nam, mà còn là một di tích, địa điểm tham quan, thưởng lãm của du khách trong nước và quốc tế. Thời gian qua hàng chục năm những công trình cổ của làng đã không còn được như xưa. Gạch cổ Bát Tràng sẽ mang về phục vụ các công trình tại Bát Tràng, lát trên các con đường cổ Bát Tràng, phục dựng những nét cổ kính xưa kia, đó là tâm huyết của chị và Quang Vinh”. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn
Gương sáng 21/01/2025 17:54
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật
Gương sáng 31/12/2024 20:22
Chuyện về người tuần đường mẫn cán
Gương sáng 31/12/2024 08:17
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37