--> -->

Bảo đảm tốt hơn quyền con người của người đang chấp hành án phạt tù

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 24/5, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã trình dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra hiện nay.
Đại biểu Quốc hội: Đào tạo, xây dựng tầng lớp nông dân 4.0 Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoàn thiện pháp luật về dẫn độ chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế

Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, việc ban hành Luật nhằm hoàn thiện pháp luật về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù theo hướng nhân đạo, toàn diện, cụ thể, đồng bộ, thống nhất, khả thi, ổn định, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; giúp bảo đảm tốt hơn quyền con người của người đang chấp hành án phạt tù; góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.

Bảo đảm tốt hơn quyền con người của người đang chấp hành án phạt tù
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình Quốc hội dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù. (Ảnh: QH)

Dự thảo Luật gồm 4 chương, 45 điều. So với quy định của Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 trong lĩnh vực chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dự thảo Luật sửa đổi 14 điều, xây dựng mới 18 điều, bỏ 5 điều và 2 quy định.

Luật này quy định nguyên tắc, thẩm quyền, điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù giữa Việt Nam với nước ngoài; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.

Dự thảo Luật quy định Bộ Công an là cơ quan trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cũng theo dự thảo Luật, trường hợp Việt Nam là nước chuyển giao, Việt Nam chi trả các chi phí hoạt động chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù phát sinh đến thời điểm bàn giao người đang chấp hành án phạt tù, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp Việt Nam là nước nhận, Việt Nam chi trả mọi chi phí hoạt động chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù phát sinh từ thời điểm tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Về thẩm quyền xem xét tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam, dự thảo Luật quy định Tòa án nhân dân khu vực nơi người được đề nghị chuyển giao có nơi thường trú cuối cùng tại Việt Nam quyết định tiếp nhận.

Về thẩm quyền xem xét chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài, dự thảo Luật quy định Tòa án nhân dân khu vực nơi người nước ngoài đang chấp hành án phạt tù quyết định việc chuyển giao.

Bảo đảm tốt hơn quyền con người của người đang chấp hành án phạt tù
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng báo cáo thẩm tra. (Ảnh: QH)

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng tán thành sự cần thiết xây dựng Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù. Nội dung của dự thảo Luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất với các luật hiện hành có liên quan, tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên và bảo đảm yêu cầu đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật.

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát, bám sát quá trình sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến tương trợ tư pháp là Luật Dẫn độ, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự và một số dự án Luật khác đang trình Quốc hội xem xét, thông qua để kịp thời cập nhật, chỉnh lý dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Về áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù (Điều 5), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cơ bản nhất trí quy định cụ thể các điều kiện áp dụng nguyên tắc có đi có lại và giao Bộ Công an quyết định việc tiếp nhận hoặc từ chối yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Công an lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan trước khi quyết định để bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, chủ động, linh hoạt trong thực hiện.

Tuy nhiên, ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, có ý kiến đề nghị quy định theo hướng Bộ Công an cần lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao trước khi áp dụng nguyên tắc có đi có lại để bảo đảm tính đầy đủ, thận trọng.

Bảo đảm tốt hơn quyền con người của người đang chấp hành án phạt tù
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Về hợp pháp hóa lãnh sự (Điều 8), cơ quan thẩm tra cơ bản tán thành quy định của dự thảo Luật; cho rằng, quy định này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin và hợp tác giữa các cơ quan của Việt Nam và các quốc gia khác, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị chỉnh lý tên gọi của điều luật hoặc bổ sung quy định về các trường hợp phải hợp pháp hóa lãnh sự (nếu có), bảo đảm thống nhất nội dung giữa tên gọi và nội dung của Điều 8.

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật chưa có quy định về việc hủy quyết định thi hành quyết định tiếp nhận, hủy quyết định thi hành quyết định chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù. Do đó, đề nghị, nghiên cứu bổ sung bảo đảm đầy đủ, bao quát trường hợp đang được quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật Tương trợ tư pháp hiện hành và các trường hợp có thể xảy ra trên thực tiễn.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học

Hà Nội hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học

Dự kiến kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ bữa ăn bán trú cho 100% học sinh tiểu học năm học 2025 - 2026 khoảng 3.063 tỷ đồng; số đối tượng được hỗ trợ khoảng 768.000 học sinh (công lập 707.727 học sinh; tư thục khoảng 60.273 học sinh).
Hà Nội ưu tiên phát triển hạ tầng, môi trường, chuyển đổi số và hỗ trợ doanh nghiệp

Hà Nội ưu tiên phát triển hạ tầng, môi trường, chuyển đổi số và hỗ trợ doanh nghiệp

Chiều 9/7, tại kỳ họp 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, với 83/84 đại biểu có mặt bấm nút tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và thu chi ngân sách trong 6 tháng cuối năm 2025.
Hà Nội tăng tốc thực hiện 282 dự án, số hóa đất đai và khởi công hàng loạt cây cầu

Hà Nội tăng tốc thực hiện 282 dự án, số hóa đất đai và khởi công hàng loạt cây cầu

Trong bối cảnh yêu cầu tăng trưởng và áp lực đổi mới ngày càng lớn, Hà Nội đặt mục tiêu tổng lực tháo gỡ vướng mắc, khơi thông nguồn lực, củng cố nền hành chính phục vụ để về đích các mục tiêu năm 2025.
Hà Nội thí điểm cung cấp suất ăn sẵn cho học sinh bán trú

Hà Nội thí điểm cung cấp suất ăn sẵn cho học sinh bán trú

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết Thành phố đang triển khai tổ chức thí điểm mô hình bữa ăn bán trú cho học sinh trên địa bàn Hà Nội, theo hướng tổ chức tập trung suất ăn sẵn nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình và giảm các khâu trung gian.
Thiếu 30.000 đơn vị máu cho công tác cấp cứu, điều trị trong dịp hè

Thiếu 30.000 đơn vị máu cho công tác cấp cứu, điều trị trong dịp hè

Để bảo đảm nhu cầu máu kịp thời, hiệu quả cho cấp cứu và điều trị, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cần thêm 30.000 đơn vị máu, trong đó riêng máu nhóm O cần khoảng 15.000 đơn vị.
La Phù: Người dân tự nguyên giao nộp 25 tấn bánh kẹo, thực phẩm và hàng lậu

La Phù: Người dân tự nguyên giao nộp 25 tấn bánh kẹo, thực phẩm và hàng lậu

Tính đến 9/7/2025, hàng chục tấn bánh kẹo, thực phẩm hết hạn, không rõ nguồn gốc đã được người dân La Phù tự nguyện giao nộp để tiêu hủy. Đây là kết quả của nỗ lực phối hợp giữa Công an Hà Nội và chính quyền địa phương nhằm chấn chỉnh tình trạng buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2025 - 2030

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đề cập tới những nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương Đỗ Văn Chiến đề nghị các cụ, các vị, các đại biểu tiếp tục phát huy tinh thần, trách nhiệm, động viên các doanh nghiệp, tầng lớp nhân dân phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, trước mắt là tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương.

Tin khác

Bàn các giải pháp để Mặt trận và các tổ chức thành viên hoạt động thông suốt, hiệu quả sau sắp xếp

Bàn các giải pháp để Mặt trận và các tổ chức thành viên hoạt động thông suốt, hiệu quả sau sắp xếp

Chiều ngày 9/7, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố (mở rộng) để cùng trao đổi, nắm thông tin, những khó khăn, vướng mắc và thống nhất những giải pháp cho công tác Mặt trận trong giai đoạn tới.
Hội Đồng Bầu cử quốc gia họp Phiên toàn thể lần thứ nhất, cho ý kiến về công tác chuẩn bị bầu cử

Hội Đồng Bầu cử quốc gia họp Phiên toàn thể lần thứ nhất, cho ý kiến về công tác chuẩn bị bầu cử

Ngày 9/7, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã họp Phiên toàn thể lần thứ nhất để cho ý kiến về công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Theo Chủ tịch Quốc hội, công tác bầu cử có phạm vi cả nước, khối lượng công việc rất lớn, thời gian ngắn, do đó phải được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đầu mối tổ chức thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đầu mối tổ chức thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Sáng 9/7, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ tư khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Với phương châm đặt con người ở vị trí trung tâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, thời gian qua, Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.
Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức được áp dụng trong việc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý mang tính chất chiến lược, đột xuất, cấp bách, không thường xuyên.
Công chứng điện tử có giá trị như văn bản giấy, thuận tiện giao dịch

Công chứng điện tử có giá trị như văn bản giấy, thuận tiện giao dịch

Luật Công chứng 2024 và Nghị định 104/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 với rất nhiều thay đổi, người dân cần nắm rõ để thuận tiện khi thực hiện các giao dịch.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ mục tiêu dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ mục tiêu dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Nhấn mạnh, vừa qua với việc triển khai một số dự án đường sắt đô thị, có lẽ đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tốt hơn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết, nếu sắp tới chúng ta bỏ ra gần 70 tỷ USD (tổng vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam) mà chỉ được công trình như tuyến đường sắt đô thị ở 2 thành phố lớn, thì người dân phấn khởi, nhưng vẫn chưa thành công.
Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, để kiểm soát an toàn thực phẩm, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cần làm “lặng lẽ”, thường xuyên, tránh tình trạng khi có chuyện xảy ra thì cơ quan chức năng ngay lập tức lên đợt cao điểm kiểm tra, rà soát, còn những người vi phạm ngay lập tức giấu biến đi chờ “trời yên biển lặng”...
Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Đoàn Việt Nam sẽ tham gia Phiên đối thoại trên tinh thần cởi mở, chân thành, hợp tác và xây dựng. Phiên đối thoại sẽ tập trung vào một số thông điệp như Việt Nam đang tập trung thực hiện nhiều đột phá có tính cách mạng để đưa đất nước Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới, trong đó có việc đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án dân sự

Rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án dân sự

Ngày 4/7, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật đã tổ chức hội thảo khoa học Góp ý dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) năm 2025, do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.
Xem thêm
Phiên bản di động