--> -->

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Hai công ty chứng khoán bị xử phạt hành chính gần 370 triệu đồng Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc tế bị xử phạt hành chính hơn 2,2 tỷ đồng Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế

9 vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Chứng khoán Smart Invest (UPCoM: AAS) với tổng số tiền hơn 1,3 tỷ đồng do 9 vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Thứ nhất, Chứng khoán Smart Invest bị phạt 187,5 triệu đồng do có hành vi không thực hiện quản lý tách biệt tài sản của khách hàng với tài sản của công ty chứng khoán tại một số thời điểm.

Thứ hai, UBCKNN áp dụng mức phạt tiền 65 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về mở tài khoản giao dịch ký quỹ. Theo UBCKNN, tại một số thời điểm, Chứng khoán Smart Invest đã mở tài khoản giao dịch ký quỹ đối với một số đối tượng không được mở tài khoản giao dịch ký quỹ.

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Thứ ba, cũng liên quan đến giao dịch ký quỹ, Chứng khoán SmartInvest bị phạt tiền 137,5 triệu đồng do có hành vi vi phạm quy định về hạn chế giao dịch ký quỹ. Cụ thể, tại một số thời điểm, công ty đã giải ngân cho vay giao dịch ký quỹ đối với một số mã chứng khoán không nằm trong danh sách chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ do công ty công bố.

Thứ tư, Chứng khoán Smart Invest chịu mức phạt tiền 275 triệu đồng do phối hợp với tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ cho một số khách hàng vay tiền mua chứng khoán khi chưa được UBCKNN chấp thuận.

Thứ năm, Chứng khoán Smart Invest tiếp tục bị phạt tiền 275 triệu đồng do có hành vi cung cấp các dịch vụ chứng khoán hoặc dịch vụ khác phải báo cáo UBCKNN trước khi thực hiện nhưng chưa báo cáo UBCKNN hoặc khi chưa có ý kiến bằng văn bản của UBCKNN hoặc chưa có quy định hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

UBCKNN chỉ rõ, Chứng khoán Smart Invest đã phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Sao Kim cung cấp dịch vụ tài chính cho một số khách hàng vay tiền mua chứng khoán; cung cấp dịch vụ giúp nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty tối ưu hóa nguồn tiền nhàn rỗi trên tài khoản giao dịch chứng khoán trong ngắn hạn để hưởng lãi suất linh hoạt (với tên gọi sản phẩm tối ưu hóa nguồn vốn) khi chưa báo cáo UBCKNN, chưa có ý kiến bằng văn bản của UBCKNN và chưa có quy định hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Thứ sáu, do vi phạm quy định về hạn chế cho vay, Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền 187,5 triệu đồng. Cụ thể, công ty đã cho các khách hàng vay tiền qua hình thức thực hiện đặt cọc tiền mua trái phiếu nhưng không thực hiện mua bán mà giao tiền cho các khách hàng trong thời gian nhất định theo thỏa thuận và có hoàn trả gốc và phí. Công ty cũng cho cho Công ty Cổ phần Đầu tư Sao Thăng Long, tổ chức có liên quan của Thành viên HĐQT vay ứng trước tiền bán chứng khoán tại ngày 20/12/2022.

Thứ bảy, mức phạt 85 triệu đồng được đưa ra đối với hành vi không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, dữ liệu, tài liệu, chứng từ liên quan đến hoạt động của công ty chứng khoán. Theo UBCKNN, Chứng khoán Smart Invest không xác định được số lượng và giá trị và không cung cấp được đầy đủ tài liệu của các hợp đồng đặt cọc mua trái phiếu trong giai đoạn từ ngày 01/01/2022 đến ngày 11/07/2024.

Thứ tám, Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền 92,5 triệu đồng do có hành vi không đảm bảo cơ cấu nhân sự tại bộ phận kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ hoặc không đảm bảo cơ cấu nhân sự đáp ứng điều kiện. UBCKNN cho hay, tại một số thời điểm, công ty bố trí một số nhân sự không đáp ứng điều kiện làm nhân sự kiểm soát nội bộ; nhân sự bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty chưa đáp ứng đủ điều kiện.

Thứ chín, UBCKNN áp dụng mức phạt 92,5 triệu đồng do có hành vi không báo cáo đối với thông tin phải báo cáo theo quy định pháp luật. Cụ thể, Chứng khoán Smart Invest chưa gửi báo cáo kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền hàng năm cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Công ty này cũng báo cáo không đúng thời hạn theo quy định pháp luật đối với một số tài liệu, bao gồm danh sách người hành nghề chứng khoán năm 2022 và báo cáo định kỳ của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu năm 2022 (quý IV, cả năm), năm 2023 (quý I, quý II, cả năm).

Hàng loạt lỗi sai trong quá trình khai báo và đóng thuế

Chứng khoán Smart Invest nhiều lần bị cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt vì vi phạm trong quá trình khai báo và đóng thuế.

Gần nhất, ngày 25/10/2024, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã ra quyết định xử phạt hành chính số tiền 3,5 triệu đồng đối với công ty chứng khoán này do nộp chậm tờ khai quyết toán thuế nhà thầu, số ngày nộp quá hạn là 1 ngày.

Hồi tháng 5/2024, Chứng khoán Smart Invest cũng bị phạt nặng do vi phạm thuế. Tổng số tiền công ty bị phạt, truy thu và chậm nộp lên tới hơn 438 triệu đồng.

Như vậy, tính chung từ đầu năm đến nay, tổng số tiền mà Chứng khoán Smart Invest phải nộp phạt đã lên tới hơn 1,8 tỷ đồng.

Sơ qua về Chứng khoán Smart Invest, công ty có trụ sở chính tại số 220 - 222 - 224 phố Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, tiền thân là Công ty Cổ phần Chứng khoán Gia Anh, được thành lập ngày 26/12/2006. Năm 2020, 80 triệu cổ phiếu AAS được HNX chấp thuận giao dịch trên sàn UPCoM.

Mới đây, HĐQT Chứng khoán Smart Invest quyết định tạm dừng triển khai phương án phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Đây là phương án phát hành gần 9,2 triệu cổ phiếu để trả cổ tức (tỷ lệ 4%), đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua hồi tháng 3. Công ty nêu lý do là để chọn thời điểm phát hành khác phù hợp hơn.

Về tình hình kinh doanh, 9 tháng năm 2024, Chứng khoán Smart Invest ghi nhận tổng doanh thu hoạt động đạt gần 152 tỷ đồng, lãi trước thuế gần 91 tỷ đồng, lãi sau thuế gần 73 tỷ đồng.

Năm 2024, công ty chứng khoán này tham vọng lãi trước và sau thuế lần lượt 300 tỷ đồng và 240 tỷ đồng, cùng gấp gần 1,8 lần thực hiện năm 2023. Tổng doanh thu hoạt động ở mức 1.000 tỷ đồng, tăng hơn 52%. Tuy nhiên, với kết quả nói trên, có thể thấy, Chứng khoán Smart Invest còn cách rất xa chỉ tiêu đã đề ra.

Khánh An

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Chiến thắng 3-0 trước U23 Lào trong trận mở màn giải U23 Đông Nam Á 2025 là một kết quả tích cực, đúng như kỳ vọng của người hâm mộ và ban huấn luyện đội tuyển U23 Việt Nam. Ba điểm trọn vẹn cùng việc giữ sạch lưới là một khởi đầu thuận lợi cho hành trình bảo vệ ngôi vương. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn vào cách vận hành chiến thuật và sự thể hiện của các tuyến trên sân, có thể thấy đoàn quân của HLV Kim Sang Sik vẫn còn nhiều điểm cần điều chỉnh và hoàn thiện nếu muốn tiến xa ở giải đấu lần này, đặc biệt khi đối thủ sắp tới có thể là U23 Campuchia, đội bóng không quá mạnh nhưng tiềm ẩn khả năng gây khó dễ.
Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ đắm tàu du lịch mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long do giông lốc bất ngờ chiều 19/7, tối cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp có mặt chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các du khách và thuyền viên gặp nạn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa có Công điện số 3550/CĐ-BVHTTDL ngày 19/7/2025 về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 112/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025. Thủ tướng yêu cầu các địa phương từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi tăng cường kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền, kể cả tàu du lịch, tránh xa vùng nguy hiểm hoặc vào nơi trú ẩn an toàn.
Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Ngày 19/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 4162/UBND-NNMT về việc sẵn sàng ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Chiều 19/7, một trận mưa lớn bất ngờ đổ xuống Hà Nội, kèm theo gió giật mạnh khiến nhiều tuyến phố ngập sâu, cây xanh gãy đổ, giao thông ùn tắc cục bộ. Trước tình huống thời tiết cực đoan diễn biến nhanh và phức tạp, các lực lượng chức năng của Thành phố - từ Công an cơ sở, Cảnh sát giao thông, lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cùng chính quyền các xã, phường... đã lập tức có mặt tại hiện trường, kịp thời hỗ trợ người dân, điều tiết giao thông, khắc phục sự cố.

Tin khác

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Phản hồi tới Báo Lao động Thủ đô, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên cho biết, vụ việc đánh người xảy ra tại sảnh tầng 1, tòa nhà C, Chung cư WestBay, Khu đô thị Ecopark, thuộc địa phận xã Phụng Công, tỉnh Hưng Yên không khởi tố hình sự vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Cố ý gây thương tích".
Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Vụ án lừa đảo công nghệ cao liên quan đến đối tượng Phó Đức Nam (biệt danh Mr Pips) đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm không chỉ bởi quy mô khổng lồ, thủ đoạn tinh vi mà còn bởi số lượng nạn nhân lan rộng. Hơn 5.300 tỷ đồng bị thu giữ, hàng trăm người sập bẫy “đầu tư ảo”, con số là hồi chuông cảnh tỉnh cho bất kỳ ai còn mơ hồ trước những lời mời gọi làm giàu nhanh chóng trong thời đại số.
Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng và môi trường kinh doanh, đợt cao điểm xử lý do lực lượng chức năng triển khai thời gian qua tại Hà Nội đã nhận được sự đồng tình mạnh mẽ từ người dân. Không chỉ ủng hộ về mặt chủ trương, nhiều người còn kỳ vọng chiến dịch lần này sẽ tạo ra chuyển biến thực chất, chấm dứt tình trạng “đánh trống bỏ dùi”.
Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn phá vỡ niềm tin vào thị trường. Sau các đợt cao điểm xử lý, nhiều đối tượng lại tái hoạt động dưới hình thức tinh vi hơn. Những lỗ hổng trong cơ chế hậu kiểm, công nghệ truy xuất và chế tài xử phạt đang khiến cuộc chiến chống hàng giả trở thành một cuộc đua đường dài, đòi hỏi sự kiên trì và quyết liệt.
Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đến thiết bị điện tử, hàng giả, hàng nhái đang len lỏi khắp các ngõ ngách của Hà Nội. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm méo mó môi trường kinh doanh, suy giảm lòng tin vào hàng Việt. Trong khi đó, công tác quản lý và xử lý vi phạm vẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi những giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn từ các cơ quan chức năng và sự chung tay của toàn xã hội.
Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Vụ triệt phá hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội đang khiến dư luận bàng hoàng và đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm quản lý thị trường. Không chỉ là câu chuyện của một đường dây sản xuất tinh vi, đây còn là hồi chuông cảnh tỉnh về lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng hàng hóa, cũng như sự chủ quan từ phía người tiêu dùng.
Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Vụ việc "lùm xùm" liên quan đến phí chung cư giữa cư dân chung cư Skylight, 125D Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với Ban quản trị lẽ ra sẽ được làm sáng tỏ và giải quyết dứt điểm để người dân không phải "vác đơn" đến cơ quan công quyền và báo chí nếu lãnh đạo quận, Phòng Quản lý Đô thị quận Hai Bà Trưng giải quyết đúng quy trình, quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Tiếp công dân và Luật Tố cáo.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Xem thêm
Phiên bản di động