--> -->

Khẳng định vị thế Việt Nam

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á -Thái Bình Dương (APEC 2017) mà điểm nhấn là Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tổ chức vào những ngày cuối tháng 11/2017 tại thành phố biển Đà Nẵng xinh đẹp là một trong những sự kiện chính trị - đối ngoại quan trọng nhất của Việt Nam năm 2017. Thành công của Năm APEC đã nâng vị thế đất nước lên tầm cao mới.
khang dinh vi the viet nam 10 sự kiện kinh tế nổi bật của Việt Nam năm 2017
khang dinh vi the viet nam Bốn nhân tố tạo nên vị thế Việt Nam trong chính sách của Nga

Với thành công của Năm APEC 2017, Việt Nam đã thực sự triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại Đại hội XII của Đảng về "chủ động và tích cực hội nhập quốc tế" với tư cách là “thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.

khang dinh vi the viet nam
Các nhà lãnh đạo, phu nhân và phu quân chụp ảnh kỷ niệm

Điều này làm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại đa phương; Tranh thủ tối đa cơ hội APEC 2017 để làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác; Phát triển, quảng bá vùng miền, địa phương, doanh nghiệp, người dân, với hàng trăm hoạt động, sự kiện của Năm APEC 2017 đã được tổ chức ở nhiều địa phương trong cả nước; nâng cao rõ rệt vị thế quốc tế của Việt Nam.

Phát biểu tại Lễ tổng kết, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, Năm APEC 2017, nhất là Tuần lễ Cấp cao lần thứ 25 đã thành công tốt đẹp trên mọi phương diện, từ nội dung, văn kiện, tuyên truyền-văn hóa đến lễ tân, hậu cầu, an ninh và y tế, cả về đa phương và song phương, đưa Việt Nam trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới.

khang dinh vi the viet nam
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp gỡ, trao đổi với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto bên lề phiên họp cấp cao. Ảnh: VPG

Sự tham dự đông đủ của các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại Tuần lễ Cấp cao, trong đó, có lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới cùng hơn 11.000 đại biểu, doanh nghiệp và phóng viên trong và ngoài nước là một thành công quan trọng, thể hiện sự quan tâm, coi trọng của khu vực và thế giới đối với Việt Nam và APEC.

Lãnh đạo các nền kinh tế APEC đều đánh giá cao chủ nhà Việt Nam đã thể hiện tốt vai trò dẫn dắt, tạo động lực mới cho một tương lai chung là hòa bình, ổn định và thịnh vượng của châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời khẳng định vai trò của APEC trong quản trị kinh tế toàn cầu.

khang dinh vi the viet nam
Đối thoại không chính thức APEC ASEAN

Đây là thành tích đối ngoại nổi bật của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong năm nay, góp phần nâng cao vai trò của APEC là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực; Là mốc son mới trong tiến trình hội nhập quốc tế, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam đối với châu Á -Thái Bình Dương.

Năm APEC 2017 với nhiều dấu ấn mang tính lịch sử đã góp phần nâng cao vị thế của đất nước, khẳng định năng lực chủ động đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương, góp phần hiện thực hóa mục tiêu chung của APEC về xây dựng châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, gắn kết và thịnh vượng.

khang dinh vi the viet nam
Lễ khai trương công viên APEC

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng, tầm vóc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam được thể hiện rõ qua đề xuất chủ đề, các ưu tiên, ý tưởng, sáng kiến, cách thức chủ trì điều hành các hội nghị, các cuộc đối thoại, gặp gỡ và quá trình thương lượng văn kiện một cách linh hoạt, sáng tạo, vượt qua khác biệt, tạo dựng đồng thuận để không chỉ giữ vững đà hợp tác và liên kết APEC, mà còn góp phần xây dựng tầm nhìn chiến lược của Diễn đàn trong những thập niên tới.

Đặc biệt, chúng ta đã tích cực góp phần hình thành Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương toàn diện và tiến bộ, qua đó đóng góp vào việc thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực. Theo sáng kiến của Việt Nam, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo APEC đối thoại với các nhà lãnh đạo ASEAN nhằm phối hợp xây dựng cấu trúc kinh tế khu vực bền vững, minh bạch và có khả năng thích ứng cao.

Đây là thành tích đối ngoại nổi bật của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong năm nay, góp phần nâng cao vai trò của APEC, là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực; là mốc son mới trong tiến trình hội nhập quốc tế, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam đối với châu Á -Thái Bình Dương.

Năm APEC 2017 với nhiều dấu ấn mang tính lịch sử đã góp phần nâng cao vị thế của đất nước, khẳng định năng lực chủ động đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương, góp phần hiện thực hóa mục tiêu chung của APEC về xây dựng châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, gắn kết và thịnh vượng.

Bên cạnh tuyên bố chung của lãnh đạo cấp cao 21 nền kinh tế và tham vấn của những lãnh đạo các nền kinh tế khách mời, các tổ chức và định chế tài chính thế giới như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vì một nền thương mại tự do, công bằng hướng tới sự thịnh vượng của mỗi quốc gia thành viên và toàn thế giới… thì điểm thành công của APEC 2017 là hội tụ đầy đủ lãnh đạo cao nhất của 21 nền kinh tế thành viên, trong đó có những cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản... đến Đà Nẵng. Đây chính là thông điệp mạnh mẽ gửi đi thế giới: APEC Việt Nam 2017 là một diễn đàn đặc biệt quan trọng.

Bên lề APEC 2017, từ giới hoạch định chính sách, đến doanh nhân đều đổ dồn về Đà Nẵng “thấp thỏm” chờ tin đàm phán hậu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi Mỹ rút lui. Có một nhà báo của hãng tin AP thường trú tại Thái Lan khi đưa tin về APEC năm nay đã cho hay, theo dõi các phiên đàm phán TPP còn gay cấn hơn sự kiện bầu cử.

Gay cấn là bởi, tưởng chừng mọi việc yên ổn, nhưng vào phút chót Canada thành viên của TPP có ý định rút, nên đàm phán TPP thực sự rơi vào bế tắc. Có thể nói, khi thông tin này xuất hiện trên sóng, trên mặt báo của tất cả các hãng thông tấn lớn trên toàn thế giới, thị trường chứng khoán dường như phản ứng tức thời. Bao kỳ vọng dường như cũng tan theo.

Song bằng sự nỗ lực không mệt mỏi của nước chủ nhà và các thành viên, cuối cùng các bên đàm phán cũng đã ngồi lại với nhau và đạt được kết quả đảo chiều ngoạn mục. Cụ thể, các bộ trưởng những nước thành viên thống nhất TPP có tên gọi mới là Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Về cơ bản quy trình đàm phám cam go đã vượt qua khe cửa hẹp và như lời Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thì các bên chỉ còn xem một vài chi tiết kỹ thuật là có thể trình lên các nhà lãnh đạo cấp cao tới đây để xem xét thông qua. Chỉ nội dung này thôi cũng đủ đưa APEC 2017 đi vào lịch sử.

APEC kết thúc, 2017 đã khép lại, năm mới Mậu Tuất 2018 đã đến, song nhìn lại năm APEC 2017 có thể khẳng định sự kiện này tiếp tục nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đó là một Việt Nam đổi mới, năng động trong hội nhập; thông thoáng trong môi trường đầu tư; bình an về an ninh; đáng sống về sự thân thiện, phong phú ẩm thực cũng như phong cảnh đẹp; một Việt Nam rất đáng tin tưởng để làm bạn, là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện trong mọi lĩnh vực. Và quan trọng hơn, tiếng nói của Việt Nam luôn được đánh giá cao trong cộng đồng quốc tế…

APEC, nơi chiếm hơn phân nửa GDP và thương mại toàn cầu, nên Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit) 2017 luôn có sức sống mãnh liệt. Thật khó có thể cùng một lúc, trong vòng 2 ngày tại Đà Nẵng chúng ta có thể chứng kiến hàng nghìn doanh nhân (CEO) đến tham dự. Chính vì tầm quan trọng, mà tại các diễn đàn cấp cao này, đích thân Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa - Tập Cận Bình… đều tham gia phát biểu tại diễn đàn. APEC kết thúc, càng tự hào hơn khi cùng thời điểm, Việt Nam được vinh dự đón tiếp lãnh đạo hai siêu cường thế giới thăm chính thức.

Đó là Tổng thống Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ (từ ngày 11- 12/11) và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa - Tập Cận Bình (từ ngày 12- 13/11). Điều đáng nói, Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên Tổng thống Donald Trump đến thăm và Việt Nam là quốc gia đầu tiên Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm sau khi ông tái đắc cử chức Tổng Bí thư tại Đại hội lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Những sự kiện này chứng tỏ, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Đây chính là tiền đề quan trọng để chúng ta xây dựng một nền kinh tế thịnh cường, bình đẳng với mọi quốc gia và sánh vai với các nước trên thế giới.

APEC kết thúc, 2017 đã khép lại, năm mới Mậu Tuất 2018 đã đến, song nhìn lại năm APEC 2017 có thể khẳng định sự kiện này tiếp tục nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đó là một Việt Nam đổi mới, năng động trong hội nhập; thông thoáng trong môi trường đầu tư; bình an về an ninh; đáng sống về sự thân thiện, phong phú ẩm thực cũng như phong cảnh đẹp; một Việt Nam rất đáng tin tưởng để làm bạn, là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện trong mọi lĩnh vực. Và quan trọng hơn, tiếng nói của Việt Nam luôn được đánh giá cao trong cộng đồng quốc tế…

Lê Hà

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân (KTTN) là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…; Ngoài ra, Nghị quyết còn đặt ra các mục tiêu cụ thể như phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu…
Đoàn công tác Mặt trận Hà Nội kết thúc Hành trình kết nối ý nghĩa tại Hà Tĩnh và Thanh Hóa

Đoàn công tác Mặt trận Hà Nội kết thúc Hành trình kết nối ý nghĩa tại Hà Tĩnh và Thanh Hóa

Hành trình kết nối năm 2025 của Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội (gồm các nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, dân tộc thiểu số tiêu biểu Thành phố) đã khép lại thành công sau 5 ngày (20-24/5) với nhiều hoạt động ý nghĩa tại các tỉnh miền Trung.
Hơn 2000 thí sinh giành 140 "vé” vào lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn

Hơn 2000 thí sinh giành 140 "vé” vào lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn

Trong hai ngày 24 - 25/5, hơn 2.000 thí sinh từ các tỉnh, thành phố đổ về Hà Nội để cạnh tranh 140 chỉ tiêu lớp 10 vào các khối chuyên: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí của Trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã tiếp nhận đăng ký thủ tục bằng Căn cước công dân

100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã tiếp nhận đăng ký thủ tục bằng Căn cước công dân

Tính đến tháng 5/2025, 100% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) đã triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, với trên 214 triệu lượt tra cứu thành công thông tin thẻ BHYT bằng số định danh cá nhân/CCCD thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Quỳnh Lưu

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Quỳnh Lưu

Ngày 24/5, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quỳnh Lưu tổ chức chương trình “Tuyên truyền pháp luật, nâng cao kỹ năng và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, người lao động”.
Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 24/5 tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đoàn nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Đoàn lãnh đạo Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Tiến độ công tác thi hành án đến nay như thế nào, nhất là số tiền và tài sản mà cơ quan thi hành án đã thi hành được bao nhiêu để thu hồi cho nhà nước cũng như hoàn trả cho các bị hại trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm (giai đoạn 2) đang là nội dung được dư luận đặc biệt qua tâm, sau khi bản án phúc thẩm tuyên ngày 25/3/2025 có hiệu lực.

Tin khác

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 24/5 tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đoàn nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Đoàn lãnh đạo Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Hoàn thiện pháp luật về dẫn độ chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế

Hoàn thiện pháp luật về dẫn độ chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế

Theo Bộ trưởng Lương Tam Quang, việc xây dựng Luật Dẫn độ nhằm hoàn thiện pháp luật về dẫn độ theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm chặt chẽ, khả thi, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế; thúc đẩy hợp tác quốc tế về dẫn độ, tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về dẫn độ.
Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về việc tổ chức chất vấn tại Kỳ họp thứ 9. Qua xin ý kiến đại biểu, nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính và giáo dục và đào tạo sẽ được lựa chọn chất vấn.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - một đời tận hiến vì Tổ quốc và nhân dân

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - một đời tận hiến vì Tổ quốc và nhân dân

Đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ trần là một tổn thất lớn lao đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
TP.HCM: Ban hành kế hoạch kết thúc hoạt động mô hình cấp huyện

TP.HCM: Ban hành kế hoạch kết thúc hoạt động mô hình cấp huyện

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ đánh giá kết quả hoạt động của mô hình cấp huyện để nghiên cứu đề xuất, kiến nghị, giải pháp phù hợp xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Sửa 7 luật về đầu tư, đấu thầu và tài chính: Gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Sửa 7 luật về đầu tư, đấu thầu và tài chính: Gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Chiều 23/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Thông báo phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Trần Đức Lương

Thông báo phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Trần Đức Lương

Công an thành phố Hà Nội thông báo về việc phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cụ thể cho các phương tiện nhằm đảm bảo an ninh, an toàn và thông suốt trong thời gian diễn ra Lễ Quốc tang đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ ngày 24/5 đến hết ngày 25/5. Theo đó, nhiều tuyến đường sẽ bị tạm cấm hoặc hạn chế các loại phương tiện lưu thông.
Treo cờ rủ, ngừng hoạt động vui chơi trong 2 ngày Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Treo cờ rủ, ngừng hoạt động vui chơi trong 2 ngày Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công điện yêu cầu các cơ quan, đơn vị trên cả nước treo cờ rủ và tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trong hai ngày 24 và 25/5/2025. Đây là thời gian diễn ra Lễ Quốc tang đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đại biểu Quốc hội: Đào tạo, xây dựng tầng lớp nông dân 4.0

Đại biểu Quốc hội: Đào tạo, xây dựng tầng lớp nông dân 4.0

Thảo luận tại Tổ 1, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội đã đề xuất nhiều giải pháp cấp bách thúc đẩy tăng trưởng, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo nông dân, để từng bước hình thành một tầng lớp nông dân chuyên nghiệp thời đại 4.0; phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện.
Đại biểu Quốc hội: Không để tình trạng “ai cũng đúng nhưng kết quả vẫn sai”

Đại biểu Quốc hội: Không để tình trạng “ai cũng đúng nhưng kết quả vẫn sai”

Theo các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), cần giao chỉ tiêu giải ngân bắt buộc cho từng tổ chức tín dụng, giống như giao kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phải công khai số liệu, có khen, có phạt, để tăng tính ràng buộc và chấm dứt tình trạng “ai cũng đúng nhưng kết quả vẫn sai”.
Xem thêm
Phiên bản di động