Bộ Nội vụ đề xuất bỏ hình thức kỷ luật giáng chức, hạ bậc lương với công chức
Đề xuất bỏ 2 hình thức kỷ luật
Theo dự thảo Nghị định quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đề xuất bỏ áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và giáng chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Bộ này lý giải bỏ quy định trên vì dự thảo Luật Cán bộ, công chức đang được Quốc hội xem xét thông qua không quy định 2 hình thức kỷ luật này.
Như vậy, dự thảo nghị định nêu các hình thức kỷ luật đối với cán bộ gồm: Khiển trách; cảnh cáo; cách chức áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn, bổ nhiệm hoặc chỉ định giữ chức vụ, chức danh; bãi nhiệm.
![]() |
Bộ Nội vụ đề xuất bỏ hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý. (Ảnh minh hoạ) |
Bên cạnh đó, hình thức khiển trách; cảnh cáo; cách chức áp dụng đối với công chức lãnh đạo, quản lý; Buộc thôi việc là những hình thức kỷ luật được đề xuất áp dụng với công chức.
Riêng về kỷ luật buộc thôi việc khi công chức thuộc trường hợp đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc cảnh cáo đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm.
Bên cạnh đó, là nhóm công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định mà người vi phạm không có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả.
Công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị; nghiện ma túy... cũng được xét vào diện buộc thôi việc.
Công chức bị oan được xin lỗi, phục hồi quyền lợi
Dự thảo cũng sửa đổi nội dung “Cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật oan phải được xin lỗi và phục hồi quyền lợi” để thể chế hóa quy định của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.
Theo đó, về nguyên tắc, dự thảo nghị định nêu rõ, mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật.
Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 2 hành vi vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận về từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm.
Cơ quan soạn thảo cũng nêu nguyên tắc, khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; thái độ tiếp thu và sửa chữa; việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả; các trường hợp khác theo quy định của Đảng và của pháp luật được tính là căn cứ để xem xét miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.
Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.
Theo dự thảo, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật. Đặc biệt, cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật oan phải được xin lỗi và phục hồi quyền lợi.
Tại dự thảo Nghị định, Điều 6 quy định các hành vi bị xử lý kỷ luật. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ hoặc có hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động công vụ bị xử lý kỷ luật về đảng, đoàn thể thì bị xem xét xử lý kỷ luật hành chính. Ban soạn thảo cũng xây dựng các quy định để xác định mức độ của hành vi vi phạm. Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác; Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác; Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác; Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế
Tin khác

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ
Tin mới 24/07/2025 11:50

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ
Tin mới 24/07/2025 10:33

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Tin mới 24/07/2025 08:40

Uống nước nhớ nguồn
Tin mới 23/07/2025 20:39

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới
Tin mới 23/07/2025 15:52

Quân đội sẵn sàng bay cứu hộ, ứng phó khẩn cấp với mưa lũ tại Nghệ An
Tin mới 23/07/2025 15:03

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước
Tin mới 23/07/2025 08:39

Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn
Tin mới 23/07/2025 08:05

Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở
Tin mới 22/07/2025 16:46

Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027
Tin mới 22/07/2025 16:42