--> -->

Đại biểu Quốc hội: Đào tạo, xây dựng tầng lớp nông dân 4.0

Thảo luận tại Tổ 1, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội đã đề xuất nhiều giải pháp cấp bách thúc đẩy tăng trưởng, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo nông dân, để từng bước hình thành một tầng lớp nông dân chuyên nghiệp thời đại 4.0; phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện.
Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào năm 2030 Đề xuất chi trả hỗ trợ học phí theo phương thức cấp trực tiếp cho người học Đại biểu Quốc hội: Không để tình trạng “ai cũng đúng nhưng kết quả vẫn sai”

Đánh giá cao và hoàn toàn nhất trí với Dự thảo báo cáo đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2025 của chính phủ, đại biểu Nguyễn Thị Lan (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) nêu một số giải pháp để tiếp tục đột phá phát triển nông nghiệp trong giai đoạn tới.

Đại biểu Quốc hội: Đào tạo, xây dựng tầng lớp nông dân 4.0
Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thảo luận ở tổ.

Đối với vấn đề “được mùa mất giá” trong nông nghiệp, đại biểu Nguyễn Thị Lan cho rằng, nông sản là mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam, nhưng bất cập lớn nhất của chúng ta là khâu chế biến, chế biến sâu và tổ chức thương mại, nên phần lớn nông sản xuất khẩu thô, bán ở phân khúc thị trường giá thấp; nếu không cải thiện được thực trạng này thì không thể khắc phục được tình trạng “được mùa mất giá” và làm gia công cho nước ngoài.

Một thực trạng đáng lo ngại hiện nay là phần lớn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp - bao gồm thức ăn chăn nuôi, thủy sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, máy móc và thiết bị chế biến - vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu từ nước ngoài. Do vậy, đại biểu Nguyễn Thị Lan cho rằng, trong thời gian tới phải lấy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để tiếp tục tập trung các giải pháp để tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết; tổng rà soát lại để phát huy các ngành lợi thế của địa phương, hình thành các vùng nguyên liệu ổn định và đủ lớn.

Trong đó, việc tổ chức liên kết sản xuất phải tuân thủ theo quy luật thị trường; tập trung vào khâu chế biến, nhất là chế biến sâu và tổ chức thương mại; hạn chế tiến tới xóa bỏ xuất khẩu nông sản thô, hình thành và phát triển đa dạng các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo chuỗi bền vững có ứng dụng thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Đại biểu Quốc hội: Đào tạo, xây dựng tầng lớp nông dân 4.0
Đại biểu Nguyễn Thị Lan phát biểu thảo luận.

Bên cạnh đó, chúng ta cần xây dựng cơ chế ràng buộc, gắn kết trách nhiệm và quyền lợi hợp lý giữa các chủ thể chính trong kênh tiêu thụ nông sản; thiết kế các chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các chủ thể liên kết hữu cơ với nhau từ khâu cung ứng vật tư, sản xuất, đến chế biến, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm nông sản; tiếp tục có chính sách đột phá thu hút doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào ngành chế biến nông sản và các doanh nghiệp này giữ vai trò là chủ chốt trong chuỗi ngành hàng nông sản...

Đáng chú ý, đại biểu Nguyễn Thị Lan cũng đề xuất tăng cường công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo nông dân, để từng bước hình thành một tầng lớp nông dân chuyên nghiệp thời đại 4.0. Đây là những người vừa am hiểu kỹ thuật, vừa làm chủ công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh và quản trị nông nghiệp. Từ đó, xây dựng một đội ngũ nông dân chuyên nghiệp hiện đại - những người làm chủ sản xuất nông nghiệp, đồng thời phát triển lực lượng công nhân nông nghiệp trình độ cao đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp số và công nghệ cao, là lực lượng chủ lực trong nền nông nghiệp thông minh, xanh và bền vững.

Tham gia thảo luận, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) cho biết, năm 2024, GDP nước ta ước tính tăng 7,09%, tăng trưởng cao nhất khu vực ASEAN với GDP năm 2024 đạt 476,3 tỷ USD; quy mô kinh tế của Việt Nam năm 2024 cao thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, là nền kinh tế lớn thứ 32 trên thế giới. Đặc biệt, thu ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 944,1 nghìn tỷ đồng, bằng 48,0% dự toán năm và tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng Hà Nội tổng thu ngân sách 4 tháng năm 2025 ước thực hiện 310,2 nghìn tỷ đồng, đạt 61,4% dự toán, bằng 1/3 tổng thu ngân sách cả nước. Đây là dư địa rất lớn để chúng ta thực hiện các chính sách tài khóa mở rộng.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, mô hình PPP, đặc biệt là hình thức “đầu tư công - quản trị tư”, là hướng đi phù hợp, cần được đẩy mạnh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao. Tuy nhiên, hiện nay khuôn khổ pháp lý cho PPP vẫn còn chưa hoàn thiện, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho tư nhân tham gia sâu vào quản lý, vận hành. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật để khơi thông nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực này.

Đại biểu Quốc hội: Đào tạo, xây dựng tầng lớp nông dân 4.0
Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu thảo luận.

Ngoài các biện pháp Chính phủ đã và đang tích cực triển khai, đại biểu Hoàng Văn Cường đề xuất bên cạnh việc đàm phán với Hoa kỳ thì vẫn phải giữ vững các thị trường truyền thống, mở rộng các thị trường mới Trung đông và châu Âu. Đồng thời, cần áp dụng chính sách thưởng xuất khẩu để khuyến khích xuất khẩu bù đắp phần sụt giảm do chính sách thuế quan của Hoa Kỳ.

Đặc biệt, phải giữ vững thị trường nội địa, ngăn chặn buôn lậu, hàng từ các nước không xuất khẩu sang Mỹ chảy vào Việt Nam, đội lốt hàng Việt; đồng thời, cần thúc đẩy tiêu dùng trong nước; tăng khách du lịch quốc tế thông qua miễn phí thị thực, rút ngắn thời gian cấp thị thực, thí điểm miễn thị thực cho tất cả khách du lịch đến Phú Quốc và thưởng các hợp đồng lưu trú khách du lịch từ các thị trường ưu tiên...

Bên cạnh đó, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, cần thúc đẩy phát triển kinh tế đêm bằng các chính sách hỗ trợ mặt bằng, miễn thuế, nới lỏng các biện pháp kiểm soát, không giới hạn thời gian các hoạt động kinh tế đêm ở các trung tâm du lịch. Đồng thời thúc đẩy tăng trưởng nóng thông qua thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản, đặc biệt là tăng đầu tư phát triển nhà ở xã hội. Cần thúc đẩy đầu tư công tạo lan tỏa lôi kéo thu hút đầu tư tư thông qua cơ chế đặt hàng của Chính phủ cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư công; chủ động hướng dẫn, định hướng cho doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc pháp lý.

Đại biểu Quốc hội: Đào tạo, xây dựng tầng lớp nông dân 4.0
Đại biểu Bùi Hoài Sơn phát biểu thảo luận.

Về đầu tư công trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và mô hình đầu tư công - quản trị tư (PPP), đại biểu Bùi Hoài Sơn (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) cho biết, thời gian qua, cả khu vực nhà nước và tư nhân đã đầu tư đáng kể vào lĩnh vực văn hóa, thể thao với nhiều công trình như nhà hát, sân vận động, công viên... Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: Ai quản lý, ai vận hành các thiết chế đó để đạt hiệu quả cao?

Thực tế cho thấy, sau khi đầu tư xây dựng, nhiều thiết chế lại phải kéo theo bộ máy quản lý, biên chế, chi phí vận hành - điều này đi ngược với chủ trương tinh giản bộ máy hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Nhiều công trình hiện nay rơi vào tình trạng khai thác kém, vắng người sử dụng. Do vậy, đại biểu Bùi Hoài Sơn cho rằng, không phải cứ Nhà nước đầu tư thì Nhà nước phải trực tiếp vận hành. Trong nhiều trường hợp, việc giao cho khu vực tư nhân vận hành sẽ khai thác tốt hơn nguồn lực đã đầu tư.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Còn đó, khúc hoan ca mùa Hạ

Còn đó, khúc hoan ca mùa Hạ

Tháng Sáu ở miền Bắc, trời mùa Hè đã nắng như đổ lửa, không khí như đậm hơn, oi ả hơn. Ấy vậy mà, trong bốn mùa trong năm, tôi vẫn thích mùa Hè nhất. Là mùa học sinh được nghỉ học, là mùa gói ghém biết bao kỷ niệm thân thương...
Nhận định Ludogorets Razgrad vs Dinamo Minsk: Bước khởi đầu nhiều ẩn số tại Champions League

Nhận định Ludogorets Razgrad vs Dinamo Minsk: Bước khởi đầu nhiều ẩn số tại Champions League

Vào lúc 00h30 ngày 10/7 tới đây, Ludogorets Razgrad sẽ đón tiếp Dinamo Minsk trên sân nhà trong khuôn khổ lượt đi vòng sơ loại thứ nhất Champions League 2025/26. Đây là trận đấu mở màn cho hành trình chinh phục giấc mơ Champions League của cả hai đội, và dù Ludogorets được đánh giá cao hơn về kinh nghiệm, phong độ hiện tại của cả hai bên lại cho thấy nhiều ẩn số.
Vụ án "Mr Pip": Đằng sau 5.315 tỷ đồng đã được thu hồi và những chi tiết chưa từng công bố

Vụ án "Mr Pip": Đằng sau 5.315 tỷ đồng đã được thu hồi và những chi tiết chưa từng công bố

Cập nhật mới nhất từ Công an thành phố Hà Nội cho thấy, vụ lừa đảo "khủng" mang tên "Mr Pip" đã chứng kiến những bước tiến mới với việc thu hồi số tiền lên đến 5.315 tỷ đồng. Không chỉ bắt giữ thêm những đối tượng chủ chốt ở nước ngoài, cơ quan điều tra còn hé lộ nhiều chi tiết về mạng lưới lừa đảo tinh vi, nhắm vào hàng nghìn nạn nhân trẻ tuổi.
Tỷ giá USD hôm nay (8/7): Giá USD "chợ đen" giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (8/7): Giá USD "chợ đen" giảm nhẹ

Hôm nay (8/7), trên thị trường "chợ đen", tỷ giá USD/VNĐ "chợ đen" giữ nguyên giá mua và giảm 20 đồng giá bán so với phiên trước, hiện niêm yết quanh mốc 26.420 - 26.500 đồng/USD.
Bóng đá Việt Nam đặt mục tiêu dự World Cup từ 2034, hướng đến tầm nhìn 2045

Bóng đá Việt Nam đặt mục tiêu dự World Cup từ 2034, hướng đến tầm nhìn 2045

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức ban hành Quyết định số 2368/QĐ-BVHTTDL, phê duyệt Đề án phát triển Bóng đá Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Giá xăng dầu hôm nay (8/7): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (8/7): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng

Hôm nay (8/7), giá dầu thế giới tăng bất chấp nguồn cung nới rộng, bỏ qua áp lực từ quyết định tăng sản lượng mạnh tay của OPEC+ và lo ngại thuế quan từ Mỹ.
Giá vàng hôm nay (8/7): Vàng nhẫn, vàng miếng cùng giảm

Giá vàng hôm nay (8/7): Vàng nhẫn, vàng miếng cùng giảm

Giá vàng hôm nay (8/7): Tuy giảm mạnh so với một ngày trước nhưng vàng trong nước có thể sẽ sớm hồi phục khi vàng thế giới đang tăng lên.

Tin khác

Công chứng điện tử có giá trị như văn bản giấy, thuận tiện giao dịch

Công chứng điện tử có giá trị như văn bản giấy, thuận tiện giao dịch

Luật Công chứng 2024 và Nghị định 104/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 với rất nhiều thay đổi, người dân cần nắm rõ để thuận tiện khi thực hiện các giao dịch.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ mục tiêu dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ mục tiêu dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Nhấn mạnh, vừa qua với việc triển khai một số dự án đường sắt đô thị, có lẽ đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tốt hơn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết, nếu sắp tới chúng ta bỏ ra gần 70 tỷ USD (tổng vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam) mà chỉ được công trình như tuyến đường sắt đô thị ở 2 thành phố lớn, thì người dân phấn khởi, nhưng vẫn chưa thành công.
Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, để kiểm soát an toàn thực phẩm, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cần làm “lặng lẽ”, thường xuyên, tránh tình trạng khi có chuyện xảy ra thì cơ quan chức năng ngay lập tức lên đợt cao điểm kiểm tra, rà soát, còn những người vi phạm ngay lập tức giấu biến đi chờ “trời yên biển lặng”...
Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Đoàn Việt Nam sẽ tham gia Phiên đối thoại trên tinh thần cởi mở, chân thành, hợp tác và xây dựng. Phiên đối thoại sẽ tập trung vào một số thông điệp như Việt Nam đang tập trung thực hiện nhiều đột phá có tính cách mạng để đưa đất nước Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới, trong đó có việc đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án dân sự

Rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án dân sự

Ngày 4/7, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật đã tổ chức hội thảo khoa học Góp ý dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) năm 2025, do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.
Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Sáng 4/7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức cán bộ hệ thống Thi hành án dân sự (THADS) và ra mắt phần mềm Biên lai điện tử THADS.
Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Sáng 3/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí minh Nguyễn Văn Được đã trao quyết định bổ nhiệm cán bộ và công bố quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư chỉ đạo 8 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Tổng Bí thư chỉ đạo 8 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, ngày 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao kết quả đạt được trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số 6 tháng đầu năm của Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành, địa phương.
Đại tá Lưu Nam Tiến nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Đại tá Lưu Nam Tiến nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Ngày 2/7, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giao nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô. Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham dự hội nghị.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Phát biểu tham luận tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, sáng 2/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã nêu kinh nghiệm của Hà Nội trong liên thông dữ liệu giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị phục vụ triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Xem thêm
Phiên bản di động