-->

Những người giữ tinh hoa nhà cổ

Hà thành phồn hoa và sầm uất. Giữa phố thị, nhịp đô thị hóa càng rõ nét và đậm đặc hơn cả. Đó là các cao ốc chọc trời, là nhà cao tầng, nhà ống mọc lên san sát… Nhưng, như một nốt nhạc “lạ” quyện trong sự đồng điệu, nhiều người ở nông thôn và ngay cả thành thị đến nay vẫn đam mê những nếp nhà cổ. Họ sẵn sàng chi tiền tỷ chỉ để phục dựng lại những ngôi nhà cổ với lối kiến trúc xưa cũ làm nơi thờ cúng tổ tiên, dòng họ. Trân quý hơn, lưu giữ những tinh hoa nhà cổ lại là những người thợ mộc khéo léo.
nhung nguoi giu tinh hoa nha co Làng cổ Cự Đà: Trăn trở bài toán bảo tồn nhà xưa, nghề cũ
nhung nguoi giu tinh hoa nha co Ngỡ ngàng với kiến trúc hiện đại trong lòng lâu đài cổ gần 400 tuổi

Dựng lại kí ức xưa

Nhắc đến những ngôi làng quy tụ nghệ nhân lưu truyền nghề “thổi hồn” cho gỗ để tạo dựng những nếp nhà cổ quanh Hà thành hẳn chẳng qua được Hương Ngải ở xã Hương Ngải (huyện Thạch Thất), làng Phù Yên ở xã Trường Yên (huyện Chương Mỹ) hay làng Áng Phao ở huyện Thanh Oai… Trên những đất nghề này, ngày mới thường bắt đầu bằng tiếng kêu xèn xẹt của lưỡi cưa nghiến vào thớ gỗ, tiếng đục, tiếng gõ lách cách phát ra từ hàng trăm xưởng mộc. Với người ngoài, những âm thanh tưởng chừng nhức tai ấy thực ra lại là nét đặc trưng rất thi vị mà chỉ có thể qua tiếp xúc và đồng điệu cùng người làng nghề mới thẩm thấu được.

Chúng tôi đến cơ sở chuyên làm nhà gỗ của anh Nguyễn Chí Ba - một nghệ nhân trẻ, tính đến nay là đời thứ ba nối nghề dựng nhà cổ vào một chiều cuối tuần. Khi ấy, khoảng 10 công nhân đang chăm chú với công việc bào cột, chà nhám, đục, chạm hoa văn trên kèo, xà. Tiếng máy bào gỗ, máy chà nhám ù ù, tiếng búa đục đẽo lách cách không ngớt. Toàn thân bám đầy bụi, anh Ba vẫn luôn tay chạm trổ những nhánh hoa mai trên chiếc xà hạ. Sau khi đục tạo hình, anh dùng máy chà nhám đánh bóng cho hoa văn trơn nhẵn, mượt mà. Khúc gỗ thô cứng qua đôi tay khéo léo của người thợ trẻ đã trở nên sinh động, có hồn.

nhung nguoi giu tinh hoa nha co
Bằng đôi bàn tay khéo léo của mình, những người thợ đã làm “sống” lại những ngôi nhà gỗ phong cách xưa, với hoa văn chạm trổ tinh tế, hài hòa trên từng kèo, cột.

Dừng tay lau mồ hôi trên trán, Nguyễn Chí Ba bảo, người thợ trong nghề này phải có “hoa tay”, trí tưởng tượng phong phú và kiên trì. Chỉ có hội tụ những nét này thì thợ mới chạm trổ được hoa văn đẹp. Quá trình chạm trổ phải kiên trì, cẩn thận và chính xác đến từng ly nên chỉ cần lỡ tay là hoa văn bị hư hỏng, phải bỏ phí cả đoạn gỗ quý. Dĩ nhiên, do khắt khe nên chỉ ai yêu nghề, chịu khó, kiên nhẫn thì mới gắn bó lâu dài với nghề được.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyết (56 tuổi) nhưng đã có 40 năm làm nghề dựng nhà cổ ở Áng Phao cho biết: Để làm được một ngôi nhà gỗ cổ cần trải qua rất nhiều công đoạn đòi hỏi cả sự dụng công và dụng tâm. Để hoàn thành mỗi công trình, cần nhiều tháng, có những công trình cần cả năm. Ngoài đôi bàn tay khéo léo, kỹ thuật điêu luyện, người thợ cần có cả tâm huyết thì tác phẩm làm ra mới đạt độ tinh xảo.

nhung nguoi giu tinh hoa nha co

Theo các phó cả ở làng nghề Áng Phao, dù có thể đảm lược được tất thảy các khâu đoạn tạo dựng nên một căn nhà gỗ cổ, thế nhưng thợ nghề nơi đây lại thường chỉ nhận những hợp đồng sản xuất mới hay phục chế lại tượng, của võng, hoành phi, câu đối... ở các đình, chùa. Bởi đây là thế mạnh nhưng phần khác cũng vì khâu đoạn này yêu cầu sự tập trung tỷ mỷ cao, có thể thể hiện tay nghề rõ nét. Được biết ở Áng Phao, để làm ra một sản phẩm đẹp, hoa văn tinh xảo khiến người tiêu dùng lựa chọn, đưa vào sử dụng thì ngay từ khâu đầu tiên lựa gỗ đến khâu cuối cùng là sơn thành phẩm đều yêu cầu người thợ phải làm việc hết sức nghiêm túc và có con mắt lành nghề…

Hữu xạ tự nhiên hương

Theo ông Nguyễn Chí Điền (70 tuổi) ở làng mộc Phù Yên thì cho rằng, để dựng được một ngôi nhà cổ, người thợ phải “đa năng” và hội tụ nhiều hiểu biết. Nói cách khác, họ phải biết và am tường từ việc chọn nguyên liệu đến cách làm, cách dựng. Bởi theo quan niệm xưa, một ngôi nhà đẹp, chất lượng tốt, vừa phải đảm bảo yếu tố tâm linh phong thủy. Vì vậy, người thợ cần phải am hiểu về thuật phong thủy và có tâm sáng mới làm được nghề. Theo những nghệ nhân làng nghề, việc lựa gỗ tưởng đơn giản, nhưng lại cần nguyên tắc riêng. Kinh nghiệm của người thợ nơi đây là khi chọn gỗ phải chú ý, không dùng gỗ cưa cụt ngọn, hoặc cây bị sét đánh bởi như thế sẽ làm mất lộc của gia chủ.

Đặc trưng của nhà gỗ cổ là mọi chi tiết đều làm bằng gỗ, thay vì dùng đinh, vít để liên kết người thợ sẽ sử dụng mộng, các cấu kiện được chạm trổ hoa văn mềm mại, tinh tế. Nhà gỗ có độ bền cao, ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, dễ dàng tháo dỡ, di chuyển khi cần thiết. Do đó, nhiều người có điều kiện kinh tế dựng nhà gỗ để ở và cũng coi như một thú chơi.

Theo tìm hiểu, hiện phần lớn khách hàng đang ưa chuộng các mẫu nhà cổ truyền thống của 3 miền Bắc – Trung - Nam như: Nhà kèo chồng kiểu Bắc bộ, nhà rường kiểu Huế, nhà 3 gian 2 chái kiểu Nam bộ, nhà sàn của dân tộc ít người, nhà lục giác... Đa số khách thích lưu những nét văn hóa truyền thống trên ngôi nhà gỗ nên thường yêu cầu thợ chạm trổ các loài cây biểu tượng của 4 mùa trong năm là bộ “tứ quý”: Tùng, cúc, trúc, mai hoặc hình con rồng, chim phượng, chim hạc và các chữ phúc, lộc, thọ trên kèo, xà. Tùy vào từng loại gỗ và diện tích căn nhà, số lượng hoa văn chạm trổ, mỗi căn nhà gỗ có giá từ vài trăm triệu đồng đến cả chục tỷ đồng.

Hoặc đơn giản như việc dựng cột nhà cũng vậy, phải tránh chúc ngọn cây xuống dưới và gốc lên trên… Bên cạnh đó, người thợ phải am hiểu các điển tích để có sự kết hợp các hoa văn một cách hài hòa. Như trong bộ tranh tứ quý, mỗi loại cây lại kết hợp với một con vật riêng. Cây tùng kết hợp với chim hạc, trúc kết hợp với chim công, mai lại phải đi với chim điểu… Mỗi chi tiết đều phải thể hiện được hồn cốt riêng để tạo nên một công trình tổng thể sống động.

Kinh nghiệm và thế mạnh mỗi làng nghề phục dựng nhà cổ khác nhau song có điểm chung mà tôi thấy đó là họ được hưởng “lộc” nghề, đời sống kinh tế trở nên khấm khá. Làng nghề Áng Phao là một ví dụ. Tại đây, nhờ phát triển nghề mộc mà đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Theo thống kê, làng có 700 hộ dân thì có tới 50% số hộ theo nghề mộc. Hiện nay, làng nghề có khoảng 30 xưởng sản xuất có quy mô lớn, thu hút hàng trăm lao động của địa phương. Thu nhập bình quân của mỗi thợ được từ 5 – 6 triệu đồng/người/tháng, những người có tay nghề cao có thể thu nhập 400.000 – 500.000 đồng/người/ngày.

Còn tại Hương Ngải. Hiện tại, làng có khoảng 300 hộ làm nghề mộc, trong đó có khoảng 100 hộ chuyên dựng nhà cổ. Đáng trân quý hơn cả, hiện những nghệ nhân của làng đã từng đi phục dựng, mở rộng rất nhiều công trình kiến trúc cổ cho đến nay vẫn vang danh. Trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến cụ Phan với những thành công về tu sửa nhà Thái Học - Văn Miếu Quốc Tử giám, cụ Thái tu sửa Cung Đình Huế, cụ Hòe tu sửa, mở rộng chùa Hòe Nhai - một ngôi chùa Tổng ở Hà Nội có niên đại hàng ngàn năm...

Dạo quanh ngôi làng Hương Ngải có tuổi đời trên 1.000 năm, tôi thấy ấm lòng. Nơi đây vẫn giữ được nhiều con ngõ lát gạch nghiêng rêu phong, giữ được hơn 100 ngôi nhà gỗ cổ và rất nhiều ngôi nhà gỗ mới theo phong cách truyền thống. Ngoài kỹ thuật, mỹ thuật, người thợ Hương Ngải còn đúc kết được những chuẩn mực về nhà cổ, vì thế nhiều nơi trong xứ Đoài hễ có xây nhà hay tu sửa đình, chùa đều tìm đến. Đời trước truyền lại đời sau, bao lớp trai làng nơi đây đã dựng xây, trùng tu hàng trăm ngôi nhà, ngôi đình, chùa… cổ kính, uy nghi, góp phần giữ gìn và tỏa sáng tinh hoa văn hóa Việt.

Trước khi giã từ những làng nghề, ngỏ ý muốn thử gắn mình với những tiếng đục đẽo kỳ cạch, một người thợ già ở làng nghề Phù Yên nhấp chén trà rồi nhắn với tôi rằng, thứ nghề này ẩn chứa nhiều tinh hoa và muốn học phải dụng tâm. Ông bảo, người Bắc rất cầu kỳ trong nếp ăn ở. Bởi thế, khi xây dựng một ngôi nhà, người ta tính toán từ vị trí đặt viên đá mài đến gian thờ tự. Vì sao ư, bởi nếu coi bếp là biết đàn bà, coi nhà là biết đàn ông thế nào. Một ngôi nhà truyền thống ngoài chức năng che mưa nắng còn có chức năng giáo dục. Mỗi gia đình có những giáo lý riêng làm nền tảng để phát triển và gìn giữ tổ ấm. Ai nấy đều mong có một ngôi nhà đẹp, cầu kỳ cũng là vì lẽ ấy.

Đinh Văn Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Với tinh thần nhiệt huyết, cao thượng, trung thực và đoàn kết, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả những trận cầu kịch tính, hấp dẫn, tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị. Kết thúc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm đã xuất sắc giành Cúp vô địch.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Xem thêm
Phiên bản di động