Chủ tịch Quốc hội: Phải đặc biệt chú ý nhân sự Chủ tịch UBND xã khi sắp xếp
Kết quả lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh đạt đồng thuận 96,19% Sau khi sắp xếp, cả nước còn tổng số 3.321 đơn vị hành chính cấp xã |
Hơn 1.000 nhiệm vụ ở cấp huyện chuyển về cho cấp xã
Chiều 5/6, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh năm 2025; xem xét, thông qua về nguyên tắc các nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025.
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với phương án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh năm 2025 theo Tờ trình của Chính phủ và dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh năm 2025, với phương án nhập 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành 23 tỉnh, thành phố mới; khẳng định các đề án và dự thảo Nghị quyết đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 9.
Cho ý kiến tại phiên làm việc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao sự chủ động, nỗ lực của Chính phủ, Bộ Nội vụ, các bộ ngành liên quan, địa phương cũng như cơ quan thẩm tra của Quốc hội đã rất khẩn trương, chuẩn bị bộ hồ sơ “đồ sộ” về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và đảm bảo tiến độ.
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh: Quốc hội |
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu nội dung Nghị quyết cần thể hiện ngắn gọn nhưng phải rõ, đảm bảo tính pháp lý, đề nghị Bộ Nội vụ tiếp tục rà soát tên ĐVHC, các số liệu để đảm bảo chính xác; đảm bảo Nghị quyết được triển khai theo lộ trình Ban Chỉ đạo Trung ương đã chỉ ra; tiếp tục tuyên truyền bài bản, tạo sự đồng thuận của người dân.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh quan trọng nhất là sắp xếp cán bộ, sau sắp xếp phải giải quyết chính sách cho số cán bộ chuyên trách, cán bộ bán chuyên trách.
Trong bố trí cán bộ, phải đặc biệt chú ý nhân sự Chủ tịch UBND xã. "Chủ tịch UBND phải là cán bộ có kinh nghiệm, am hiểu về quản lý nhà nước. Vị trí này hết sức quan trọng bởi sẽ có hơn 1.000 nhiệm vụ ở cấp huyện chuyển về cho cấp xã.
Bên cạnh đó là những nhiệm vụ cấp tỉnh giao trực tiếp cho cấp xã để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính quyền. Xã mạnh thì tỉnh mạnh, tỉnh mạnh thì Trung ương mạnh. Do đó, Bộ Nội vụ cần tiếp tục chỉ đạo để địa phương quán triệt nội dung này”, Chủ tịch Quốc hội nói và cho biết, dự kiến sẽ có khoảng 28 nghị định sẽ được ban hành để phân cấp, phân quyền cho cấp xã.
Về xử lý tài sản sau sáp nhập, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, tránh chỗ cần không có, chỗ có không sử dụng...
Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và rất phức tạp, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng, tuân thủ pháp luật, tính toán trúng và đúng vì liên quan tới tinh gọn bộ máy, trên hết là bảo đảm ổn định chính trị và an ninh, quyền lợi của người dân. Cùng với đó, phải thông suốt từ trong bộ máy cho đến người dân thì mới có thể thực hiện thành công, góp phần thực hiện chủ trương lớn của Đảng.
“Đây là chủ trương lịch sử, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội quyết định những vấn đề lịch sử của đất nước. Người dân kỳ vọng vào đợt sắp xếp này để tạo ra động lực mới, diện mạo mới cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh”, Chủ tịch Quốc hội nói.
![]() |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua về nguyên tắc các nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025. Ảnh: Quốc hội |
Cần hỗ trợ cho cán bộ phải di chuyển
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề cập đến xử lý tài sản công, tài chính công, thu chi ngân sách của các đơn vị mới, đơn vị được sáp nhập. Về tài sản công, trước hết phải giữ gìn, không để xuống cấp, nhất là các tỉnh sáp nhập chuyển sang đơn vị khác, phải sắp xếp duy trì, sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí.
Đáng quan tâm, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, các địa phương trong diện sắp xếp, trong điều kiện khả năng của mình, cần có chế độ đặc thù, cần thiết hỗ trợ cho cán bộ không chỉ thuộc diện dôi dư mà còn với cán bộ phải di chuyển.
Nếu Trung ương không quyết được thống nhất thì nên giao trách nhiệm cho Hội đồng nhân dân, lãnh đạo của các tỉnh bàn bạc thống nhất ưu tiên cho cán bộ phải di chuyển về nơi làm việc mới các chế độ đi lại, nhà ở...
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cũng cho rằng cần có giải pháp cụ thể để ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ - cả những người tiếp tục công tác lẫn người thuộc diện sắp xếp.
Về xử lý tài sản công sau sắp xếp ĐVHC, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị Chính phủ chỉ đạo xây dựng một đề án riêng về xử lý tài sản công sau sắp xếp, vì liên quan đến khả năng hấp thụ của thị trường, của nền kinh tế với những tài sản công này...
Báo cáo giải trình, tiếp thu sau đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, về sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, hiện đã giải quyết cho hơn 23.000 cán bộ, công chức bị tác động do sắp xếp và theo đăng ký đến hết năm 2025 còn khoảng 90.000 người được xem xét. Các địa phương có phương án và nhiều nơi có chính sách kịp thời đối với đội ngũ cán bộ.
Về xử lý tài sản công, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Chính phủ có 2 công điện giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ ngành. Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn trong đợt tập huấn sắp tới. Tuy vậy, giải quyết tài sản công không thể trong ngày một, ngày hai mà có thể mất vài ba năm...
![]() |
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định. Ảnh: Quốc hội |
Phát biểu kết luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, đây là công cuộc sắp xếp chưa từng có trong lịch sử, quy mô sắp xếp lớn nhất, đồng bộ nhất, có sự quyết tâm cao của toàn hệ thống chính trị và Nhân dân.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan, các địa phương trong việc triển khai thực hiện chủ trương của Đảng và quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn để bổ sung vào Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp các ĐVHC cấp tỉnh năm 2025 để chỉ đạo Chính phủ, các ngành, các cấp, các địa phương thực hiện trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Phường Long Biên khám sức khỏe, tặng quà tri ân người có công

Quân đội tổ chức thêm 4 chuyến bay chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An

Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chốt danh sách 14 VĐV dự SEA V.League 2025

Lật xe khách trên Quốc lộ 1 qua Hà Tĩnh, 9 người tử vong, 15 người bị thương

Nottingham Forest vs Fulham: Màn “tổng duyệt” trước mùa giải mới

Hoạt động hiệu quả chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Lãnh đạo xã Thượng Phúc thăm, tặng quà các gia đình chính sách
Tin khác

Hoạt động hiệu quả chính quyền 2 cấp tại TP.HCM
Sự kiện 25/07/2025 08:26

Giải pháp triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính
Sự kiện 24/07/2025 20:47

Chăm lo chu đáo để đời sống người có công tốt đẹp hơn
Sự kiện 24/07/2025 15:57

Tăng ngân sách nhà nước, đa dạng hóa các nguồn lực xã hội để thực hiện tốt hơn công tác "đền ơn, đáp nghĩa"
Sự kiện 24/07/2025 13:50

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu
Sự kiện 22/07/2025 18:34

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã
Sự kiện 21/07/2025 13:21

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ
Sự kiện 19/07/2025 19:26

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật
Sự kiện 18/07/2025 20:21

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi
Sự kiện 17/07/2025 21:11

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”
Sự kiện 17/07/2025 20:16