Liệu trường có được hoàn thiện ?
![]() |
Phối cảnh hoành tráng của trường Đại học Thành Tây |
Tìm hiểu của phóng viên được biết, trường Đại học Thành Tây được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập số 1368/QĐ-TTg ngày 10.10.2007 với diện tích 14.5 ha tại Yên Nghĩa và Dương Nội, Hà Đông, Hà Tây (nay là Hà Nội). Trường có quy mô lớn với nhiều ngành nghề đào tạo, số lượng tuyển sinh hàng năm lên đến hàng nghìn sinh viên.
Đến ngày 6. 8. 2012, trường Đại học Thành Tây được UBND TP Hà Nội ra Quyết định số 3503/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết. Theo đó, tổng diện tích trường Đại học Thành Tây khoảng 112,6 ha, diện tích xây dựng trường là 11,82 ha với nhiều hạng mục như khu hiệu bộ văn phòng hành chính, 2 khối tháp cao 30 tầng, khu đào đạo gồm các khối nhà cao 7 tầng (từ A1 – A8), khu ký túc xá và thương mại với nhà D1 (cao 27 tầng), nhà D2 (cao 25 tầng), D3 (cao 23 tầng), D4 (cao 15 tầng), D5 (cao 15 tầng) cùng nhiều hạng mục khác để đáp ứng quy mô đào tạo khoảng 10. 000 sinh viên với khoảng 700 giảng viên, viên chức, cán bộ.
Theo mục tiêu đặt ra, đến năm 2025, tất cả các hạng mục sẽ được hoàn thành để đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, hiện tại chỉ có một số hạng mục nhỏ được hoàn thiện. Còn những hạng mục công trình cao tầng được cho là điểm nhấn của trường thì vẫn chưa được xây dựng với ngổn ngang đất cát, cỏ dại um tùm. “Để hoàn thành tất cả các hạng mục công trình phải cần đền trên 4000 tỷ đồng. Trong khi đó, tất cả các cổ đông mới đóng góp được 70 tỷ đồng. Số tiền này chỉ đủ để đền bù giải phóng mặt bằng, xây được một số hạng mục như thế này. Hiện chúng tôi đang nỗ lực kêu gọi các nhà đầu tư nhưng thấy rất khó khăn”, TS. Đinh Ngọc Hiện chia sẻ.
![]() |
Nay chỉ một số hạng mục nhỏ của trường Đại học Thành Tây được hoàn thiện |
Cũng theo TS. Đinh Ngọc Hiện, do vấn đề tuyển sinh giảng dạy, hiện trường vẫn đang phải bù lỗ với số nợ gần 30 tỷ đồng. Từ khó khăn trước mắt, cùng số vốn mà hiện các cổ đông đã đóng góp quá ít ỏi so với con số hàng nghìn tỷ đồng thì mục tiêu đến năm 2025 hoàn thiện các hạng mục là một điều quá xa vời đối với trường Đại học Thành Tây.
Không chỉ việc đầu tư xây dựng gặp nhiều khó khăn, vấn đề tuyển sinh đủ số lượng, chất lượng cao cũng là điều khiến ban lãnh đạo trường Đại học Thành Tây luôn phải “đau đầu”. Cụ thể, có những năm, mặc dù chỉ cần 9 điểm đã có thể đỗ cao đẳng, 12 điểm đỗ đại học, nhưng trường Đại học Thành Tây vẫn không thể tuyển sinh đủ số lượng đề ra.
Đặc biệt, theo tìm hiểu của phóng viên, năm 2015, trường Đại học Thành Tây xét tuyển theo 2 hình thức: Xét tuyển học bạ và xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
Với phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, hệ Đại học, điểm trúng tuyển từ 15.00 điểm trở lên; hệ cao đẳng điểm trúng tuyển từ 12.00 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên).
Phương thức xét tuyển theo học bạ THPT, điểm trúng tuyển hệ Đại học >= 6,0; điểm trúng tuyển hệ Cao đẳng >= 5,5. Tuy nhiên, theo danh sách trúng tuyển nguyện vọng 1 hệ đại học công bố trên website của trường, số thí sinh trúng tuyển là 278; hệ cao đẳng là 2 thí sinh. Danh sách trúng tuyển nguyện vọng 2 hệ đại học là 177 thí sinh, hệ cao đẳng là 1 thí sinh.Trong khi đó, chỉ tiêu của trường ĐH Thành Tây năm 2015 là 1350 chỉ tiêu, trong đó hệ đại học là 1050, cao đẳng là 300 chỉ tiêu.
Với con số 455 thí sinh trúng tuyển hệ đại học và 3 thí sinh trúng tuyển hệ cao đẳng của cả 2 đợt xét tuyển có thể thấy rằng vấn đề tuyển sinh của trường Đại học Thành Tây rơi vào cảnh bi đát đến mức nào…
Từ thực trạng về nguồn vốn để xây dựng trường, hoạt động đào tạo rơi vào cảnh thua lỗ cũng như tình cảnh tuyển sinh không đủ số lượng, chất lượng đầu vào không cao khiến dư luận không khỏi lo ngại nếu không có giải pháp khả thi, rất có thể trường Đại học Thành Tây có thể "chết yểu" trong thời gian tới. Trong khi đó, một diện tích đất nông nghiệp mà trước đây là "bờ xôi ruộng mật" bị bỏ hoang để cây dại mọc hoặc bị chuyển đổi thành mục đích khác, trái với quy định về sử dụng quản lý đất đai như việc trường này đã và đang cho doanh nghiệp khác xây dựng nhà máy trộn bê tông để bán ra thị trường.
Báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc đến bạn đọc.
Ngô Hùng
Nên xem

Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh

Thực hư lòng se điếu giá bạc triệu 1kg

Tàu điện lớn nhất thế giới hạ thủy: Bước ngoặt xanh cho ngành vận tải biển

Phát hiện, xử lý hơn 5.200 vụ vi phạm pháp luật hải quan trong 4 tháng đầu năm 2025

Dự kiến bé trai bị xe ba bánh cán qua người được ra viện trong 3-5 ngày tới

Hiệu quả từ công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đoàn viên

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội
Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?
Điều tra - bạn đọc 17/04/2025 13:18

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?
Điều tra - bạn đọc 16/04/2025 17:42

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?
Điều tra - bạn đọc 06/04/2025 17:23

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động
Điều tra - bạn đọc 11/03/2025 21:31

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm
Điều tra - bạn đọc 03/03/2025 13:27

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04