--> -->

Nỗ lực kìm chế tai nạn lao động

Theo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), so với năm 2020, tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) năm 2021 giảm ở tất cả các chỉ số, cả trong khu vực có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động, tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng.
Chủ động phòng ngừa tai nạn tại nơi sản xuất Nâng cao nhận thức về an toàn lao động tại làng nghề Khi an toàn lao động được đặt lên hàng đầu

Tai nạn lao động trong năm 2021 giảm

Mới đây, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương để thống nhất kế hoạch tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2022, Bộ LĐ-TB&XH đã có báo cáo đánh giá về tình hình TNĐ năm 2021.

Theo đó, năm 2021, trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19 nhưng với những nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn thể người lao động, công tác ATVSLĐ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. So với năm 2020, tình hình TNLĐ năm 2021 giảm ở tất cả các chỉ số, cả trong khu vực có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động, TNLĐ chết người và TNLĐ nặng.

Nỗ lực kìm chế tai nạn lao động
Công tác đảm bảo An toàn vệ sinh lao động luôn được doanh nghiệp quan tâm. Ảnh minh họa

Cụ thể, số vụ TNLĐ trong cả năm 2021 là 6.504 vụ, giảm 1.826 vụ so với năm 2020. Số vụ TNLĐ chết người là 749 vụ, giảm 170 vụ (giảm 18,5% số vụ); 786 người chết, giảm 180 người (giảm 19,63%); 1.495 người bị TNLĐ nặng, giảm 412 người (giảm 21,71%) so với năm 2020. Trong khu vực không có quan hệ lao động, số vụ TNLĐ có người chết là 175 vu, giảm 115 vụ (giảm 39,7%); số người chết là 184 người, giảm 121 người (giảm 39,67%); số người bị thương nặng là 259 người, giảm 21 người (giảm 7,5%) so với năm 2020.

Một trong những nguyên nhân là do ý thức về ATVSLĐ của người lao động, người sử dụng lao động được nâng lên. Bên cạnh đó, đánh giá của Bộ LĐ-TB&XH về lý do dịch bệnh Covid-19 gia tăng đã khiến tình trạng sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Điều này khiến số lao động giảm dẫn đến TNLĐ cũng ít hơn so với năm 2020. Cùng với giảm về số vụ TNLĐ, theo Bộ LĐ-TB&XH trong năm qua, điều kiện lao động cũng được cải thiện đáng kể; phong trào thi đua đảm bảo ATVSLĐ phát triển mạnh.

Trong tổng số mẫu quan trắc môi trường là 500.674 mẫu, có 27.843 mẫu không đạt quy chuẩn vệ sinh lao động, chiếm 5,56%, giảm 0,25% so với cùng kỳ năm 2020. Năm 2021, cả nước có 16.998 công đoàn cơ sở tổ chức các phong trào thi đua về ATVSLĐ, tăng 112% so với năm 2020. Quỹ bảo hiểm TNLĐ và bệnh nghề nghiệp đã giải quyết mới cho 8.648 trường hợp người bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. Tổng chi trả trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, hỗ trợ dưỡng sức, giám định thương tật, phòng ngừa rủi ro, mua bảo hiểm y tế trong năm trên 1.005 tỷ đồng, tăng 234 tỷ đồng so với năm 2020 (771 tỷ đồng).

Các hoạt động hỗ trợ người sử dụng lao động, người lao động như giảm mức đóng bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp về 0% theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được triển khai một cách có hiệu quả theo tinh thần cải cách hành chính. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền ATVSLĐ được đẩy mạnh, số lượt người được huấn luyện ATVSLĐ khoảng trên 2 triệu người và trên 3.5 triệu thiết bị được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động…

Vẫn còn những tồn tại trong công tác ATVSLĐ

Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, công tác ATVSLĐ vẫn còn một số tồn tại như: Số vụ TNLĐ, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại, số lượng người được giám định bệnh nghề nghiệp còn quá ít. Dù số lượng giảm nhưng vẫn có một số vụ TNLĐ nghiêm trọng làm chết người và bị thương nhiều người tại các địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nghệ An, Hải Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương, Quảng Ngãi, Bắc Ninh, Hà Nam, Bình Phước. Các vụ tai nạn chủ yếu xảy ra trong các lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản, điện tử. Tổng chi phí cho tai nạn lao động và thiệt hại tài sản gần 4 nghìn tỷ đồng và hơn 116 nghìn ngày công.

Với chủ đề “Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19”, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 được tổ chức từ ngày 1/5 đến ngày 31/5 ở tất cả các cấp Công đoàn trên cả nước. Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ kết hợp với Tháng Công nhân tại Trung ương sẽ được tổ chức tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô (Hà Nội) vào ngày 28/4/2022. Trong ngày diễn ra Lễ phát động, sẽ có các đoàn đi thăm hỏi, tặng quà các nạn nhân, gia đình nạn nhân bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. Bên cạnh đó, trong Tháng hành động về ATVSLĐ sẽ có các hoạt động tập huấn, hội thi, hội thảo, tuyên truyền, hội nghị chuyên đề, tổ chức khám sức khỏe cho người lao động; xây dựng thông điệp, cảnh báo và phóng sự phát thanh, truyền hình, video hướng dẫn các kỹ năng làm việc an toàn, tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội và phát hành miễn phí tới các doanh nghiệp, người lao động; tổ chức đối thoại hội đồng quốc gia về ATVSLĐ; thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, ATVSLĐ tại các doanh nghiệp khai thác đá, vật liệu xây dựng tai một số tỉnh, thành phố và các dự án xây dựng nhiệt điện, thủy điện…

Về tình trạng khai báo, đánh giá của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, đa số các vụ TNLĐ đã được khai báo và điều tra đúng quy định. Tuy nhiên một số địa phương còn chậm gửi biên bản điều tra về Bộ, số biên bản nhận được chỉ chiếm 23,5% tổng số vụ chết người. Thống kê về tỷ lệ báo cáo của các doanh nghiệp về Sở LĐ-TB&XH còn thấp.

Trong năm 2021, có khoảng 5,31% doanh nghiệp báo cáo về tình hình TNLĐ. Số doanh nghiệp chấp hành báo cáo tình hình TNLĐ chưa đầy đủ. Do vậy, việc tổng hợp, đánh giá tình hình TNLĐ trên toàn quốc còn gặp nhiều khó khăn. Cũng theo Bộ LĐ-TB&XH, công tác điều tra TNLĐ đối với khu vực không có hợp đồng lao động vẫn chưa được triển khai đầy đủ theo quy định của pháp luật. Việc lập biên bản ghi nhận TNLĐ đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động của Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai còn rất hạn chế.

Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH nhận định, trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam đang gặp những khó khăn do dịch bệnh, việc khôi phục, mở cửa bình thường lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, những thách thức và nguy cơ trong công tác ATVSLĐ sẽ gia tăng hiện hữu. Do đó, đòi hỏi các cấp chính quyền cần thực sự quan tâm thúc đẩy thực hiện công tác ATVSLĐ tại địa phương, đặc biệt chính quyền cấp cơ sở trong bố trí nguồn lực về nhân sự, tài chính cho triển khai công tác ATVSLĐ đối với khu vực không có quan hệ lao động.

Người sử dụng lao động cần chú ý thực hiện việc cải thiện điều kiện lao động, quản lý, kiểm soát nguy cơ, rủi ro. Người lao động cần tích cực tìm hiểu và áp dụng các biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc trong doanh nghiệp, hộ gia đình. Các quy định về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực ATVSLĐ cần tiếp tục được rà soát, cải thiện, đặc biệt để tăng tỷ lệ số người được giám định bệnh nghề nghiệp.

Đối với Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022, ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động- Bộ LĐ-TB&XH cho biết, cách thức tổ chức đều mang đến thông điệp, cảnh báo về việc giảm tải TNLĐ và bệnh nghề nghiệp; luôn luôn hướng về người lao động theo hướng liên kết, bảo vệ quyền lợi cho người lao động và hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi nhanh nhưng vẫn không quên nhiệm vụ thích ứng an toàn trong phòng, chống dịch. “Năm nay, việc tổ chức Tháng ATVSLĐ và Tháng Công nhân nhưng trong bối cảnh là hướng tới phục hồi kinh tế và chăm sóc sức khỏe, chế độ chính sách cho người lao động. Đây là nét mới của năm nay”, Cục trưởng Hà Tất Thắng thông tin./.

Tú Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công bố hàng nghìn dịch vụ công trực tuyến tại TP.HCM

Công bố hàng nghìn dịch vụ công trực tuyến tại TP.HCM

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định số 121 về việc công bố danh mục dịch vụ công trên địa bàn Thành phố được cung ứng trên Cổng dịch vụ công quốc gia với 345 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 1.282 dịch vụ công trực tuyến một phần.
Tra cứu dễ dàng đơn vị hành chính 126 xã, phường tại Hà Nội qua bản đồ số iHanoi

Tra cứu dễ dàng đơn vị hành chính 126 xã, phường tại Hà Nội qua bản đồ số iHanoi

Người dân Hà Nội có thể dễ dàng tra cứu thông tin địa giới hành chính mới của 126 xã, phường sau sắp xếp thông qua nền tảng bản đồ số iHanoi. Không chỉ hiển thị ranh giới địa lý, iHanoi còn tích hợp dữ liệu về dân số, lãnh đạo địa phương, số điện thoại đường dây nóng… góp phần hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý và phục vụ người dân trong giai đoạn chuyển đổi số.
HĐND thành phố Hà Nội bầu bổ sung 4 Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026

HĐND thành phố Hà Nội bầu bổ sung 4 Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026

Ngày 10/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội đã miễn nhiệm chức vụ Ủy viên UBND thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2021 - 2026; đồng thời bầu bổ sung chức vụ Ủy viên UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội có tên phố Hàng Lọng; đổi tên công viên Tuổi trẻ Thủ đô thành Công viên Võ Thị Sáu

Hà Nội có tên phố Hàng Lọng; đổi tên công viên Tuổi trẻ Thủ đô thành Công viên Võ Thị Sáu

HĐND Thành phố Hà Nội thông qua việc đặt tên 38 tuyến đường, phố mới, đặt tên 14 công trình công cộng và đổi tên Công viên Tuổi trẻ Thủ đô thành Công viên Võ Thị Sáu.
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch số 3283/KH - BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trao trả hồ sơ chứng tích chiến tranh nhân 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ

Trao trả hồ sơ chứng tích chiến tranh nhân 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ

Ngày 10/7, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ (11/7/1995 - 11/7/2025), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã tổ chức Trưng bày tài liệu "30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ" và trao trả hồ sơ chứng tích chiến tranh cho các gia đình liệt sĩ và cựu chiến binh.
Hiệp thương cử 6 vị giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X

Hiệp thương cử 6 vị giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X

Ngày 10/7, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ tư, khóa X. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương; bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương chủ trì Hội nghị.

Tin khác

Người lao động mong sớm được tăng lương

Người lao động mong sớm được tăng lương

Biết tin Hội đồng tiền lương quốc gia đã họp phiên thứ nhất, bàn việc tăng lương, nhiều người lao động rất phẩn khởi và kỳ vọng lương tối thiểu sẽ được tăng càng sớm càng tốt để cuộc sống bớt phần khó khăn.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - nền tảng cho sự phát triển bền vững

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - nền tảng cho sự phát triển bền vững

Xác định văn hóa là nền tảng phát triển, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo môi trường làm việc an toàn, thân thiện, văn minh, khẳng định giá trị và thương hiệu của doanh nghiệp. Từ đó, giữ chân và thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động.
Từ 1/7, mức hưởng lương hưu tính thế nào?

Từ 1/7, mức hưởng lương hưu tính thế nào?

Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xa hội 2024 chính thức có hiệu lực sẽ mở rộng cơ hội hưởng lương hưu cho người lao động khi rút ngắn thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động xuống tổi thiểu 15 năm đã có thể được hưởng lương hưu.
Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững trong bối cảnh đô thị hóa

Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững trong bối cảnh đô thị hóa

Hà Nội đang đối mặt với bài toán lớn khi tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Trong bối cảnh này, việc đầu tư phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững không chỉ giúp bảo tồn không gian xanh đô thị mà còn mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân. Khu vực ven đô Hà Nội đang trở thành minh chứng rõ nét cho chiến lược này.
Các nhóm công chức nghỉ hưu trước tuổi nhưng không bị trừ tỷ lệ lương hưu

Các nhóm công chức nghỉ hưu trước tuổi nhưng không bị trừ tỷ lệ lương hưu

Nghị định số 154/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế đã quy định các nhóm đối tượng công chức được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu.
Đưa giấc mơ an cư thành hiện thực

Đưa giấc mơ an cư thành hiện thực

Không chỉ là mái nhà che mưa nắng, những ngôi nhà mới ở những nơi ngoại thành xa còn chất chứa tình người, được xây nên từ những bàn tay sẻ chia, từ trái tim ấm áp của tình đồng chí, nghĩa đồng nghiệp. Ở nơi đó, từng viên gạch, từng bức tường không đơn thuần là hồ vữa, mà là hiện thân của sự quan tâm, của tinh thần tương thân tương ái mà tổ chức Công đoàn dành tặng người lao động có hoàn cảnh khó khăn thông qua chương trình “Mái ấm Công đoàn”.
Tặng quà của Chủ tịch nước tới đối tượng chính sách kịp thời trước ngày 30/6

Tặng quà của Chủ tịch nước tới đối tượng chính sách kịp thời trước ngày 30/6

Bộ Nội vụ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Giám đốc Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan của địa phương tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước tới đối tượng chính sách kịp thời, đầy đủ trước ngày 30/6/2025, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Lan tỏa phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”

Lan tỏa phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”

Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” đã và đang được triển khai sâu rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phong trào đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo công nhân lao động và sự đồng hành, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp.
Cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ một năm sẽ bị tinh giản biên chế

Cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ một năm sẽ bị tinh giản biên chế

Từ ngày 16/6, Nghị định 154/2025/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế của Chính phủ chính thức có hiệu lực. Nghị định nêu rõ, cán bộ, công chức, viên chức trong năm trước liền kề hoặc năm xét tinh giản biên chế bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị tinh giản biên chế.
Gia đình văn minh và hạnh phúc: Nền tảng để mỗi thành viên phát triển toàn diện

Gia đình văn minh và hạnh phúc: Nền tảng để mỗi thành viên phát triển toàn diện

Gia đình văn minh và hạnh phúc không chỉ là một mục tiêu lý tưởng của mỗi gia đình mà còn là nền tảng để mỗi thành viên có thể phát triển toàn diện, là nền móng của một xã hội phát triển. Nhưng để đạt được mục tiêu đó thì đều cần sự chung tay, nỗ lực của các thành viên trong gia đình.
Xem thêm
Phiên bản di động