-->

Tháo gỡ điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính, ngân sách

Thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia, ngày 7/11, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, đa số các ý kiến bày tỏ quan điểm nhất trí về sự cần thiết sửa đổi dự án Luật để tháo gỡ các điểm nghẽn, những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực tài chính, ngân sách và trong việc thi hành pháp luật thời gian qua.
Gỡ các nút thắt về đầu tư công, quy hoạch và đấu thầu Thống nhất trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam Hôm nay (7/11), Quốc hội thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Khơi thông nguồn lực, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia được xây dựng nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước; hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, kế toán, kiểm toán độc lập, ngân sách nhà nước, quản lý tài sản công, quản lý thuế và dự trữ quốc gia, qua đó tạo hành lang pháp lý đầy đủ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tháo gỡ điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Đại biểu Trần Khánh Thu phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH)

Đồng thời thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kiểm tra, giám sát; thúc đẩy đơn giản hóa thủ tục hành chính và phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số; xóa bỏ cơ chế xin - cho; khơi thông, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, lấy đầu tư công, nguồn lực Nhà nước dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực hợp pháp khác.

Đóng góp ý kiến về nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn đại biểu tỉnh Thái Bình) cho biết, theo dự thảo Luật thì Chính phủ chỉ quy định về thẩm quyền cho các cơ quan cấp dưới cũng như các chính quyền địa phương trong việc quản lý các nội dung liên quan đến quản lý và sử dụng tài sản công.

Tuy nhiên, nội dung này không được thể hiện rõ ràng ở các điều luật sau đó. Trên cơ sở quy định thẩm quyền của Chính phủ, các bộ, ngành, hội đồng nhân dân các cấp quy định thẩm quyền quản lý sử dụng tài sản công cho các cơ quan cấp dưới. Theo đại biểu Trần Khánh Thu, quy định như vậy sẽ xảy ra sự chồng lấn, thiếu rõ ràng về phạm vi, cần rà soát, nghiên cứu, làm rõ nội dung, phạm vi quy định của Chính phủ và các cơ quan cấp dưới để tránh mâu thuẫn hoặc chồng chéo trong ngay chính luật này và cũng như luật khác của hệ thống pháp luật.

Tháo gỡ điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Đối với quy định về khấu hao, hao mòn tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập, đại biểu Trần Khánh Thu cho rằng, quy định như dự thảo luật sẽ gây thêm khó khăn cho các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động tự chủ.

Theo đại biểu Trần Khánh Thu, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập đã có quy định về tính khấu hao trong kết cấu giá thành sản phẩm dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể, Nghị định này nêu rõ, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước được xác định theo quy định của pháp luật về giá, định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước. Trong đó, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và lộ trình kết cấu chi phí khấu hao vào giá dịch vụ sự nghiệp công do cấp có thẩm quyền quy định.

Tuy nhiên, trên thực tế đến thời điểm hiện nay, các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên thì giá cung cấp dịch vụ không có yếu tố khấu hao tài sản và cũng không có quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp nên chưa được tính đầy đủ như giá dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế công lập. Đại biểu Trần Khánh Thu đề nghị nghiên cứu kỹ nội dung này để có quy định bám sát điều kiện thực tế, tháo gỡ được những vướng mắc hiện tại.

Tháo gỡ điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Đại biểu Đinh Thị Phương Lan phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH)

Góp ý về việc sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước, đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, trong hồ sơ, Chính phủ trình kèm theo các dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết, tuy nhiên, đây là một trong những nội dung quan trọng liên quan đến quản lý, điều hành ngân sách, nên Chính phủ cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, không luật hoá nghị định, thông tư.

Đồng thời, cần cân nhắc việc quy định quá linh hoạt có thể dẫn đến những hệ lụy không mong muốn trong quản lý tài chính, ngân sách, có thể rủi ro cho cán bộ trực tiếp thực thi nhiệm vụ trong điều kiện hệ thống chính sách chưa thực sự đồng bộ, thống nhất như hiện nay.

Đại biểu Đinh Thị Phương Lan đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát các luật liên quan, sửa toàn diện Luật Ngân sách nhà nước, nghiên cứu nội hàm để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương không mang tính dàn đều mà ưu tiên đặc biệt cho lĩnh vực y tế, giáo dục, an sinh xã hội, lĩnh vực kinh tế ngành trọng yếu của quốc gia, lĩnh vực kinh tế có thể khai thác hiệu quả nguồn lực cho ngân sách nhà nước, phát huy tối đa nguồn lực của địa phương và khu vực ngoài nhà nước, đồng thời tạo điều kiện chủ động cho việc điều hành ngân sách của địa phương.

Tháo gỡ điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Cùng với đó, cần tiếp tục nghiên cứu các nội dung về chuyển nguồn ngân sách, hệ thống các chính sách đặc thù đã ban hành liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, đầu tư, các quy định về vay vốn nước ngoài, quỹ tài chính trong và ngoài ngân sách để làm cơ sở sửa đổi toàn diện luật, hoàn thiện các chính sách đặc thù.

Tăng cường tính khoa học và hiệu quả trong quản lý đầu tư công

Tham gia ý kiến về Luật Kiểm toán độc lập, đại biểu Thái Thị An Chung (Đoàn đại biểu tỉnh Nghệ An) và đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Đoàn đại biểu tỉnh Hà Tĩnh) cơ bản đồng tình với các đề xuất tăng cường các đối tượng cần kiểm toán bằng việc bổ sung khoản 5 và khoản 6 vào Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập nội dung: “Doanh nghiệp, tổ chức khác có quy mô lớn phải kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định của Chính phủ; Doanh nghiệp, tổ chức khác theo quy định của luật có liên quan”.

Các đại biểu cho rằng, Luật hiện hành không quy định điều này dẫn tới một số doanh nghiệp, tổ chức có quy mô lớn hay các công ty bất động sản không niêm yết, không đại chúng cũng không cần kiểm toán gây ảnh hưởng nặng nề tới xã hội trong thời gian qua.

Tháo gỡ điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH)

Tuy nhiên, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ đề nghị làm rõ mục đích kiểm toán theo diện rộng, khi việc kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của các doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, gây tốn kém chi phí và nguồn lực lớn cho xã hội.

Bên cạnh đó, đơn vị được kiểm toán quy định tại Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập hiện hành hiện đang quy định theo ngành và lĩnh vực hoạt động. Nếu như bổ sung đối tượng kiểm toán theo quy mô sẽ dẫn đến hiện tượng không thống nhất các đối tượng kiểm toán trong cùng một điều luật. Vì vậy, cần xác định phạm vi đối tượng kiểm toán theo ngành, lĩnh vực để cho tương đồng với các quy định tại Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập hiện hành.

Đóng góp ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế, đại biểu Dương Văn Phước (Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Nam) cho biết, theo quy định tại khoản 3 Điều 84 Luật Quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế tiếp tục theo dõi các khoản tiền thuế nợ được khoanh và phối hợp với cơ quan có liên quan để thu hồi tiền thuế nợ khi người nộp thuế có khả năng nộp thuế hoặc thực hiện xóa nợ.

Tháo gỡ điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Đại biểu Dương Văn Phước phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH)

Tuy nhiên, tại khoản 5 Điều 124 Luật Quản lý thuế, quy định: “Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế khoanh tiền thuế nợ trong thời hạn khoanh nợ; không tính tiền chậm nộp theo quy định của Luật này; được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế”.

Đại biểu Dương Văn Phước cho biết, trường hợp người nộp thuế đã được khoanh nợ (áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) có khả năng nộp thuế, cơ quan thuế chỉ được phối hợp thu mà không được áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để thu thì không thể thu được tiền thuế nợ khi đã áp dụng đến biện pháp cưỡng chế cuối cùng. Tại điểm b khoản 9 Điều 6 Dự thảo Luật, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét bổ sung điểm đ vào sau điểm d khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế với nội dung sau: “Trường hợp các khoản tiền thuế nợ được khoanh mà cơ quan quản lý thuế có đủ thông tin người nộp thuế có khả năng nộp thuế thì áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để thu hồi nợ thuế đã khoanh”.

Giải trình ý kiến của các đại biểu, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết sẽ tiếp thu tối đa các ý kiến của đại biểu Quốc hội để tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật và trình Quốc hội để ban hành.

Tháo gỡ điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình ý kiến của các đại biểu. (Ảnh: QH)

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Luật Ngân sách nhà nước được sửa đổi, bổ sung để giải quyết những điểm nghẽn, những khó khăn, vướng mắc trong thời hạn ngắn, còn trong nhiệm kỳ tới sẽ sửa Luật Ngân sách nhà nước theo hướng tăng cường phân cấp quản lý ngân sách để tăng tính chủ đạo của ngân sách Trung ương và tính chủ động của ngân sách địa phương.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng cho biết, việc sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công đã được các cơ quan hữu quan nghiên cứu kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo sự thống nhất và tính khả thi trong thực tiễn. Luật Đầu tư công (sửa đổi) đặt mục tiêu tăng cường tính khoa học và hiệu quả trong quản lý đầu tư công, đồng thời bảo đảm cân đối tài khóa. Việc quy định chặt chẽ kế hoạch đầu tư công trung hạn và tạo cơ chế linh hoạt cho việc bố trí vốn bổ sung sẽ giúp tránh tình trạng lãng phí, thất thoát vốn và đảm bảo các dự án đầu tư được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Khích lệ nữ đoàn viên Công đoàn thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Khích lệ nữ đoàn viên Công đoàn thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Các cấp Công đoàn huyện Quốc Oai đã và đang chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” nhằm khích lệ nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác tốt và xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.
Bế mạc Hội khỏe CNVCLĐ và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2025

Bế mạc Hội khỏe CNVCLĐ và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2025

Sau hơn 10 ngày thi đấu sôi nổi, quyết liệt, chiều ngày 18/4, Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2025 chính thức bế mạc và thành công tốt đẹp. Hội khỏe đã để lại nhiều niềm vui, phấn khởi trong lòng các vận động viên, đông đảo CNVCLĐ quận Hoàn Kiếm. Đồng chí Nguyễn Chính Hữu, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố đã tới dự lễ bế mạc Hội khoẻ.
Hà Nội: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tự chủ tài chính, tư thục

Hà Nội: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tự chủ tài chính, tư thục

Chiều 18/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 của các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT tư thục.
Quan tâm, chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Quan tâm, chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Ngày 18/4, tại Trung tâm Văn hóa và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất và các đơn vị liên quan tổ chức Chương trình khám sức khỏe, tầm soát phát hiện ung thư sớm cho cho 200 công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện.
Thêm thỏa thuận phúc lợi cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế

Thêm thỏa thuận phúc lợi cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế

Công đoàn Y tế Việt Nam và Công ty Cổ phần Công nghệ mạng Lancs Việt Nam vừa ký thỏa thuận hợp tác chương trình phúc lợi cho đoàn viên ngành Y tế.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.

Tin khác

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023 - 2025) đã tổ chức Họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy rất lớn, nên chưa đề xuất năm 2026 có điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng có liên quan hay không.
UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, Nghị quyết được xây dựng nhằm thực hiện thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự công ích nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.
Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Ngày 16/4, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và Công ty cổ phần GeneStori thu mẫu cho các mẹ liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 (Khóa XIII).
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Xem thêm
Phiên bản di động