-->

Người thầy giáo giàu lòng nhân ái

 Tôi gặp thầy Nguyễn Ngọc Quân, sau cái bắt tay và nụ cười quen thuộc, giọng thầy hào hứng: “Vậy là chương trình cùng em đón Tết 2018 đã thành công hơn cả mong đợi em ạ!”. Tôi biết, niềm vui của Thầy đang dành trọn vẹn cho các em nhỏ mồ côi , khuyết tật tại Mái Ấm Thánh Tâm (Xuy Xá - Mỹ Đức). Có nhiều dịp được tiếp xúc, được nghe, được thấy, tôi rất kính trọng và khâm phục người thầy giáo ấy…
nguoi thay giao giau long nhan ai Nếu không bắt đầu từ người thầy thì…
nguoi thay giao giau long nhan ai Nghĩ về chữ “thầy”!

Nếu có dịp đến Trường THPT Hợp Thanh (thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội), hỏi về Thầy Nguyễn Ngọc Quân – Thạc sĩ, Tổ trưởng Chuyên môn Ngữ văn, thì không ai là không biết. Sinh năm 1986 trong một gia đình đông con, lớn lên trên quê hương Lê Thanh, Mỹ Đức, vùng quê thuần nông, chân chất, từ nhỏ cậu bé Quân đã sớm chịu thiệt thòi hơn bạn bè đồng trang lứa.

Đó là vào năm 5 tuổi, do 1 tai nạn nhỏ ảnh hưởng lớn đến dây chằng bên chân trái mà thành bị tật. Thương con, bố mẹ cậu đã chắt chiu, vay mượn và mang cậu lặn lội từ bệnh viện lớn nhỏ đến các thầy thuốc ở khắp nơi trong vòng 10 năm trời nhưng không ai chữa khỏi. Chân trái bị teo và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Ý thức được điều đó, cậu bé Quân càng chăm ngoan, học giỏi, cậu hiểu rằng chỉ có học vấn mới có thể thay đổi được số phận.

nguoi thay giao giau long nhan ai
Thầy Nguyễn Ngọc Quân (bên trái) tặng quà cho các em nhỏ trong chương trình Cùng em đón Tết 2018

Thế nhưng biến cố lại xảy đến vào năm học lớp 12, khi chỉ còn 12 ngày nữa là thi tốt nghiệp. Tai nạn xảy ra làm gãy đùi chân trái, đúng cái chân bị tật, bị teo, lại phải mổ, phải đóng đinh tại Bệnh viện 103. Những ngày nằm viện, chàng trai 18 tuổi ấy tưởng chừng như tất cả đều sụp đổ. Ngày trước tuy yếu nhưng vẫn tự phục vụ, đi lại được, còn bây giờ… Biết bao câu hỏi và suy nghĩ tiêu cực hiện ra trong tâm trí chàng trai ấy. Được đặc cách tốt nghiệp nhưng không đủ sức khỏe thi đại học, vậy là bao ước mơ, hoài bão của tuổi 18 đành dang dở. Gia đình vốn khó khăn nay lại càng thêm khốn đốn vì khoản nợ nần chữa trị cho anh.

Nhưng chính tình yêu thương vô bờ bến của mẹ cũng như ý chí nghị lực bản thân đã giúp anh lấy lại được tinh thần, càng quyết tâm đứng lên hơn bao giờ hết. Quân tự học, tự nghiên cứu, tập buôn bán nhỏ để lấy tiền mua tài liệu, bởi ước mơ trở thành sinh viên trường đại học chưa bao giờ tắt trong anh. Và rồi, giấy báo trúng tuyển vào Khoa Văn học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn năm 2005 như liều thuốc kỳ diệu, phần thưởng xứng đáng với bao nỗ lực dành cho Nguyễn Ngọc Quân.

Suốt 4 năm học đại học, chàng sinh viên khuyết tật Nguyễn Ngọc Quân luôn đặt ra những mục tiêu và cố gắng gấp đôi để hoàn thiện thật tốt. Ngoài thời gian học, anh còn đi dạy gia sư, rồi kiếm việc làm thêm để có tiền tự trang trải. Kỳ nào anh cũng giành học bổng, là 1 trong những sinh viên tiêu biểu vượt khó vươn lên của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Năm 2009, Ngọc Quân tốt nghiệp Trường Đại học với tấm bằng loại giỏi. Năm 2010, Nguyễn Ngọc Quân chính thức giảng dạy tại Trường THPT Hợp Thanh. Bao bỡ ngỡ ban đầu với một thầy giáo trẻ. Thiệt thòi lớn nhất về sức khỏe có lẽ là tâm lý mặc cảm, tự ti. Những ngày lên lớp, cảm thấy mỗi bước đi đều có người nhìn ngó, bàn tán, giễu cợt…

Thầy giáo trẻ lại càng căng thẳng, ngại ngùng hơn. Thầy đã tự mình học cách can đảm, luôn đi thẳng, sống yêu đời, yêu nghề, lạc quan. Những năm tháng cống hiến cho nghề, với năng lực chuyên môn, sự hăng say, tận tụy, nhiệt tình, hơn hết là bản lĩnh vượt lên trên những mặc cảm, thầy giáo Nguyễn Ngọc Quân càng khiến đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh khâm phục. Em Nguyễn Thị Nhung (lớp trưởng 10A6 THPT Hợp Thanh) chia sẻ: “Trong những giờ lên lớp, thầy Quân luôn tạo tình cảm thân thiện, gần gũi học trò, giúp chúng em có hứng thú và niềm đam mê học tập, rèn luyện.

Em Nguyễn Thị Nhung (lớp trưởng 10A6 THPT Hợp Thanh) chia sẻ: “Trong những giờ lên lớp, thầy Quân luôn tạo tình cảm thân thiện, gần gũi học trò, giúp chúng em có hứng thú và niềm đam mê học tập, rèn luyện. Thầy cũng có rất nhiều sáng kiến khi chủ nhiệm lớp em. Em và các bạn luôn mong muốn được Thầy cùng đồng hành trong suốt những năm cấp 3”.

Thầy cũng có rất nhiều sáng kiến khi chủ nhiệm lớp em. Em và các bạn luôn mong muốn được Thầy cùng đồng hành trong suốt những năm cấp 3”. Còn cô Đỗ Thị Thuận (giáo viên vật lý trường THPT Hợp Thanh) không giấu được niềm tự hào : “Thầy Quân là đồng nghiệp và cũng là người anh mẫu mực. Những hạn chế về sức khỏe đã không còn là rào cản tâm lý. Hàng ngày làm việc với anh mới thấy và hiểu ý chí, nghị lực, sự can đảm, yêu đời, lạc quan đặc biệt là tình yêu nghề trong anh lớnt

Nguyễn Ngọc Quân còn là một trong những thành viên thuộc ban điều hành, phụ trách rất tích cực của nhóm thiện nguyện Hạc Giấy. Thành lập ngày 30/7/2016, đến nay nhóm có khoảng 20 thành viên chủ chốt, địa bàn hoạt động chủ yếu ở huyện Mỹ Đức và một số vùng lân cận. Nhóm đã giúp đỡ, kêu gọi và kết nối mọi người biết đến những mảnh đời khó khăn, bất hạnh. Thầy cùng với nhóm thường xuyên thực hiện những chương trình thiện nguyện trực tiếp:Tổ chức được 4 chương trình đón Tết cho trẻ em mồ côi, khuyết tật; ủng hộ xi măng xây nhà ở mái ấm Thánh Tâm; kêu gọi vận động tặng quà cho các em nhỏ vào đầu năm học mới. Ngoài kêu gọi từ các nhà hảo tâm, nhóm thường tổ chức các đợt bán hàng gây quỹ như bán bút, bán lì xì…

Thầy Quân tâm sự: “Khi tham gia nhóm thiện nguyện Hạc Giấy thực sự khiến cho mình trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa và nghị lực hơn. Vì bản thân mình tuy thiệt thòi nhưng vẫn còn hạnh phúc và may mắn. Hơn nữa khi tham gia cùng Hạc Giấy qua các chương trình thiện nguyện, được tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khó khăn mới biết cần phải trân trọng bản thân mình hơn. Tuy chỉ là những đóng góp nhỏ bé cho xã hội nhưng đó cũng là cách mong muốn mọi người có cái nhìn công bằng hơn về người khuyết tật. Họ cũng làm được và thậm chí còn làm được nhiều hơn thế so với những người bình thường.”

Nếu các nhà văn hiện thực hóa cái đẹp lòng nhân ái qua những nhân vật của mình, thì thầy Nguyễn Ngọc Quân là hiện thực của một trái tim thiện nguyện, yêu thương và sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ. Còn gì đẹp hơn khi những hạt giống nhân ái thầy đang gieo sẽ nảy mầm cả trong những bài học đầy nhân văn và theo lớp lớp học trò đi vào cuộc sống…Tạm biệt thầy, không quên nhờ thầy chuyển đến nhóm những quyển sách giáo khoa cũ ủng hộ chương trình “Cõng sách lên bản” đến với miền núi Hòa Bình, trong tôi lại thấp thoáng hình ảnh Hạc Giấy, hình ảnh quen thuộc biểu trưng cho sự may mắn, yêu thương. Vâng, “cho đi là hạnh phúc”.

Hoàng Thảo – Thanh Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện Hướng dẫn số 617/HD-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường trên địa bàn quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã thành lập 113 tổ lấy ý kiến nhân dân, kết quả 99,2% hộ gia đình nhất trí với phương án sắp xếp của thành phố Hà Nội.
Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ngày 23/4, tại số 71 Hàng Trống (Hà Nội), Báo Nhân Dân long trọng tổ chức lễ giới thiệu đợt thông tin đặc biệt và Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Phó Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân dự buổi lễ.
Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường

Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường

Đây là một trong những nội dung tại Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì xây dựng đề xuất tăng mạnh mức hình phạt tù và tiền đối với các tội về môi trường và tội lây lan dịch bệnh.
Kẻ cướp ngân hàng ở Chương Mỹ sử dụng tiền làm những gì?

Kẻ cướp ngân hàng ở Chương Mỹ sử dụng tiền làm những gì?

Liên quan đến vụ án cướp tài sản ngân hàng ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội), tại cơ quan Công an, đối tượng khai nhận do chơi "tài xỉu" trên mạng bị thua và đang nợ tiền của nhiều người nên nảy sinh ý định đi cướp ngân hàng để lấy tiền trả nợ.
Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Hơn 15 năm nay, hàng nghìn hộ dân sinh sống tại 2 xã: Thụy Lâm và Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) phải “sống chung” với trình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do việc đốt rác thải công nghiệp của người dân thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) gây ra. Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn không có biến chuyển, gây bức xúc trong nhân dân.
Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Sáng 23/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã bắt giữ được nghi phạm cướp ngân hàng ở huyện Chương Mỹ. Nghi phạm Vũ Văn Lịch bị cảnh sát bắt giữ lúc 4h cùng ngày khi đang lẩn trốn ở phố Lĩnh Nam.
“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

Tập 30 của bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” sẽ chính thức lên sóng lúc 20h00 ngày 23/4/2025 trên kênh VTV3, hứa hẹn mang đến những diễn biến đầy kịch tính khi mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật dần được bóc tách, kéo theo hàng loạt bí mật tưởng chừng đã bị chôn giấu.

Tin khác

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Xem thêm
Phiên bản di động