--> -->

“Phủ sóng” nước sạch về nông thôn

Trong nhiều năm qua, TP Hà Nội luôn quan tâm thực hiện có hiệu quả chương trình nước sạch nông thôn để nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng, nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nhất là nguồn lực đầu tư còn hạn chế nên đến nay tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn còn thấp
tin nhap 20180628111013 Nỗ lực để người dân có đủ nước sạch sử dụng trong mùa hè
tin nhap 20180628111013 Nguồn nước ngày càng suy thoái
tin nhap 20180628111013 Phúc Thọ: Những chuyển biến tích cực từ cuộc vận động 3 sạch

Được sử dụng nước sạch phục vụ cuộc sống hằng ngày là nhu cầu thiết yếu của người dân. Tuy nhiên, với hệ thống cấp nước hiện tại, nhu cầu chính đáng của người dân vượt xa so với khả năng cấp nước của thành phố.

Khu vực nông thôn Hà Nội gồm có 416 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 17 huyện (Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thanh Trì, Thạch Thất, Đan Phượng, Thanh Oai, Phúc Thọ, Thường Tín, Chương Mỹ, Hoài Đức, Quốc Oai, Ba Vì) và thị xã Sơn Tây.

Theo khảo sát của Sở Xây dựng Hà Nội, ở thời điểm tháng 6/2016, khu vực nông thôn mới chỉ có khoảng 37,2% người dân được tiếp cận với nguồn nước sạch (khoảng 1.611.913/4.331.265 người). Hệ thống nước sạch nông thôn gồm có113 công trình cấp nước tập trung từ các nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình 134, chương trình 135…

tin nhap 20180628111013
Trạm cấp nước thôn Yến Vĩ (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức).

Trong đó, có 84 công trình hoạt động ổn định (4 công trình chuyển thành trạm bơm tăng áp); 26 công trình hoạt động kém hiệu quả hoặc ngừng hoạt động; 03 công trình đã được thanh lý trung chuyển; 6/7 công trình đầu tư bằng nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới. Một số xã, thị trấn thuộc huyện Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Oai, Sơn Tây, Phúc Thọ, Ba Vì… được cung cấp nước từ hệ thống cấp nước tập trung của thành phố với phạm vi, lưu lượng hạn chế.

Chất lượng nước sạch nông thôn không đồng đều, tại một số trạm xử lý chưa thực sự đảm bảo chất lượng do công nghệ xử lý đã lạc hậu; chất lượng nước nguồn suy giảm, có nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng; công tác duy tu, duy trì trạm xử lý và đường ống không được quan tâm thường xuyên dẫn đến công trình nhanh xuống cấp… Đến hết năm 2017, UBND Thành phố đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 20 nhà đầu tư thực hiện 31 dự án với phạm vi cấp nước cho 239 xã, khoảng 549.347 hộ, với khoảng 2.203.000 người.

Các dự án tiêu biểu như: Dự án phát triển mạng lưới phân phối nước sạch cho các xã thuộc huyện Sóc Sơn (18 xã), Đông Anh (9 xã), Gia Lâm (5 xã); Dự án đầu tư phát triển mạng lưới phân phối nước sạch cho các xã thuộc huyện Thường Tín (26 xã), Mỹ Đức (20 xã), Ứng Hòa (27 xã), Thanh Oai (17 xã); Dự án Nối mạng, cấp nước 15 xã, thị trấn: Lại Yên, Song Phương, Tiền Yên, Đắc Sở, Đức Giang, Sơn Đồng, Vân Canh, Đức

Thượng, Kim Chung, Di Trạch, Yên Sở, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế và thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức; Dự án cấp nước cho 28 đơn vị hành chính huyện Phú Xuyên... Dự kiến khi các dự án hoàn thành sẽ nâng số xã được cấp nước lên 363 xã tương đương khoảng 953.728 hộ, khoảng 3.814.913 người, nâng tỷ lệ cấp nước khu vực nông thôn lên khoảng 88%.Đến thời điểm tháng 4/2018 tỷ lệ cung cấp nước sạch ở khu vực này mới chỉ đạt 49,4%. Qua khảo sát tại một số huyện như Phúc Thọ, Sóc Sơn, Thạch Thất, Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm tỉ lệ người dân dùng nước tự nhiên để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày còn khá phổ biến.

Nhìn những chiếc giếng khoan, giếng đào, ao, hồ… không ai có thể nghĩ đây lại là nguồn nước mà người dân các xã vẫn thường sử dụng cho mọi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày.Bà Nguyễn Thị Hải (trưởng thôn 7, xã Đông Dư, huyện Gia Lâm) cho biết: “Mấy chục năm qua chúng tôi vẫn sử dụng nguồn nước đó. Chỉ mỗi nước uống là phải mua nước đóng bình loại 20l/bình, còn lại đều sử dụng nước giếng khoan để phục vụ cho sinh hoạt, từ ăn uống đến tắm giặt”.

Cũng theo bà Hải, hiện thôn 7 có 520 hộ dân, với gần 1.600 nhân khẩu, dù biết nguồn nước giếng khoan không bảo đảm vệ sinh, có thể gây bệnh khi sử dụng trong ăn uống nhưng người dân nơi đây vẫn phải sử dụng vì không có nguồn nước nào khác do đường ống cấp nước sạch đã có ở xã Đông Dư từ mấy năm trước nhưng hiện tại vẫn chưa vươn tới được thôn 7. Người dân trong thôn đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền, đề nghị đấu nối đường ống để đưa nước sạch về thôn nhưng cho tới nay nguồn nước sạch vẫn chưa tới. Cùng chung cảnh ngộ như thôn 7 là các thôn Đình Vỹ, Đỗ Xá, Lại Hoàng, Liên Đàm thuộc xã Yên Thường (Gia Lâm).

Mặc dù, nằm gần trung tâm nhưng hiện tại trên địa bàn huyện Gia Lâm vẫn còn 4 xã chưa có nước sạch. Trên địa bàn thành phố, nhiều huyện số xã được cấp nước sạch rất ít. Điển hình như huyện Mỹ Đức. Toàn huyện có 21 xã và một thị trấn Đại Nghĩa với tổng số dân 194.000 người. Thế nhưng, hiện tại trên địa bàn huyện chỉ có duy nhất 1 xã được cấp nước sạch là xã Hương Sơn, với tổng số dân là 22.000 người. So với tổng số dân của cả huyện số người dân được sử dụng nước sạch đạt 11,3%.

Số dân còn lại ở các xã khác trên địa bàn huyện vẫn đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ nguồn giếng khoan, giếng đào và nước mưa… Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Nghiêm Huấn (Phó trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Mỹ Đức) cho biết: Thực tế, một vài năm trở lại đây, tại nhiều xã chưa có nước sạch, nhiều gia đình có điều kiện kinh tế chủ động khoan giếng, mua sắm thiết bị lọc xử lý nước, nhưng do địa chất nhiều khu vực nhiều đá vôi nên người dân không khoan được giếng nên vẫn phải sử dụng nước mưa trữ trong chum, vại, bể chứa, nước ao, hồ để sử dụng…bởi mạng lưới nước sạch trên địa bàn huyện chưa có.

Do những tác động từ ô nhiễm môi trường nên nguồn nước tự nhiên không còn đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Vì vậy nên huyện rất mong mỏi thành phố cho xây dựng nhiều hơn các trạm cung cấp nước sạch cho người dân Mỹ Đức. Đây là những thách thức không riêng Mỹ Đức mà nhiều địa phương hiện cũng đang trăn trở trong việc thúc đẩy tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch.

Hà Phong - Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Yêu cầu “chốt” điểm tái định cư của 2 dự án đường sắt quốc gia trong tuần tới

Yêu cầu “chốt” điểm tái định cư của 2 dự án đường sắt quốc gia trong tuần tới

Về tiến độ triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (đoạn qua địa bàn Hà Nội), Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị các xã liên quan cần chủ động và trong tuần sau phải "chốt" được các điểm tái định cư trên địa bàn.
Hà Nội xây dựng Nghị quyết về chính sách đặc thù phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hà Nội xây dựng Nghị quyết về chính sách đặc thù phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hà Nội đang xây dựng Nghị quyết quy định chi tiết một số chính sách đặc thù nhằm phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó có cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu. Đây được xem là bước đi đột phá, góp phần tháo gỡ rào cản, thúc đẩy tinh thần dám nghĩ, dám làm, khuyến khích các tổ chức, cá nhân mạnh dạn triển khai những nhiệm vụ khoa học có tính mới, tính sáng tạo và tiềm ẩn rủi ro cao.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như hiện hành là 2.000 đồng/lít đến hết năm 2026.
Cục Bà mẹ và Trẻ em lên tiếng về vụ trẻ bị bạo hành ở Trường Mầm non Gia Thụy

Cục Bà mẹ và Trẻ em lên tiếng về vụ trẻ bị bạo hành ở Trường Mầm non Gia Thụy

Liên quan vụ việc nghi trẻ bị bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, phường Bồ Đề, Hà Nội, sáng 11/7, Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông (Cục Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc.
Giá bản quyền truyền hình World Cup 2026: Giá cao khiến áp lực lớn với các nhà đài

Giá bản quyền truyền hình World Cup 2026: Giá cao khiến áp lực lớn với các nhà đài

Cuộc đàm phán mua bản quyền phát sóng World Cup 2026 tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn đầy thử thách khi mức giá được phía đơn vị nắm giữ bản quyền đưa ra lên tới "hai con số" triệu USD. Đây là con số vượt ngưỡng 15 triệu USD mà các đài truyền hình trong nước từng chi trả để sở hữu bản quyền World Cup 2022 tại Qatar.
Grok 4, trí tuệ nhân tạo đa năng, mạnh mẽ từ xAI

Grok 4, trí tuệ nhân tạo đa năng, mạnh mẽ từ xAI

Tối 10/7 (giờ Mỹ), tỷ phú Elon Musk cùng công ty xAI đã chính thức công bố Grok 4 - phiên bản mới nhất của chatbot AI đang phát triển trên nền tảng mạng xã hội X.
Chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026

Chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026

Ngày 11/7, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên thứ hai, thống nhất đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026 để trình Thủ tướng quyết định.

Tin khác

Huyện Hưng Nguyên công bố Quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Hưng Nguyên công bố Quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 7/6, huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động