Kỳ 6: Những điểm mới về tội phạm tham nhũng
Điều 28 BLHS năm 2015 bổ sung trường hợp không áp dụng thời hiệu đối với tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 353. Đối với các trường hợp này, bất kể thời điểm nào phát hiện được tội phạm là có thể xử lý.
Khoản 3 Điều 28 BLHS 2015 quy định: “Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.”
Về hình phạt tử hình: Nhằm hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình trên thực tế, đồng thời khuyến khích người phạm tội tham nhũng có thể khắc phục hậu quả để hưởng chính sách khoan hồng. Theo đó, người tham ô tài sản, nhận hối lộ mà bị kết án tử hình nếu như đáp ứng đủ hai điều kiện là nộp lại ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ đồng thời phối hợp tích cực với cơ quan chức năng thì được ân giảm, từ tử hình xuống thành tù chung thân.
Về giới hạn phạm vi các tội phạm về chức vụ trong khu vực ngoài nhà nước, theo luật sư Phạm Quốc Thanh (Trưởng VPLS Quốc Thái), BLHS năm 2015 giới hạn với 4 tội danh: Tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ và tội môi giới hối lộ.
Cụ thể là khoản 6 Điều 353 (tội tham ô tài sản) quy định "Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này"; khoản 6 Điều 354 (tội nhận hối lộ) quy định "Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này"; khoản 6 Điều 364 (tội đưa hối lộ) quy định "Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này"; khoản 7 Điều 365 (tội môi giới hối lộ) quy định "Người nào mà môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này".
![]() |
Phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng tại Ngân hàng Đại dương |
“Như vậy, khi BLHS 2015 có hiệu lực, các vấn đề như cơ quan, tổ chức có hoạt động đúng đắn bị xâm hại; chế độ sở hữu tài sản là đối tượng tác động của tội phạm; sự bắt buộc thỏa mãn đồng thời yếu tố chức vụ và quyền hạn; những chủ thể được coi là có chức vụ sẽ không còn gây khó khăn, vướng mắc nữa...”, luật sư Thanh chia sẻ.
Về một số dấu hiệu định tội, định khung của tội phạm tham nhũng, theo quy định của BLHS năm 1999 thì giá trị tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác là một trong các tình tiết định tội, định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự cơ bản của hầu hết các chức vụ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia pháp lý, có thể thấy BLHS năm 1999 chưa có sự phân hóa phù hợp về giá trị tài sản và mức hình phạt trong khung, cũng như chưa bảo đảm mức độ tương xứng giữa giá trị tài sản và mức hình phạt trong khung, cũng chưa phù hợp với tình hình phát tiển kinh tế - xã hội ở Việt Nam cũng như thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm.
Do đó, để phù hợp với thực tiễn của nước ta hiện nay, cần phải bảo dảm mức độ tương xứng giữa hình phạt với tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội khi căn cứ vào giá trị tiền, tài sản của hành vi.
Chính vì vậy, BLHS 2015 có quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt lớn hơn quy định tại BLHS 1999, BLHS năm 2015 đã nâng mức định lượng về giá trị tiền, tài sản tại các điều khoản có liên quan.
Theo quy định của BLHS 2015 thì tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên mới bị áp dụng khung hình phạt có hình phạt cao nhất là tử hình (theo quy định tại BLHS 1999 là 500 triệu đồng). Giá trị tỷ đồng có lẽ vẫn thấp so với những vụ án tham ô tài sản lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, tuy nhiên, mức quy định như vậy cũng thể hiện phần nào sự nghiêm khắc của pháp luật đối với hành vi tham ô tài sản.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

“Chim Lạc tung cánh” - Biểu tượng khát vọng thịnh vượng và bản sắc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”
Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?
Điều tra - bạn đọc 17/04/2025 13:18

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?
Điều tra - bạn đọc 16/04/2025 17:42

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?
Điều tra - bạn đọc 06/04/2025 17:23

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động
Điều tra - bạn đọc 11/03/2025 21:31

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm
Điều tra - bạn đọc 03/03/2025 13:27

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04