--> -->

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Phiên họp thảo luận, cho ý kiến về 5 dự án luật gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Các dự án luật này có ý nghĩa quan trọng trong hoàn thiện quy hoạch phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy sau khi sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính, mở rộng không gian phát triển mới cho từng địa phương, khu vực; tăng cường phân cấp, phân quyền về quản lý tài chính cho các địa phương; thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn và minh bạch; hoàn thiện khung khổ pháp lý để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng hiệu quả, an toàn, phù hợp với thực tiễn…

Tạo cơ hội, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần quy hoạch phải thuận thiên, khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước, của vùng, của địa phương, phát huy được sức mạnh, cộng hưởng được nguồn lực.

Trong quy hoạch phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn; Trung ương xây dựng các quy hoạch quốc gia, các quy hoạch liên quan kết nối vùng, quốc tế; các bộ ngành xây dựng quy hoạch ngành; cấp tỉnh làm quy hoạch tỉnh. Việc thẩm định quy hoạch cần phát huy tính chủ động của cơ quan chủ trì xây dựng quy hoạch và cá thể hóa trách nhiệm.

Thủ tướng: Không cớ gì lại gây phiền hà với người đang kinh doanh, tạo sinh kế cho người dân
Thủ tướng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần không phát sinh thêm thủ tục mới, phải cắt giảm ít nhất 30% thủ tục và thời gian, chi phí tuân thủ; đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tạo cơ hội, điều kiện cho người dân, doanh nghiệp đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền, lợi ích, hợp pháp chính đáng của họ, giảm tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm, giải phóng sức sản xuất, phát huy mọi nguồn lực của đất nước.

Đồng thời, phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế của Việt Nam, các FTA đã ký kết; nghiên cứu dùng dự án luật này để sửa nhiều luật khác có liên quan để tháo gỡ các vướng mắc, những nội dung còn mâu thuẫn, không phù hợp thì áp dụng luật này.

"Khi người ta bỏ tiền ra kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân thì không có lý do gì lại gây phiền hà, ách tắc cho họ", Thủ tướng nhấn mạnh.

Về dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Thủ tướng cho rằng cần rà soát, thiết kế chính sách mang tính đổi mới mạnh mẽ, cách mạng, đột phá hơn nữa; nhấn mạnh phải nuôi dưỡng nguồn thu; giảm tỉ trọng chi thường xuyên, còn chi đầu tư phát triển dứt khoát phải tăng lên; quản lý, kiểm soát nợ công, bội chi ngân sách bảo đảm hiệu quả, khả năng trả nợ; tăng ngân sách dự phòng trong bối cảnh hiện nay khi tình hình biến đổi rất nhanh.

Cùng với đó, phân cấp, phân quyền hơn nữa, tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của Quốc hội và tính chủ động của Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; đề xuất nâng quy mô vốn của dự án quan trọng quốc gia phải báo cáo Quốc hội để phù hợp với quy mô nền kinh tế. Đồng thời, nâng cao hơn nữa vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương; cương quyết xóa bỏ cơ chế xin cho; thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời.

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu sửa đổi một số nội dung liên quan các luật trên nhằm phù hợp với việc sắp xếp chính quyền địa 2 cấp; xử lý các vướng mắc và các vấn đề cấp bách phục vụ thúc đẩy tăng trưởng…

Liên quan một số nội dung cụ thể trong dự án một luật sửa nhiều luật này, Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu quy định theo hướng đấu thầu hoặc chỉ định thầu đều phải đạt mục tiêu hoàn thành dự án bảo đảm đúng thời gian, đúng chất lượng, không đội giá; mở rộng áp dụng hợp tác công tư với các công trình trong tất cả các lĩnh vực; phân biệt rõ về tiêu chuẩn, tiêu chí khác nhau giữa chủ đầu tư và nhà thầu tại các dự án (với nhà đầu tư cần nhấn mạnh yêu cầu về vốn, với nhà thầu cần nhấn mạnh yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm); xử lý nghiêm các trường hợp khai lậu thuế…

Cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương của Đảng

Kết luận chung về phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các bộ, cơ quan đã nỗ lực, tích cực chuẩn bị, trình các dự án luật và các ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, có chất lượng của các thành viên Chính phủ và các đại biểu tham dự Phiên họp; yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành tập trung chỉ đạo, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án luật theo đúng quy định để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025.

Thủ tướng Chính phủ phân công các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ đạo việc chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật; giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến của thành viên Chính phủ và ý kiến tại Phiên họp, hoàn thiện, sớm trình ban hành Nghị quyết Phiên họp để các bộ, cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện, trình các dự án luật.

Thủ tướng: Không cớ gì lại gây phiền hà với người đang kinh doanh, tạo sinh kế cho người dân
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh cần tiếp tục rà soát, quán triệt, cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương, đường lối của Đảng, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, đặc biệt là cắt giảm các thủ tục rườm rà theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và Nghị quyết của Chính phủ, giảm thời gian, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh số hóa và bảo đảm an toàn, an ninh mạng để giảm tiếp xúc trực tiếp, tăng cường công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu tăng cường phân cấp, phân quyền tối đa đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, thiết kế công cụ để tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; phát huy tính sáng tạo, chủ động của các cấp, các ngành, theo phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"; bỏ tư duy "không biết thì không quản, không quản được thì cấm", thực hiện "không biết thì không quản", ai làm tốt nhất thì giao việc, những gì doanh nghiệp và người dân làm tốt hơn thì thiết kế quy định để người dân và doanh nghiệp làm.

Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, trực tiếp chỉ đạo, chú ý bố trí nguồn lực về con người, cơ sở vật chất, tài chính cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế; đồng thời phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa các ngành, cơ quan, nhất là giữa các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan.

Quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự án luật cần chú trọng xây dựng 1 luật để sửa nhiều luật; làm rõ những nội dung lược bỏ, những nội dung sửa đổi, hoàn thiện, những nội dung bổ sung, những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, những nội dung phân cấp, phân quyền, những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo Thường trực Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo; đồng thời đảm bảo 6 rõ: "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền" trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện pháp luật.

Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết chủ động phối hợp với các cơ quan của Quốc hội trong việc trình, tiếp thu, hoàn thiện, trình các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết; báo cáo cấp có thẩm quyền đối với các vấn đề phát sinh.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chủ động rà soát, chuẩn bị các đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết cho Chương trình lập pháp năm 2026; tổ chức tổng kết việc thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, trên cơ sở đó nghiên cứu, đề xuất định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XVI.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

U23 Việt Nam đánh bại Campuchia, vào bán kết với ngôi đầu bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025

U23 Việt Nam đánh bại Campuchia, vào bán kết với ngôi đầu bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025

Tối 22/7, trên sân Bung Karno (Indonesia), U23 Việt Nam giành chiến thắng 2-1 trước U23 Campuchia, qua đó khép lại vòng bảng với ngôi đầu bảng B và giành quyền vào bán kết giải U23 Đông Nam Á 2025. Với hai chiến thắng liên tiếp, thầy trò HLV Kim Sang-sik không chỉ giành vé đi tiếp mà còn là đội duy nhất toàn thắng tại vòng bảng.
Lãnh đạo MTTQ Hà Nội thăm hỏi chức sắc tôn giáo là người có công, gia đình chính sách

Lãnh đạo MTTQ Hà Nội thăm hỏi chức sắc tôn giáo là người có công, gia đình chính sách

Ngày 22/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công là các chức sắc tôn giáo tiêu biểu trên địa bàn Thành phố.
Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo đã gợi mở nhiều góc nhìn mới và đề xuất những giải pháp đầy tâm huyết, trí tuệ vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhằm góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.
Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Trước diễn biến thời tiết phức tạp do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngày 22/7, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) xã Gia Lâm đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra thực địa công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn xã.
OpenAI ra mắt tác nhân AI mới: Cuộc cách mạng trợ lý ảo

OpenAI ra mắt tác nhân AI mới: Cuộc cách mạng trợ lý ảo

Mới đây, OpenAI vừa chính thức công bố tính năng “tác nhân AI” (AI Agent) tích hợp vào nền tảng ChatGPT, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển trí tuệ nhân tạo. Từ một chatbot thuần túy chỉ phản hồi câu hỏi, ChatGPT giờ đây có thể suy nghĩ, lên kế hoạch và hành động thay người dùng theo yêu cầu, đánh dấu sự chuyển dịch từ AI giao tiếp sang AI hành động.
Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chiều 22/7, tại trụ sở Công an thành phố Hà Nội (87 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội) đã diễn ra Phiên họp trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tham dự có 299 đại biểu chính thức, đại diện cho 36 đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc.
Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), phường Đông Ngạc đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa. Từ khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 700 đối tượng chính sách, đến việc tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và sự quan tâm toàn diện của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường.

Tin khác

Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở

Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở miền núi Nghệ An đứng trước nguy cơ sạt lở, chính quyền địa phương phải di dời người dân đến nơi an toàn.
Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027

Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027

Theo Nghị quyết số 89/2025/UBTVQH15, mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội bình quân giai đoạn 2025 - 2027 tối đa 1,28% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội) được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco

Ngày 22/7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco, dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới và tiến hành nhiều hoạt động song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 22/7-30/7.
Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định bổ sung 33.680 tỷ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Số vốn này được phân bổ cho 5 bộ, cơ quan trung ương và 16 địa phương nhằm thúc đẩy giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025.
Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, các tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh quyết định cấm biển, ngư dân khẩn trương chống bão.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Công điện của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, sáng 21/7 nêu rõ yêu cầu sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống do bão số 3 gây ra.
Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Bão số 3 (Wipha) là cơn bão rất mạnh với tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng cả trên biển và đất liền. Theo dự báo, từ chiều nay (21/7) đến ngày mai, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sẽ nằm trong vùng tâm bão đổ bộ, đối mặt với gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở. Cơ quan chức năng đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành thành lập các đoàn công tác để phối hợp với 5 địa phương chỉ đạo ứng phó với bão số 3 và mưa lũ.
Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Chiều 20/7, cơn mưa kéo dài kèm theo gió giật, dông lốc mạnh quét qua nhiều khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai khiến hàng loạt cây xanh ngã đổ, một số nhà tốc mái. Chưa ghi nhận thương vong về người.
Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bộ Nội vụ đang được giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã. Động thái này nhằm hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới.
Xem thêm
Phiên bản di động