-->
Những đạo luật “thép” vì sự bình yên của nhân dân

Kỳ 1: Khi mọi ngóc ngách của đời sống đều được “phủ” luật

(LĐTĐ) Là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, có chức năng lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đồng thời là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, suốt chặng đường gần 80 năm qua, Quốc hội luôn hoàn thành sứ mệnh, vai trò của mình trước Đảng và Nhân dân.
Bổ sung dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 Trình Quốc hội xem xét dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào tháng 10/2022 Dự kiến Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 gồm 11 dự án

Cùng với sự vào cuộc tích cực, chung sức, đồng lòng, trách nhiệm cao của Chính phủ, các Bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội... với vai trò là cơ quan soạn thảo - Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội nhiều năm qua đã không ngừng đổi mới trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật (dự án luật)...

Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ Quốc hội Khóa X - XIV, hoạt động lập pháp tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, bao quát các lĩnh vực đời sống xã hội và dần chuyên nghiệp hơn. Trong vòng 30 năm, Quốc hội đã ban hành được 460 đạo luật, 516 Nghị quyết. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 148 pháp lệnh bao quát các lĩnh vực đời sống xã hội như: Tổ chức bộ máy, quyền con người, quyền công dân, kinh tế, doanh nghiệp, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, tư pháp…

Kỳ 1: Khi mọi ngóc ngách của đời sống đều được “phủ” luật
Những đạo luật được Quốc hội thông qua thực sự đi vào cuộc sống (ảnh minh họa)

Nổi bật là kỳ họp Quốc hội Khóa XIII, đây là kỳ họp đã đạt kỷ lục về số lượng Luật được ban hành bao gồm Hiến pháp 2013 và 108 đạo luật. Quốc hội Khóa XIV tiếp tục nâng cao chất lượng lập pháp, đi sâu sửa đổi và ban hành các đạo luật trên các lĩnh vực cụ thể điều chỉnh tổ chức bộ máy Nhà nước từ Trung ương tới địa phương, các đạo luật chuyên ngành thích ứng với giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0, cùng yêu cầu đổi mới trong phát triển đất nước và quan hệ quốc tế đặt ra. Với 72 luật, 2 pháp lệnh và nhiều Nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật được Quốc hội XIV thông qua đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy Nhà nước; phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân.

Bên cạnh đó, ngay tại 4 kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 13 luật, 40 Nghị quyết… các Luật được ban hành nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt, đồng thời, quyết định những vấn đề quan trọng có tính chiến lược, dài hạn; tiếp tục góp phần quan trọng thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Hiến pháp năm 2013; bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế và sự tương thích của hệ thống pháp luật với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, đồng thời mở ra những cơ hội mới để Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng.

Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, có thể thấy, cùng với việc ban hành các Bộ luật nhằm hoàn thiện các thể chế kinh tế, phát triển thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Quốc hội Việt Nam còn ban hành nhiều Bộ luật “thép” nhằm phục vụ chiến lược bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn an ninh, trật tự… Tiêu biểu phải kể đến các Bộ luật như: Luật Quốc phòng; luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; luật Công an nhân dân; luật An ninh mạng; luật Biên phòng Việt Nam; luật Phòng, chống tham nhũng; Bộ luật Hình sự; luật khiếu nại, tố cáo; luật Tạm giam, tạm giữ…

Điển hình trong các bộ luật mang chất “thép” được Quốc hội thông qua trong quá xây dựng, phát triển đất nước phải kể đến đó là Bộ luật Hình sự. Trong hệ thống pháp luật của nước ta thì có thể nói rằng Bộ luật Hình sự (ra đời đầu tiên năm 1985) là văn bản đưa ra các quy phạm pháp luật mang tính răn đe nhất dành riêng cho những hành vi vi phạm được coi là tội phạm. Chính vì vậy, Bộ luật này giữ vai trò cũng như những nhiệm vụ đặc trưng, góp phần thay đổi tích cực sự ổn định của xã hội và tính nghiêm minh của pháp luật.

Các quy định của Bộ luật Hình sự và các nội dung trong Luật sửa đổi, bổ sung đã thể hiện rõ tinh thần chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh trấn áp tội phạm với phương châm giáo dục, phòng ngừa là chính; kết hợp với răn đe, giáo dục, cảm hóa, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội. Qua đó, bồi dưỡng cho mọi công dân tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của mọi công dân, chủ động tham gia công tác phòng, chống tội phạm; phát huy được sức mạnh của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các tổ chức chính trị xã hội.

Trong đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi 2017) đánh dấu một bước tiến quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả. Bộ luật gồm có 3 Phần, 26 chương, 426 điều. Bộ luật đã có sự điều chỉnh mạnh mẽ trong chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo hướng bảo đảm lợi ích tốt nhất cho các em trên tinh thần bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên.

Để luật pháp được thượng tôn - Kỳ 1: Những đạo luật “thép”
Luật Phòng, chống tham nhũng hướng đến mục tiêu xây dựng một cơ chế phòng ngừa tham nhũng toàn diện và sâu rộng. (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự nước ta, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại; Bộ luật Hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế theo hướng phi tội phạm hóa đối với một số tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 trước đó…

Còn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, ngày 12/6/2018, Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua luật An ninh mạng. Luật gồm 7 chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Theo đó, chính sách của Nhà nước về an ninh mạng là ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và đối ngoại; xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; phối hợp với cơ quan chức năng trong bảo vệ an ninh mạng và tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh mạng.

Trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, lần đầu tiên, Luật Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội thông qua vào năm 2005. Sau đó, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống tham nhũng.

Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đã khắc phục hạn chế, bất cập mà qua tổng kết 10 năm thi hành luật cũ đã chỉ ra. Đó là những hạn chế bất cập về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, kể từ các biện pháp công khai minh bạch, quy định về kiểm soát, xung đột lợi ích, quy định về quy tắc ứng xử, quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ… lần này đều được sửa đổi, bổ sung, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, có thể thấy, cùng với việc ban hành các bộ luật nhằm hoàn thiện các thể chế kinh tế, phát triển thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Quốc hội Việt Nam còn ban hành nhiều bộ luật “thép” nhằm phục vụ chiến lược bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn an ninh, trật tự… Tiêu biểu phải kể đến các bộ luật như: Luật Quốc phòng; luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; luật Công an nhân dân, luật An ninh mạng; luật Biên phòng Việt Nam; luật Phòng, chống tham nhũng; Bộ luật Hình sự; luật Khiếu nại, tố cáo; luật Tạm giam, tạm giữ…

(Còn nữa)

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.

Tin khác

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn Thủ đô Hà Nội tiếp tục đi đầu, dẫn dắt cả nước

Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn Thủ đô Hà Nội tiếp tục đi đầu, dẫn dắt cả nước

(LĐTĐ) Tin tưởng với sự nỗ lực cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, với sự gương mẫu, đi đầu của Thủ đô Hà Nội, đất nước ta sẽ tiếp tục phát triển thịnh vượng; mang lại cho người dân những điều tốt đẹp nhất, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chúc Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đón xuân mới Ất Tỵ 2025 vui tươi, hạnh phúc, chúc mừng năm mới nhiều thắng lợi mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội

Tổng Bí thư Tô Lâm chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong không khí toàn Đảng, toàn dân đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tối 28/1 (tức 29 Tết), đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến trụ sở Thành ủy Hà Nội, thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô.
Hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

(LĐTĐ) Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ban hành Kết luận của UBTVQH về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (TC&QCKT) (tại Phiên họp thứ 41, tháng 1/2025).
Hiện thực hoá mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Hiện thực hoá mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 232/QĐ-TTg ngày 24/01/2025 phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường cacbon tại Việt Nam (Đề án).
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2

Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2

Các địa phương hoàn thiện sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, cấp huyện đồng bộ với sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ (công bố các quyết định liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy trong thời gian từ 18 - 20/2).
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 23/1, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động