Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Hoàn thiện chính sách, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học Mọi sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ phải đi tới thị trường |
Cần tiếp tục hoàn thiện nội dung và cấu trúc
Tại Hội thảo, nhiều đại biểu ghi nhận sự chủ động và nỗ lực của cơ quan soạn thảo trong việc xây dựng dự án Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Luật Khoa học Công nghệ năm 2013 là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trong bối cảnh mới, đặc biệt khi khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đang trở thành động lực then chốt để phát triển đất nước.
Một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm là tên gọi của Dự thảo Luật. Theo TS. Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đổi mới sáng tạo vốn đã nằm trong nội hàm của khái niệm khoa học và công nghệ. Do đó, việc thêm cụm từ này vào tên Luật là không thật sự cần thiết, nếu nội dung của Luật đã điều chỉnh đầy đủ và rõ ràng các chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Ngoài ra, nếu thêm “Đổi mới sáng tạo” thì liệu có cần bổ sung thêm “Chuyển đổi số” theo đúng tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị hay không. Sự bứt phá không phải ở cái tên, tiêu đề mà ở nội hàm chính sách trong văn bản.
![]() |
Hội thảo góp ý cho Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo được tổ chức ngày 6/6. |
Về cấu trúc Luật, TS. Phạm Văn Tân đề nghị điều chỉnh thứ tự nội dung tại Mục 1 Chương II để đảm bảo tính lôgic, sắp xếp theo cấp độ từ vĩ mô tới vi mô: Chiến lược - kế hoạch - chương trình - nhiệm vụ. Ông cũng lưu ý nên cân nhắc bổ sung khái niệm “quy hoạch” vào nội dung này để đảm bảo tính thống nhất với Luật Quy hoạch hiện hành.
Về nội dung chuyển đổi số, Dự thảo Luật chỉ đề cập tại Điều 18, gắn với hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Theo TS. Phạm Văn Tân, đây là cách tiếp cận chưa đầy đủ. Chuyển đổi số không chỉ giới hạn trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, mà là yêu cầu chung của toàn xã hội. Đồng thời, đề nghị cần mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật hoặc có quy định rõ ràng hơn về vị trí của chuyển đổi số trong hệ thống pháp luật hiện hành.
Việc chỉ tập trung thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và nền kinh tế là chưa đủ. Đổi mới sáng tạo không chỉ diễn ra trong khu vực sản xuất - kinh doanh, mà còn trong cả quản lý Nhà nước, văn hóa, xã hội… Do đó, Luật cần bao quát rộng hơn để phản ánh đúng tính chất toàn diện của hoạt động đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế tri thức.
Một điểm nổi bật khác cũng được TS. Phạm Văn Tân đề cập là vấn đề tài chính. Theo ông, Luật cần quy định rõ việc phân bổ tối thiểu 2% GDP hằng năm cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, thay vì chỉ dừng ở con số 2% tổng chi ngân sách Nhà nước như hiện tại. “Không có nguồn lực tài chính đủ mạnh thì khoa học công nghệ sẽ không thể trở thành trụ cột phát triển”, ông Tân nhấn mạnh, đồng thời bày tỏ lo ngại rằng hiện nay mức chi thực tế mới chỉ đạt khoảng 1%.
Ngoài ra, ông cũng kiến nghị quy định rõ cơ quan có thẩm quyền cho phép thử nghiệm công nghệ, cũng như bổ sung các nội dung về phát triển nhân lực, đặc biệt là lực lượng làm công tác quản lý khoa học và nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Bảo đảm tính hợp hiến và sự rõ ràng
Cùng quan điểm đóng góp xây dựng, ông Đặng Đình Luyến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, việc sớm ban hành Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo là cần thiết nhưng cần rà soát kỹ để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và khả thi trong thực tiễn. Ông đề cập trước hết đến Điều 2 của Dự thảo về đối tượng áp dụng, trong đó cụm từ “có liên quan đến hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo” chưa được định nghĩa rõ ràng, đặc biệt với tổ chức, cá nhân ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Một vấn đề pháp lý quan trọng khác là tính thứ tự áp dụng giữa các văn bản pháp luật. Dự thảo Luật đang quy định trong Điều 4 rằng khi có quy định khác với các luật khác, thì Luật này sẽ được ưu tiên áp dụng. Tuy nhiên, ông Đặng Đình Luyến nhấn mạnh, quy định này không phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025. Theo đó, trong trường hợp xung đột giữa các văn bản cùng cấp, văn bản ban hành sau mới được ưu tiên.
![]() |
Thứ trưởng Bùi Thế Duy đã trực tiếp giải đáp, làm rõ một số vấn đề được đại biểu nêu. |
Ông Đặng Đình Luyến cũng đề nghị làm rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là vai trò của Bộ Khoa học và Công nghệ. “Khoản 2 Điều 12 cần được cụ thể hóa hơn, tránh quy định chung chung”, ông góp ý, đồng thời đề xuất chuyển Điều 12 về quản lý Nhà nước lên ngay sau Điều 11 để hợp lý về mặt bố cục logic.
Vấn đề thử nghiệm công nghệ mới và xử lý khác biệt so với luật hiện hành cũng nhận được nhiều ý kiến lo ngại. Ông Đặng Đình Luyến cho rằng, quy định cho phép thực hiện các hoạt động “khác với pháp luật hiện hành” có thể mâu thuẫn với Hiến pháp. “Không thể cho phép hành vi trái luật chỉ với lý do thử nghiệm,” ông nhấn mạnh, đồng thời kiến nghị cân nhắc lại quy định tại khoản 6 Điều 22 về việc Chính phủ quy định chi tiết xử lý khác biệt với luật, vì điều này không có cơ sở pháp lý vững chắc.
Một nội dung quan trọng khác được ông Đặng Đình Luyến đề cập là nguyên tắc hội nhập và hợp tác quốc tế trong khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Dự thảo cần bám sát quy định tại Điều 12 Hiến pháp 2013, đảm bảo nguyên tắc “tôn trọng độc lập, chủ, quyền, không can thiệp nội bộ” và “tiếp thu có chọn lọc” các thành tựu quốc tế.
Hội thảo ghi nhận 15 lượt ý kiến tâm huyết từ các chuyên gia, đại biểu, tập trung vào nhiều nội dung quan trọng, từ phạm vi điều chỉnh, tên gọi của Luật, đến cấu trúc, nội dung các điều khoản cụ thể và vấn đề đảm bảo tính hợp hiến, khả thi trong thực tiễn thi hành.
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bùi Thế Duy đã trực tiếp giải đáp, làm rõ một số vấn đề được đại biểu nêu.
Phát biểu kết luận, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn nêu rõ, những ý kiến đóng góp của các đại biểu, chuyên gia sẽ được Ủy ban phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ cũng như các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, hoàn thiện trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Trận đấu Liverpool vs AC Milan: Sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới

Nhận định Arsenal vs Newcastle: Cuộc đối đầu đầy “duyên nợ”

Manchester United vs West Ham: Màn khởi động đầu mùa giải mới của Quỷ Đỏ

Nhận định Luton vs Tottenham: Đẳng cấp chênh lệch, kịch bản khó khăn

Cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng

Tỷ giá USD hôm nay (26/7): Giá USD “chợ đen” giảm mạnh chiều bán

Giá xăng dầu hôm nay (26/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Tin khác

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 17/07/2025 21:53

Đưa Việt Nam phát triển nhanh, bền vững bằng sức mạnh của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 15/07/2025 16:29

Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống
Tin mới 08/07/2025 14:28

Việt Nam đóng góp tích cực, trách nhiệm tại các cơ chế hợp tác toàn cầu về môi trường, khí hậu, y tế
Tin mới 08/07/2025 11:36

Việt Nam sẵn sàng đóng góp làm sống động hợp tác đa phương, thúc đẩy đoàn kết, hợp tác quốc tế
Tin mới 07/07/2025 19:15

Bước tiến mới trong quản lý chất lượng: Minh bạch, số hóa, hậu kiểm hiệu quả
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 07/07/2025 18:26

5 luật quan trọng thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và năng lượng hạt nhân
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 07/07/2025 17:20

Số hóa để giao thông Hà Nội văn minh
Giao thông 04/07/2025 19:31

Tập huấn về chuyển đổi số và AI: Nâng cao năng lực cho Công an Hà Nội trong kỷ nguyên mới
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 03/07/2025 22:05

Hà Nội đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 02/07/2025 17:32