Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ
Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế Triển khai đợt cao điểm chống thuốc, thực phẩm chức năng giả tại TP.HCM Không thể nương tay với thuốc giả, thực phẩm bẩn |
Sáng 23/5, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm đánh giá kết quả triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 và Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại hội nghị. |
Hội nghị do Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chủ trì, kết nối từ điểm cầu Trung ương tại trụ sở Bộ Y tế đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố.
Trong bối cảnh tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là sữa giả, thực phẩm chức năng giả, thuốc giả, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm kiểm điểm tiến độ thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và triển khai các giải pháp cấp bách trong Tháng cao điểm đấu tranh phòng chống hàng giả là sữa, thực phẩm chức năng và thuốc.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh, quản lý thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của toàn hệ thống chính trị. Bộ Y tế luôn xác định rõ công tác quản lý các sản phẩm thuộc lĩnh vực y tế là nhiệm vụ then chốt trong phòng bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, thời gian qua, Bộ Y tế đã tập trung hoàn thiện, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm có nhiều nội dung liên quan đến kỹ thuật, quá trình triển khai thực hiện, quản lý thực tiễn tại cơ sở…
Bên cạnh đó, việc quản lý các mặt hàng trên các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội còn nhiều vấn đề mới phức tạp. "Nếu chúng ta không kịp sớm chấn chỉnh, đây cũng là nội dung khó khăn cho quản lý, đặc biệt lĩnh vực an toàn thực phẩm liên quan đến 3 bộ cùng quản lý, việc buôn bán sản phẩm liên quan đến nhiều công đoạn" - Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.
Bộ Y tế cũng đã ký kết chương trình phối hợp giai đoạn tiếp theo với Bộ Công an để làm sao chấn chỉnh công tác phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ như thời gian qua ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người dân. Qua thực tiễn, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều đường dây, sản phẩm vi phạm, kể cả đội ngũ cán bộ liên quan trực tiếp đến vấn đề này đã đưa ra xử lý pháp luật.
Liên quan đến các vụ án thời quan qua, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, việc triển khai hậu kiểm các địa phương làm chưa nghiêm. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, liên quan đến mặt hàng do địa phương quản lý, phải tổ chức hậu kiểm, có khó khăn... cần báo cáo cơ quan cấp trên liên quan.
"Giờ người dân rất hoang mang, ra đường không biết mặt hàng nào được phép lưu hành, mặt hàng nào là hàng giả, hàng nhái. Vì thế, việc ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan ban ngành, kể cả doanh nghiệp rất quan trọng để giải quyết vấn đề căn cơ lâu dài, nếu không sẽ khó cho quá trình thực hiện" - Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh.
"Các đơn vị kinh doanh cần nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình phải sản xuất các mặt hàng đúng, chất lượng" - Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết thêm và tiếp tục nhấn mạnh: "Quan điểm của Bộ về xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế là phải đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm khắc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ'".
![]() |
Các điểm cầu tham dự hội nghị. |
Cũng theo Bộ Y tế, công tác quản lý thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế còn nhiều khó khăn, tồn tại như: Thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi, công nghệ hiện đại bị lợi dụng để sản xuất hàng giả; hoạt động kinh doanh trực tuyến còn chưa được kiểm soát hiệu quả; việc thanh tra, kiểm nghiệm tại tuyến cơ sở còn hạn chế do thiếu nhân lực và trang thiết bị.
Trước thực trạng trên, nhiều công điện và chỉ thị quan trọng từ Chính phủ như Chỉ thị 13/CT-TTg, Công điện 40, 41, 55, 65 đã được Bộ Y tế cụ thể hóa bằng kế hoạch hành động, tổ chức bộ máy kiểm tra, giám sát từ Trung ương đến địa phương. Bộ Y tế đã ban hành các Kế hoạch số 614/KH-BYT để thực hiện Công điện số 41/CĐ-TTg và Công điện số 55/CĐ-TTg; Quyết định số 1703/QĐ-BYT ban hành kế hoạch thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg, Chỉ thị 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ công tác đặc biệt do Thứ trưởng Bộ Y tế làm Tổ trưởng đã được thành lập để chỉ đạo triển khai đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, với sự tham gia của lãnh đạo các Cục, Vụ trực thuộc Bộ. Cục Quản lý Dược được giao là cơ quan thường trực của Tổ công tác.
Đặc biệt, trong tháng cao điểm từ ngày 15/5 đến 15/6/2025, các Cục chuyên môn của Bộ đã đồng loạt thành lập các tổ kiểm tra đột xuất để kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế trên toàn quốc.
Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý an toàn thực phẩm, siết chặt quản lý hoạt động đăng ký, quảng cáo, lưu hành, đặc biệt đối với các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe; kiểm tra chặt chẽ việc công bố sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là trên sàn thương mại điện tử; tăng chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm sản xuất kinh doanh thuốc giả, mỹ phẩm giả, thực phẩm chức năng giả, thiết bị y tế giả.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, vận động người dân nâng cao cảnh giác, cùng tham gia phát hiện và lên án hành vi buôn bán hàng giả là các sản phẩm trong lĩnh vực quản lý của Bộ.
Từ năm 2020 đến tháng 5/2025, Cục An toàn thực phẩm đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm tại trên 400 cơ sở thực phẩm, xử lý 198 cơ sở vi phạm, với tổng số tiền phạt 23,76 tỷ đồng. Trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm và dược liệu, trong năm 2024, Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y, dược cổ truyền đã tổ chức trên 80 đoàn kiểm tra GMP, 130 đoàn kiểm tra GSP; Thanh tra Bộ triển khai 50 đoàn thanh tra độc lập. Năm 2024, Bộ Y tế đã ban hành 46 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 2,5 tỷ đồng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hà Nội: Treo cờ rủ trong 2 ngày Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Nhiều kiến nghị được giải đáp thỏa đáng tại Diễn đàn “Đảng với công nhân - Công nhân với Đảng” EVN 2025

Quốc hội quyết định bổ sung hơn 4.300 tỷ đồng ngân sách chi thường xuyên từ nguồn viện trợ

TP.HCM: Dự kiến thu hơn 22.200 tỷ đồng nhờ đấu giá 4 khu "đất vàng"

Quyết tâm đưa dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 hoạt động vào cuối năm 2025

Sửa 7 luật về đầu tư, đấu thầu và tài chính: Gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Từ thực tiễn sản xuất, sáng kiến của công nhân giỏi làm lợi cho doanh nghiệp
Tin khác

Hà Nội hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 15
Y tế 23/05/2025 15:36

Cụ bà 72 tuổi rơi vào nguy kịch sau khi tự ý uống paracetamol quá liều
Y tế 23/05/2025 11:32

Hà Nội: Đảm bảo y tế cho kỳ thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia
Y tế 23/05/2025 06:05

Covid-19 trở lại: Không chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang
Y tế 22/05/2025 16:56

Gia tăng ca cấp cứu vì biến chứng làm đẹp tại các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng
Y tế 22/05/2025 15:50

Người dân cần chủ động các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19
Y tế 22/05/2025 15:37

Thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Y tế 21/05/2025 16:47

CDC Hà Nội giám sát ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại Đan Phượng
Y tế 20/05/2025 18:13

Việt Nam ghi nhận 148 trường hợp mắc Covid-19
Y tế 19/05/2025 19:10

Hà Nội ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi
Y tế 19/05/2025 13:31