--> -->

Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước

Sáng nay (11/4), tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị thảo luận và đưa ra những ý kiến đóng góp cho Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN). Thứ trưởng Bộ Tài chính Hồ Sỹ Hùng chủ trì Hội nghị.
Kỳ vọng cú hích mang tên PPP Tháo gỡ điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính, ngân sách

Sửa đổi toàn diện Luật NSNN là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với việc quản lý, sử dụng tài chính - NSNN của quốc gia, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, đồng hành cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc và thực hiện một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy hướng tới mục tiêu tăng cường xây dựng một bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu năng và hiệu quả.

Sau hơn 8 năm thực hiện, Luật NSNN năm 2015 đã góp phần quan trọng trong việc quản lý, sử dụng NSNN một cách hiệu quả, minh bạch, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, với những thay đổi về kinh tế, xã hội, quốc tế, Luật đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, cần phải được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước
Toàn cảnh Hội nghị

Thực hiện phân công của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đánh giá, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật NSNN làm cơ sở xây dựng hồ sơ Luật NSNN (sửa đổi), gửi lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; đồng thời, đã tổ chức hội thảo để lấy ý kiến góp ý trực tiếp của một số địa phương. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã rà soát, tiếp tục hoàn thiện Hồ sơ Luật NSNN (sửa đổi) gửi Bộ Tư pháp thẩm định.

Dự thảo Luật NSNN (sửa đổi) tập trung giải quyết những vấn đề trọng tâm: Thứ nhất. đổi mới cơ chế phân cấp nguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương theo hướng tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, đồng thời tạo điều kiện cho ngân sách địa phương có tính tự chủ, chủ động hơn trong việc huy động, sử dụng nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, rà soát, sửa đổi các quy định về phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách theo hướng phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cấp trong việc sử dụng ngân sách, ưu tiên bố trí nguồn lực cho những nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Thứ ba, tăng cường phân cấp, phân quyền trong công tác lập dự toán và chấp hành ngân sách. Dự thảo Luật tăng thẩm quyền cho Chính phủ trong việc quyết định điều chỉnh dự toán thu, chi của một số bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nhưng không làm tăng mức vay, bội chi NSNN, tăng thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương quyết định điều chỉnh dự toán chi ngân sách địa phương, sau đó mới báo cáo lại cấp có thẩm quyền.

Việc xử lý tăng, giảm thu, chi so với dự toán trong quá trình chấp hành NSNN được sửa đổi theo hướng: bỏ quy định thứ tự ưu tiên khi phân bổ số tăng thu và các khoản dự toán chi còn lại của cấp ngân sách, đồng thời mở rộng phạm vi được sử dụng nguồn lực này (bổ sung tăng dự phòng ngân sách và các nhiệm vụ cần thiết khác chưa được bố trí dự toán ngân sách năm sau)... nhằm nâng cao hiệu quả, tính kịp thời trong giải quyết các vấn đề phát sinh.

Thứ tư, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tối ưu hóa quy trình, thủ tục trong công tác lập dự toán, chấp hành, quyết toán ngân sách, như: cắt giảm các thủ tục liên quan đến quy trình xây dựng và thông báo số kiểm tra thu, chi ngân sách hằng năm và 3 năm; quy trình xây dựng và báo cáo kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm; trình tự và yêu cầu lập dự toán chi, nhất là đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho cả cơ quan tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách; rút ngắn thời gian tổng hợp, lập quyết toán ngân sách.

Với ý nghĩa rất quan trọng của việc sửa đổi toàn diện Luật NSNN lần này, Hội nghị tập trung thảo luận làm sâu sắc hơn các nội dung sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật, đề xuất và kiến nghị các giải pháp phù hợp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo dự thảo Luật phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới;

Tập trung vào những vấn đề: Phạm vi NSNN: những khái niệm, định nghĩa còn chưa thống nhất, dẫn đến khó khăn, lúng túng trong thực hiện. Việc phân cấp, phân quyền và phân bổ nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách. Yêu cầu, quy trình lập dự toán; thẩm quyền điều chỉnh dự toán, nhất là các nội dung liên quan đến thẩm quyền của Chính phủ và Ủy ban nhân dân địa phương. Trách nhiệm của Thủ trưởng, người đứng đầu đơn vị dự toán cấp I và đơn vị sử dụng ngân sách trong thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách, quyết toán ngân sách; quy trình kiểm soát thanh toán, kiểm tra quyết toán của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước. Đánh giá tác động của các sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật, đặc biệt là tác động về mặt kinh tế, xã hội, pháp lý.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cứu nạn thành công 2 người rơi xuống vực tại Vườn Quốc gia Ba Vì

Cứu nạn thành công 2 người rơi xuống vực tại Vườn Quốc gia Ba Vì

Ngày 13/7, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan kịp thời cứu nạn thành công 2 nạn nhân bị thương sau khi xe máy mất lái, rơi xuống vực sâu tại Vườn Quốc gia Ba Vì.
Infographic: Hà Nội xanh - sạch - đẹp chào đón Quốc khánh 2/9

Infographic: Hà Nội xanh - sạch - đẹp chào đón Quốc khánh 2/9

Hướng tới kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9, chiến dịch "Hà Nội Xanh - Sạch - Đẹp" được triển khai với mục tiêu kiến tạo môi trường sống trong lành, bền vững cho Thủ đô. Nhiều mục tiêu chính của chiến dịch, từ dọn dẹp công cộng, trồng cây xanh, giảm thiểu rác thải nhựa đến sự tham gia của các đội tình nguyện và lợi ích cộng đồng, kêu gọi mỗi người dân cùng chung tay xây dựng một Hà Nội tươi đẹp.
Thủ đoạn giả danh Công an lừa đảo qua điện thoại gia tăng nhắm vào giới trẻ tại Hà Nội

Thủ đoạn giả danh Công an lừa đảo qua điện thoại gia tăng nhắm vào giới trẻ tại Hà Nội

Thời gian gần đây, tại Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn giả danh cơ quan Công an gọi điện, đặc biệt nhắm vào đối tượng thanh niên trẻ. Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cần nêu cao cảnh giác và chủ động phòng ngừa.
Khởi tố nhóm đối tượng cướp tài sản người xin việc qua chiêu trò "giới thiệu việc làm thu nhập cao"

Khởi tố nhóm đối tượng cướp tài sản người xin việc qua chiêu trò "giới thiệu việc làm thu nhập cao"

Công an thành phố Hà Nội vừa khởi tố, bắt tạm giam 3 đối tượng về tội Cướp tài sản, liên quan đến hành vi đe dọa, khống chế người lao động để chiếm đoạt "phí tư vấn" khi họ đến xin việc. Đây là thủ đoạn mới có dấu hiệu gia tăng cần được người dân cảnh giác.
Infographic: Hướng dẫn chuyển quyền sở hữu xe online đơn giản, nhanh chóng với VNeID

Infographic: Hướng dẫn chuyển quyền sở hữu xe online đơn giản, nhanh chóng với VNeID

Người dân có nhu cầu sang tên xe máy, ô tô có thể thực hiện quy trình chuyển quyền sở hữu xe trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công Bộ Công an, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
Dự báo giá xăng có thể sẽ giảm trong kỳ điều hành tới

Dự báo giá xăng có thể sẽ giảm trong kỳ điều hành tới

Giá dầu thế giới tuần qua đồng loạt tăng. Dự báo giá xăng, dầu trong nước điều chỉnh theo hướng xăng giảm, dầu tăng.
Kỳ 1: Chủ trương đúng, hành động quyết liệt

Kỳ 1: Chủ trương đúng, hành động quyết liệt

Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, đến tháng 9/2025, Bộ Y tế và các bệnh viện trên cả nước phải triển khai bệnh án điện tử (EMR). Từ một chủ trương lớn, Hà Nội - với vai trò trung tâm y tế lớn nhất cả nước đã nhanh chóng cụ thể hóa chỉ đạo trên bằng nhiều hành động cụ thể. Dù còn nhiều khó khăn về hạ tầng, nhân lực, chi phí... song tinh thần chủ động và quyết liệt của Thành phố, của Sở Y tế Hà Nội đang mở ra kỳ vọng sớm hoàn thành lộ trình bệnh án điện tử đã đề ra.

Tin khác

FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế

FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt trên 21,5 tỷ USD, tăng mạnh 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam

Shinhan Bank Việt Nam bị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chỉ ra nhiều tồn tại trong quản trị, tín dụng, ngoại hối và bị yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục toàn hệ thống.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như hiện hành là 2.000 đồng/lít đến hết năm 2026.
Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Chiếc Boeing B727-200 của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines “bỏ quên” ở Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài được 18 năm và cơ quan quản lý Nhà nước đang đưa ra các giải pháp xử lý.
Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”

Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa tổ chức thành công Techcombank Investment Summit 2025 với chủ đề “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”.
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước "điểm danh" một số "lỗi" tại PGBank

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước "điểm danh" một số "lỗi" tại PGBank

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết luận thanh tra tại Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank), chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác quản trị, cấp tín dụng, xử lý nợ xấu và tuân thủ pháp luật.
Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng

Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng

Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, Ngân hàng Nhà nước khẳng định đang tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt và thận trọng. Các giải pháp tín dụng thời gian tới sẽ được triển khai đồng bộ, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, đồng thời hướng đến mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Bỏ “room tín dụng” từ 2026: Bước ngoặt chính sách, kỳ vọng khai thông dòng vốn

Bỏ “room tín dụng” từ 2026: Bước ngoặt chính sách, kỳ vọng khai thông dòng vốn

Quyết định của Chính phủ về việc chấm dứt cơ chế “room tín dụng” từ năm 2026 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong điều hành chính sách tiền tệ. Từ chỗ bị ràng buộc bởi hạn mức cấp phát tín dụng, hệ thống ngân hàng sẽ vận hành theo nguyên tắc thị trường, dựa trên năng lực thực tế, mức độ an toàn vốn và hiệu quả quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo ưu tiên mạnh mẽ hơn cho tín dụng nhà ở xã hội, đặc biệt đối với người trẻ, nhóm đang bị “bỏ quên” trong nhiều chính sách hiện hành.
Nhiều thuận lợi trong hợp tác công tư lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nhiều thuận lợi trong hợp tác công tư lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Cơ chế hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ được điều chỉnh theo hướng mở, linh hoạt và ưu đãi hơn đáng kể so với trước.
Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử

Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Bộ Công Thương đang đề xuất bổ sung quy định về định danh điện tử, trách nghiệm của sàn đối với các mô hình thương mại điện tử như livestream bán hàng để tạo thuận lợi cho hộ, cá nhân tuân thủ quy định về thuế.
Xem thêm
Phiên bản di động