99,75% ý kiến góp ý tán thành nội dung dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013
Các Bộ, ngành, địa phương kết thúc việc lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp Hơn 51 triệu ý kiến đóng góp vào Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 |
280.226.909 lượt ý kiến góp ý
Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, về cơ bản, việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết được các bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc, công khai, dân chủ, khoa học, đúng tiến độ, bám sát Kế hoạch 05/KH-UBDTSĐBSHP của Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp (UBDTSĐBSHP), của Chính phủ cũng như các văn bản chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền.
Qua thống kê, tổng số hội nghị triển khai, quán triệt và các hội nghị, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết là 288.546 cuộc. Việc lấy ý kiến thông qua ứng dụng VNeID đã tạo thuận lợi cho người dân tham gia đóng góp ý kiến, đảm bảo tính minh bạch, dân chủ, toàn diện và thực chất, giúp huy động trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp Nhân dân, các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước...
Chính phủ tổng hợp số lượng theo 2 tiêu chí. Theo cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý, tổng số lượt ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với tất cả các nội dung sửa đổi của dự thảo Nghị quyết là 280.226.909 lượt ý kiến.
Trong đó, nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 9 Hiến pháp năm 2013 về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận nhận được sự quan tâm góp ý của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân nhất (với 37.143.884 lượt ý kiến, chiếm tỷ lệ 13,25% tổng số lượt ý kiến).
![]() |
Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 của Bộ Tư pháp |
Tổng hợp theo nội dung góp ý cho thấy, các ý kiến thể hiện sự tán thành rất cao đối với nội dung dự thảo Nghị quyết (tất cả các nội dung đều đạt tỷ lệ tán thành trên 99%). Tính trung bình, tỷ lệ tán thành đối với các nội dung của dự thảo Nghị quyết là 99,75%, cho thấy nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao trong Nhân dân.
Công đoàn Việt Nam là "đại diện duy nhất của người lao động ở cấp quốc gia”
Trên cơ sở tổng hợp kết quả lấy ý kiến của Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết, bà Nguyễn Thị Hạnh, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp cho biết, Chính phủ đề xuất việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết theo từng nội dung cụ thể.
Theo đó, với quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội: Đa số các ý kiến góp ý nhất trí với dự thảo Nghị quyết quy định "Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam". Bên cạnh đó, một số ý kiến góp ý đề nghị bổ sung cụm từ “thành viên” trước từ “trực thuộc”.
Chính phủ đồng thuận với đại đa số ý kiến nhất trí với quy định tại dự thảo Nghị quyết, đây là cũng là ý kiến của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBDTSĐBSHP.
Về Công đoàn Việt Nam, Chính phủ cơ bản nhất trí với nội dung sửa đổi Điều 10 Hiến pháp tại dự thảo Nghị quyết, vừa kế thừa hợp lý quy định của các bản Hiến pháp trong việc ghi nhận vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn, vừa bảo đảm thống nhất với quy định tại Điều 4 của Hiến pháp năm 2013 và nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Hiến pháp cũng như phù hợp với tổ chức Công đoàn sau khi thực hiện sắp xếp.
Theo đó, Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng cần khẳng định, nhấn mạnh Công đoàn Việt Nam là "đại diện duy nhất của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động" và "đại diện duy nhất của người lao động trong quan hệ quốc tế".
Việc bổ sung cụm từ "duy nhất" trong quy định tại Điều 10 Hiến pháp là cần thiết" bảo đảm phù hợp với vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn. Chính phủ cơ bản nhất trí với đề xuất này, đây cũng là ý kiến của Đảng ủy Quốc hội tại Báo cáo số 45-BC/ĐUQH.
Tuy nhiên, Chính phủ đề nghị cần lựa chọn phương án thể hiện về kỹ thuật tối ưu nhất để vẫn bảo đảm được quan điểm, định hướng của Đảng, vừa tính đến các yếu tố có thể bất lợi trong quan hệ quốc tế. Đồng thời, cần đánh giá kỹ tác động của quy định này, nhất là trong quan hệ quốc tế để có giải pháp chính trị pháp lý - ngoại giao phù hợp, không làm ảnh hưởng đến đầu tư, phát triển kinh tế và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế .
Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội có quyền trình dự án luật
Về quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh của các tổ chức chính trị - xã hội, Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 84 theo hướng chỉ quy định về quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà không tiếp tục quy định quyền này cho các cơ quan Trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận.
Tuy nhiên, đồng thuận với nhiều ý kiến của Bộ, ngành, địa phương, Chính phủ cho rằng việc trình dự án luật, dự án pháp lệnh thể hiện quyền dân chủ của các tổ chức chính trị - xã hội nên cần được mở rộng.
Do đó, Chính phủ đề nghị quy định cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Về tổ chức đơn vị hành chính, Chính phủ nhất trí với nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 110 Hiến pháp tại dự thảo Nghị quyết nhằm thể chế hóa chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 60-NQ/TW.
Việc quy định khái quát, không liệt kê cụ thể tên đơn vị hành chính tạo sự linh hoạt trong trường hợp cần thiết điều chỉnh mô hình đơn vị hành chính cho phù hợp với thực tiễn, yêu cầu mới mà không cần thiết phải sửa đổi Hiến pháp. Theo đó, Quốc hội có thể quyết định điều chỉnh việc tổ chức các đơn vị hành chính thông qua luật hoặc nghị quyết một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình cụ thể từng thời kỳ.
Tuy nhiên, Chính phủ đề nghị giữ nguyên quy định tại khoản 2 Điều 110 Hiến pháp 2013 về “Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định” để bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, là cơ sở để người dân thảo luận công khai, dân chủ những nội dung quan trọng liên quan trực tiếp đến Nhân dân.
Chính phủ thống nhất sửa đổi, bổ sung các Điều 111, 112, 114 của Hiến pháp năm 2013 theo hướng quy định tổ chức chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; không sử dụng thuật ngữ “cấp chính quyền địa phương” để thể hiện tính thống nhất về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, tránh gây nhầm lẫn, tạo ra các cách hiểu khác nhau về tổ chức chính quyền ở địa phương. Cơ bản giữ nguyên các quy định về nguyên tắc tổ chức và chế độ làm việc của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp xã như hiện nay.
Về quyền chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (nội dung sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 115 Hiến pháp năm 2013), Chính phủ đề nghị giữ nguyên như quy định tại khoản 2 Điều 115 Hiến pháp 2013 hiện hành (không sửa đổi, bổ sung).
Về hiệu lực thi hành, Chính phủ nhất trí xác định thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là từ ngày 1/7/2025.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030
Tin khác

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất
Sự kiện 25/07/2025 19:47

Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tại xã Minh Châu
Thời sự 25/07/2025 17:29

Rà soát vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
Sự kiện 25/07/2025 14:22

Nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 tại TP.HCM và Đồng Nai
Sự kiện 25/07/2025 14:03

Hoạt động hiệu quả chính quyền 2 cấp tại TP.HCM
Sự kiện 25/07/2025 08:26

Giải pháp triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính
Sự kiện 24/07/2025 20:47

Chăm lo chu đáo để đời sống người có công tốt đẹp hơn
Sự kiện 24/07/2025 15:57

Tăng ngân sách nhà nước, đa dạng hóa các nguồn lực xã hội để thực hiện tốt hơn công tác "đền ơn, đáp nghĩa"
Sự kiện 24/07/2025 13:50

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu
Sự kiện 22/07/2025 18:34

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã
Sự kiện 21/07/2025 13:21