--> -->

Cần quyết liệt xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế

Sau vụ gần 600 loại sữa giả bị phát hiện, dư luận lại bức xúc với chuyện thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, thiết bị y tế giả… bị cơ quan chức năng triệt phá. Đáng lo ngại, khi một số sản phẩm này đã được bán trên thị trường trong suốt thời gian dài. Đây là hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ các cơ quan chức năng và cộng đồng doanh nghiệp.
Tăng cường phối hợp chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực y tế Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Người tiêu dùng hoang mang

Sau hàng loạt các vụ sữa giả, thuốc giả bị phát hiện, nhiều người dân hoang mang, lo lắng, không biết mình có uống nhầm những loại sản phẩm giả này hay không.

Cần quyết liệt xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế
Nhiều loại thuốc giả, thực phẩm chức năng giả bị cơ quan chức năng phát hiện khiến người dân lo lắng.

Đáng lo ngại, với các loại sản phẩm sữa giả đã được công bố, người dùng còn có thể kiểm tra xem mình có dùng nhầm sữa giả hay không. Tuy nhiên, với thuốc giả thì khó khăn hơn, vì sau khi uống thuốc, nhiều bệnh nhân sẽ không nhớ tên, không giữ lại bao bì thuốc…

Là một trong những bệnh nhân từng mắc K vú phải xạ trị tại một bệnh viện trên địa bàn Hà Nội. Trong quá trình điều trị, do sức khỏe giảm sút, chị N.T (ở Hà Nội) đã phải sử dụng thêm sữa bột để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, thời gian qua khi cơ quan chức năng công bố bắt giữ nhiều đường dây buôn bán, sản xuất sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, thiết bị y tế giả… khiến chị vô cùng bất an, lo lắng.

“Trong danh sách các loại sữa giả được cơ quan điều tra công bố, tôi giật mình khi thấy bản thân cũng từng sử dụng một trong những loại sản phẩm đó. Không chỉ uống phải sữa giả, do quá trình điều trị bệnh tôi cũng có sử dụng nhiều loại thuốc, đặc biệt là các loại thực phẩm chức năng. Bởi vậy, thời gian qua, tôi cũng cảm thấy hoang mang vì không biết mình có tiếp tục là “nạn nhân” của thuốc giả nữa hay không”, chị T chia sẻ.

Hay trường hợp bà Trần Thị Bốn (ở Tây Hồ, Hà Nội) cũng bày tỏ lo lắng cho tình trạng của bản thân mình. Bà có thói quen mỗi khi thấy mệt mỏi, khó chịu trong người, đau đầu chóng mặt hay cảm cúm là lại tự ra hiệu thuốc mua thuốc về uống, vì ngại đi thăm khám sức khỏe.

Sau khi đường dây thuốc giả bị cơ quan chức năng phát hiện, bà cảm thấy hoang mang, lo sợ vì không rõ bản thân có uống nhầm thuốc giả hay không. Tuổi cao, có bệnh nền bà Bốn chỉ sợ sức khỏe bị ảnh hưởng thêm nếu uống nhầm thuốc giả…

Siết quản lý hành nghề y, kiểm soát kê đơn thuốc

Thuốc, sữa, thực phẩm chức năng, thực phẩm là những sản phẩm được đưa vào cơ thể nhằm mục đích chữa bệnh, tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, vì lợi ích mà nhiều đối tượng đã sản xuất, hoặc tiếp tay mua bán, hại chính đồng bào mình trong một thời gian dài. Đáng nói, những đối tượng mà thuốc giả, sữa giả, thực phẩm chức năng giả hướng đến là những người dễ bị tổn thương như: Bệnh nhân, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai…

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về đánh giá đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế diễn ra vừa qua, Tiến sĩ Hà Anh Đức - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết công tác phòng, chống buôn lậu và hàng giả trong hệ thống y tế, đặc biệt tại các bệnh viện là vấn đề nghiêm trọng và phức tạp.

Cần quyết liệt xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế
Tiến sĩ Hà Anh Đức - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh. (Ảnh: Tuấn Dũng)

“Vấn đề này có liên quan đến nhiều nhóm đối tượng, từ các cơ sở sản xuất cho đến đơn vị tiêu thụ. Trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, nguy cơ càng đáng lo ngại hơn khi nhiều sản phẩm được đưa vào bệnh viện nhưng không đảm bảo chất lượng”, ông Đức cảnh báo.

Theo ông Đức, hiện nay, tại các bệnh viện, các địa điểm như quầy thuốc, căng tin, khu dịch vụ… là những nơi có thể bị lợi dụng để đưa vào tiêu thụ các sản phẩm có tác dụng như thuốc, thực phẩm chức năng hoặc hàng tiêu dùng y tế nhưng không rõ nguồn gốc, không được kiểm định đầy đủ.

Không chỉ dừng lại ở vấn đề chất lượng sản phẩm, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cũng lưu ý đến hiện tượng giả mạo chứng chỉ hành nghề y. “Gần đây, một số vụ việc do công an các tỉnh phát hiện cho thấy có tình trạng làm giả hồ sơ, chứng chỉ để cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng. Những chứng chỉ giả này không được cấp bởi người có thẩm quyền, gây rủi ro nghiêm trọng về pháp lý và an toàn sức khỏe”, ông Đức nói.

Liên quan đến công tác quản lý chuyên môn, ông Đức khẳng định, Bộ Y tế đã có quy định rất rõ cán bộ y tế không được phép kê đơn thực phẩm chức năng. “Thực phẩm chức năng không phải là thuốc điều trị bệnh. Việc kê đơn thực phẩm chức năng là hành vi vi phạm quy chế chuyên môn và sẽ bị xử lý theo quy định”, ông Đức nhấn mạnh.

Ngoài ra, trách nhiệm trong việc đưa sản phẩm vào môi trường bệnh viện cũng được ông Đức đặc biệt lưu ý. Ông Đức dẫn ví dụ, khi bệnh viện tổ chức đấu thầu cho căng tin, nhà thuốc hay nhà cung cấp sản phẩm, các đơn vị này phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng, xuất xứ hàng hóa. Khi sản phẩm được đưa vào sử dụng, giám đốc bệnh viện là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng.

Đối với Sở Y tế các tỉnh, thành phố, hiện đã được phân cấp đến 70% các thủ tục hành chính... Vì vậy, việc đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, phối hợp với cơ quan chức năng là hết sức cần thiết.

“Về giải pháp, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đang đề xuất lãnh đạo Bộ Y tế xây dựng cơ sở dữ liệu người hành nghề y trên toàn quốc, không phân biệt địa giới hành chính. Theo đó, mọi cá nhân hành nghề, từ bệnh viện công lập đến cơ sở tư nhân, sẽ được quản lý theo hồ sơ điện tử gồm: Phạm vi hành nghề, nơi công tác, thời gian hành nghề, quá trình đào tạo và lịch sử vi phạm (nếu có). Cơ sở dữ liệu sẽ liên thông trên toàn quốc, giúp tra cứu thông tin thông qua số căn cước công dân hoặc mã định danh cá nhân”, ông Đức cho biết.

Về quản lý thuốc, hiện Cục Quản lý khám, chữa bệnh cũng xây dựng Thông tư liên quan đến đơn thuốc điện tử, đang phối hợp với Cục Quản lý Dược, kiểm soát định danh bác sĩ được phép kê đơn, bác sĩ kê đơn ra sao, kê thuốc gì, đơn vị nào bán thuốc đó... sẽ đều được quản lý. Chúng tôi cũng đang phối hợp với Cục Quản lý Dược để có một cơ sở dữ liệu quốc gia về dược, dữ liệu về các cơ sở bán thuốc trên phạm vi toàn quốc...

“Đồng thời, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc quản lý hành nghề y dược hiện nay”, Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh cho biết thêm.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, hàng giả, gian lận thương mại, không rõ nguồn gốc xuất xứ đã là vi phạm nhưng hàng giả trong lĩnh vực y tế không chỉ đơn thuần là gian lận thương mại mà là tội ác. Việc sử dụng các mặt hàng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết đã giao cơ quan thẩm quyền xây dựng hai nghị định nhằm phân định rõ trách nhiệm giữa trung ương và địa phương. Bộ Y tế cũng sẽ tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý về an toàn thực phẩm, siết chặt quản lý đăng ký, quảng cáo, lưu hành, đặc biệt với thực phẩm bảo vệ sức khỏe; kiểm tra chặt chẽ việc công bố sản phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Đặc biệt trên sàn thương mại điện tử, cần tăng chế tài xử phạt với hành vi sản xuất, kinh doanh thuốc giả, mỹ phẩm giả, thực phẩm chức năng giả và thiết bị y tế giả. Quan điểm của Bộ Y tế là không có “vùng cấm” trong xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyết liệt xử lý các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản

Quyết liệt xử lý các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản

Chiều 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, hiệp hội, ngân hàng, doanh nghiệp về tình hình thị trường bất động sản; đồng thời tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản và tăng nguồn cung để tăng khả năng tiếp cận bất động sản của người dân, mục tiêu mọi người dân đều có chỗ ở.
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn các phần tử thao túng, găm hàng, đội giá thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn các phần tử thao túng, găm hàng, đội giá thị trường vàng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ một số vấn đề còn nổi lên với thị trường vàng thời gian qua như việc chênh lệnh giá vàng trong nước và thế giới, một số động thái của các doanh nghiệp tham gia thị trường vàng có tính thao túng, găm hàng, đội giá...
Tiếp tục đàm phán, sớm đạt thỏa thuận về thuế quan với Hoa Kỳ

Tiếp tục đàm phán, sớm đạt thỏa thuận về thuế quan với Hoa Kỳ

Vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được tổ chức từ ngày 19-22/5/2025 tại Washington D.C, Hoa Kỳ. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, sau vòng đàm phán lần thứ 2, đoàn đàm phán tiếp tục nỗ lực, cố gắng để sớm đạt thỏa thuận với phía Hoa Kỳ.
Đồng Hới đón vận hội trở thành trung tâm hành chính mới sau sáp nhập

Đồng Hới đón vận hội trở thành trung tâm hành chính mới sau sáp nhập

Thành phố Đồng Hới vốn được biết đến với cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa phong phú. Sau khi sáp nhập với tỉnh Quảng Trị, nơi đây vẫn được lựa chọn là thủ phủ hành chính của tỉnh, điều này đang mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế, xã hội và bất động sản.
Khắc phục rò rỉ từ ống thoát nước nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Khắc phục rò rỉ từ ống thoát nước nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Chiều 24/5, đại diện Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất cho biết: Liên danh nhà thầu thi công nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đã khắc phục xong sự cố nước chảy ở nhà gà T3 xảy ra vào trưa cùng ngày (24/5).
Lan tỏa mô hình hay, sáng tạo trong học và làm theo Bác

Lan tỏa mô hình hay, sáng tạo trong học và làm theo Bác

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, 10 năm qua quận Tây Hồ đã đạt nhiều kết quả khá toàn diện. Nhiều cách làm mới, sáng tạo, thiết thực tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực có sức lan tỏa, sâu rộng trong toàn Đảng bộ quận.
Bảo đảm tốt hơn quyền con người của người đang chấp hành án phạt tù

Bảo đảm tốt hơn quyền con người của người đang chấp hành án phạt tù

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 24/5, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã trình dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra hiện nay.

Tin khác

Hoàn Kiếm: Tích cực các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết

Hoàn Kiếm: Tích cực các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết

“Với vị trí của quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa của Thủ đô, nơi diễn ra nhiều sự kiện lớn, tập trung đông người dân, khách du lịch trong và ngoài nước. Vì vậy, công tác phòng chống dịch bệnh nói chung, sốt xuất huyết nói riêng luôn được quận xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên và lâu dài” - ông Nguyễn Quốc Hoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm cho biết.
Hà Nội hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 15

Hà Nội hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 15

Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân và cộng đồng để chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết, nâng cao sức khỏe nhân dân Thủ đô, sáng 23/5, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết (15/6) lần thứ 15.
Cụ bà 72 tuổi rơi vào nguy kịch sau khi tự ý uống paracetamol quá liều

Cụ bà 72 tuổi rơi vào nguy kịch sau khi tự ý uống paracetamol quá liều

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa cấp cứu thành công cho bà M.N.T (72 tuổi, ở Hà Nội) khi bà bị mệt, tay chân mềm nhũn, không tự chủ được… do ngộ độc paracetamol.
Hà Nội: Đảm bảo y tế cho kỳ thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia

Hà Nội: Đảm bảo y tế cho kỳ thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch đảm bảo y tế cho kỳ thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia trên địa bàn Thành phố năm 2025.
Covid-19 trở lại: Không chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang

Covid-19 trở lại: Không chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang

Sau một thời gian dài tưởng chừng như đã lui vào quá khứ, Covid-19 đang có dấu hiệu quay trở lại tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dù không ghi nhận các ổ dịch lớn nhưng các cơ sở khám chữa bệnh đã sẵn sàng phương án thu dung, điều trị và cách ly ca bệnh Covid-19.
Gia tăng ca cấp cứu vì biến chứng làm đẹp tại các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng

Gia tăng ca cấp cứu vì biến chứng làm đẹp tại các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng

Thời gian qua, một số bệnh viện trên địa bàn Thành phố đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bị biến chứng do phẫu thuật thẩm mỹ tại các cơ sở không đảm bảo an toàn, kém chất lượng. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị trở lên khó khăn và tốn kém hơn.
Người dân cần chủ động các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Người dân cần chủ động các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 2405/SYT-NVY về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Sáng 21/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin, cơ quan này vừa ra quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố 12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
CDC Hà Nội giám sát ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại Đan Phượng

CDC Hà Nội giám sát ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại Đan Phượng

Đoàn giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội vừa tổ chức đi giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội).
Việt Nam ghi nhận 148 trường hợp mắc Covid-19

Việt Nam ghi nhận 148 trường hợp mắc Covid-19

Tại Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến nay ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc Covid-19 tại 27 tỉnh, thành phố, không có ca tử vong.
Xem thêm
Phiên bản di động