Những dấu ấn tự hào 47 năm sau ngày thống nhất
Triển lãm ảnh Việt Nam mừng ngày thống nhất đất nước 30/4 tại Mexico Triển lãm 'Ngày thống nhất đất nước' tại Hoàng thành Thăng Long Khẳng định vị thế Việt Nam |
Hội nhập quốc tế sâu rộng, vị thế ngày càng được nâng cao
Đó là những nhận định được đưa ra trong nhiều báo cáo, đánh giá về thành tựu sau 35 năm đổi mới và từ khi đất nước thống nhất đến nay. Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng XIII và nhiều phát biểu, kết luận của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng nhấn mạnh: Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới.
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, ngày 2/6/1976 đã tạo bước ngoặt để đất nước chuyển sang giai đoạn mới (Ảnh: TTXVN) |
Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là niềm tự hào, là động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra Chiến lược xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước trong thời kỳ mới, trong đó có Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, phấn đấu đến năm 2025 - kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nước ta là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 - kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, nước ta là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 - kỷ niệm 100 năm thành lập nước trở thành nước phát triển có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. |
Đúng như vậy, tính đến cuối năm 2021, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 189 nước trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó 3 nước có "quan hệ đặc biệt", 17 nước "đối tác chiến lược" và 13 nước "đối tác toàn diện". Trên bình diện đa phương, Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO...
Đến nay, Việt Nam đã ký được rất nhiều hiệp định đa phương, song phương với gần 60 quốc gia trên thế giới, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng lên nhiều lần; đã có quan hệ kinh tế - thương mại với hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ; có 71 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Chúng ta đã thu hút được hơn 400 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó đã giải ngân được khoảng 250 tỷ USD...
Đồng thời, Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn và hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế quan trọng với tư cách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch luân phiên ASEAN, chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEM, Hội nghị thượng đỉnh APEC, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN...
Tổ chức bộ máy Nhà nước ngày càng hoàn thiện
Đến nay, tổ chức bộ máy Nhà nước cũng ngày càng hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Quốc hội đã có những bước đổi mới quan trọng, từ khâu bầu cử đại biểu Quốc hội đến hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động; tăng cường bộ phận chuyên trách; chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội đã đổi mới theo yêu cầu dân chủ và pháp quyền.
Quốc hội đã làm tốt hơn chức năng lập hiến, lập pháp. Hàng loạt các đạo luật được ban hành, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; hoàn thiện tổ chức bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa... đã tạo hành lang pháp lý đồng bộ, vững chắc cho công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Đồng thời, Quốc hội đã xem xét, quyết định nhiều quyết sách quan trọng, có tác động, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, gắn với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, trong đó có những vấn đề mới, khó, phức tạp, chưa có tiền lệ...
Nhiều báo cáo, đánh giá cũng nêu rõ, Chính phủ có những thay đổi rõ rệt từ cơ cấu tổ chức đến phương thức hoạt động; cơ cấu tổ chức, bộ máy của Chính phủ được sắp xếp, điều chỉnh ngày càng phù hợp; hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước được nâng lên...
Hệ thống các cơ quan tư pháp đã có những bước cải tiến theo yêu cầu dân chủ và pháp quyền. Chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các cơ quan tư pháp ngày càng được phân định rõ ràng hơn...
Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng
Bên cạnh thành tựu về ngoại giao, hoàn thiện thể chế bộ máy Nhà nước, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Các số liệu thống kê được công bố cho biết: Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991-1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao; giai đoạn 2016-2019 đạt mức bình quân 6,8%. Mặc dù năm 2020, 2021 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao.
Đại hội XIII tiếp tục vạch ra những quyết sách lớn để tiến tới mốc kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, nước ta là quốc gia có thu nhập trung bình cao. Ảnh: ND |
Các số liệu thống kê cũng cho biết, đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, nếu năm 1985 bình quân thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm thì đến năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm. Các cân đối lớn của nền kinh tế về tích lũy - tiêu dùng, tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực, lao động - việc làm… tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô.
Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản, như càphê, gạo, điều, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ… luôn duy trì ở mức cao. Các mặt hàng xuất khẩu khác cũng có bước tiến lớn.
Đặc biệt, trong 2 năm qua, trong điều kiện dịch Covid-19 bùng phát, những dưới sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế tiếp tục phục hồi. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính năm 2021 đạt 1.523,4 nghìn tỷ đồng, bằng 113,4% dự toán năm (tăng 180,1 nghìn tỷ đồng)...
Công tác an sinh xã hội được bảo đảm
Công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện. Đến nay, diện thụ hưởng chính sách an sinh xã hội ngày càng mở rộng, mức hỗ trợ được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
Các phong trào “Tương thân tương ái,” “Đền ơn đáp nghĩa,” “Uống nước nhớ nguồn” do các cấp và các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân thực hiện và hưởng ứng tham gia trong những năm qua cũng đã phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đóng góp đáng kể vào nâng cao sách an sinh xã hội cho nhân dân, nhất là người nghèo, vùng khó khăn.
Việc tăng trưởng kinh tế đã cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển.
Đặc biệt, công tác giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng. Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 22% năm 2005; 9,45% năm 2010, 7% năm 2015 và còn dưới 3% năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều), bình quân giai đoạn 2016 - 2020 giảm trên 1,4%/năm. Kết cấu hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện; tạo sinh kế và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Từ nền kinh tế khép kín đến nay Việt Nam là nước có nền kinh tế hội nhập sâu rộng. Ảnh minh họa |
Trong điều kiện xảy ra đại dịch, công tác an sinh xã hội định kỳ và công tác giảm nghèo bền vững tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo và triển khai thực hiện. Riêng năm 2021, tổng trị giá tiền và quà hỗ trợ cho các đối tượng là 9,7 nghìn tỷ đồng, trong đó, hỗ trợ cho các đối tượng người có công, thân nhân người có công là 4,4 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là 2,8 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ cứu đói các đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng khác là 2,5 tỷ đồng. Có gần 29,1 triệu thẻ bảo hiểm xã hội/sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát, tặng cho các đối tượng thụ hưởng...
Theo Tổng cục Thống kê, dân số trung bình của Việt Nam năm 2021 là 98,51 triệu người. Chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm và duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 trở lại đây; tỷ lệ tử vong vẫn duy trì ở mức thấp, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng...
Y tế, giáo dục, văn hóa được quan tâm, phát triển
Trong những năm qua, giáo dục vẫn luôn được xác định là quốc sách; quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển, cơ sở vật chất được nâng cao, chất lượng đào tạo từng bước đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực. Mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng về quy mô. Giáo dục và đào tạo ở những vùng khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng hơn. Nhiều chỉ số về giáo dục phổ thông của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực...
Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được tăng cường, chất lượng dân số từng bước được cải thiện.
Năng lực của hệ thống các cơ sở y tế được củng cố và phát triển; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cũng được chú trọng đầu tư, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Tỉ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân tăng từ 8,2 năm 2016 lên 9 bác sĩ năm 2020, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra...
Trong lĩnh vực văn hóa, các lĩnh vực, loại hình, sản phẩm văn hoá phát triển ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu mới, nhiều mặt của đời sống xã hội. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống và di sản văn hoá được kế thừa, bảo tồn và phát huy. Văn hoá trong chính trị và trong kinh tế bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả tích cực. Hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế về văn hoá khởi sắc. Phát triển toàn diện con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.../.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ
Sự kiện 21/01/2025 21:48
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Sự kiện 21/01/2025 15:18
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Sự kiện 21/01/2025 12:10
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô
Sự kiện 21/01/2025 10:54
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ
Sự kiện 21/01/2025 09:20
Báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng lớn của Đảng về "kỷ nguyên mới"*
Sự kiện 20/01/2025 22:13
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng tặng Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương
Sự kiện 20/01/2025 20:24