Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn
Kỳ 1: Thu nhập dưới 15 triệu đồng chi tiêu đã khó, làm sao mua được nhà |
Tăng lương hóa ra lại “mất cơ hội” mua nhà ở xã hội!
Chị Lê Phương Thảo, kế toán một công ty xây dựng nhỏ tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), vừa được tăng lương lên 16 triệu đồng/tháng. Mức lương mới giúp chị thở phào đôi chút khi giá cả sinh hoạt ngày càng leo thang. Tuy nhiên, niềm vui ấy không kéo dài lâu.
“Tôi từng định đăng ký mua nhà ở xã hội vì giá dễ thở hơn. Nhưng giờ lương vượt ngưỡng 15 triệu đồng thì không còn nằm trong diện được xét duyệt nữa. Lương tăng được một chút, nhưng lại bị loại khỏi cơ hội mua nhà!”, chị Thảo cho biết.
Tình huống của chị Thảo không phải cá biệt. Trong bối cảnh hiện nay, khi mặt bằng thu nhập đã thay đổi nhưng ngưỡng chính sách không được cập nhật kịp thời, chính những người đang cố gắng vươn lên lại trở thành đối tượng bị loại trừ.
Anh Trần Đức Minh (nhân viên kỹ thuật điện lạnh tại Hà Nội) chia sẻ: “Lương tôi khoảng 15,5 triệu đồng, mới được điều chỉnh năm ngoái. Khi chưa tăng, tôi đủ điều kiện đăng ký mua nhà xã hội. Giờ thì không. Vợ tôi làm bán thời gian, không cố định, nên không vay được ngân hàng. Tôi không biết nên vui hay buồn vì mình được tăng lương”.
Trường hợp khác là vợ chồng anh chị Lê Thanh Thủy - công nhân tại một xí nghiệp tại Hà Đông (Hà Nội). Tổng thu nhập của hai người khoảng 28 triệu đồng/tháng, có 2 con nhỏ. Khi biết mình “vừa đủ điều kiện” mua nhà ở xã hội, hai vợ chồng rất mừng nhưng khi tính đến khoản trả góp hơn 6 triệu đồng/tháng, cùng tiền học cho con, chi phí sinh hoạt, thuốc men cho mẹ già… họ quyết định từ bỏ. Chị Thủy nói: “Nếu vay được thì cũng phải nợ suốt 15-20 năm. Chỉ cần ốm đau hoặc thất nghiệp vài tháng là vỡ kế hoạch”.
![]() |
Thời gian qua, liên tiếp các dự án nhà ở xã hội được khởi công và ra mắt thị trường. Tuy nhiên, mỗi dự án được công bố với mức giá khác nhau và có xu hướng tăng dần lên chạm mốc 25 triệu đồng/m2. (Ảnh minh họa) |
Trao đổi với phóng viên Báo Lao động Thủ đô, Chuyên gia bất động sản, thạc sĩ Quản Thành Vinh cho rằng, khi quy định thu nhập không thay đổi theo vùng, theo thời điểm và theo mặt bằng đời sống mới, nó vô tình khiến nhiều người lao động bị “đẩy” ra khỏi các chính sách an sinh. Chính sách nhà ở xã hội nên xác định lại đối tượng thụ hưởng không chỉ dựa vào mức thu nhập mà còn phải đánh giá tổng thể: khả năng tích lũy, tình trạng chỗ ở hiện tại, số người phụ thuộc… Quan trọng là họ thực sự có nhu cầu nhà ở.
Bên cạnh đó, việc quy định cứng mức thu nhập 15 triệu đồng áp dụng chung cho cả nước là chưa hợp lý. Tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh - nơi chi phí sinh hoạt cao gấp đôi, gấp ba một số tỉnh miền núi, thì chuẩn thu nhập “thấp” cần được điều chỉnh phù hợp. Đây là mô hình mà một số quốc gia như Singapore hay Hàn Quốc đã áp dụng: Xét duyệt theo vùng, theo hoàn cảnh cụ thể chứ không đồng loạt theo con số cứng.
Vấn đề ở đây không chỉ là “thu nhập bao nhiêu”, mà là chính sách phải giữ đúng tinh thần hỗ trợ người khó khăn. Người lao động được tăng thu nhập để có cuộc sống ổn định hơn. Nếu tăng lương rồi lại mất quyền tiếp cận nhà ở, thì chính sách đang khuyến khích người lao động... không nên cố gắng.
Việc xét duyệt mua nhà ở xã hội cần linh hoạt và phù hợp với thực tế. Không thể áp một chuẩn thu nhập cố định cho mọi vùng miền, mọi giai đoạn, trong khi chi phí sống và thu nhập xã hội luôn biến động. Khi một người lao động có thu nhập ổn định, chăm chỉ làm việc và nỗ lực vươn lên nhưng lại bị loại khỏi cơ hội mua nhà chính sách chỉ vì vượt vài trăm ngàn so với mức trần, thì có lẽ đã đến lúc chúng ta cần xem lại.
Bởi một chính sách an sinh chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó khuyến khích người dân sống tốt hơn, chứ không phải làm họ chùn bước trước chính những nỗ lực cải thiện cuộc sống của mình.
Cần điều chỉnh mức thu nhập linh hoạt
Bàn về giải pháp, chuyên gia, thạc sĩ Quản Thành Vinh nói: “Thứ nhất, là điều chỉnh mức trần thu nhập linh hoạt: Cần quy định mức thu nhập phù hợp với từng địa phương thay vì áp dụng chung cả nước. Ví dụ, tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, mức thu nhập tối đa có thể được nâng lên 20 - 25 triệu đồng/tháng để mở rộng đối tượng thụ hưởng. Thứ hai, có cơ chế xét duyệt linh hoạt: Không chỉ dựa vào thu nhập mà cần xem xét tổng thể các yếu tố như hoàn cảnh gia đình, số người phụ thuộc, khả năng tích lũy để có chính sách hỗ trợ hợp lý. Thứ ba, hỗ trợ tài chính tốt hơn: Tăng thời hạn vay ưu đãi, giảm lãi suất, tạo điều kiện để người dân có thu nhập trung bình vẫn có thể sở hữu nhà”.
Thời gian qua, liên tiếp các dự án nhà ở xã hội được khởi công và ra mắt thị trường. Tuy nhiên, mỗi dự án được công bố với mức giá khác nhau và có xu hướng tăng dần lên chạm mốc 25 triệu đồng/m2. Trong khi đó, suất đầu tư được Bộ Xây dựng công bố với nhà ở xã hội dưới 20 tầng chỉ từ 5,6 - 8,8 triệu đồng/m2. Vậy vì sao cùng ưu đãi nhưng giá bán nhà ở xã hội lại có chênh lệch?
Các chuyên gia cho rằng, với mặt bằng giá hiện nay tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì thu nhập người lao động mỗi tháng ở hai đô thi này khoảng 10 triệu đồng chỉ tương đương với mức thu nhập ở các địa phương khác ở mức 5-7 triệu đồng/tháng. Nghĩa là chi phí sinh hoạt ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đắt đỏ hơn. Do đó, trong tiêu chí về thu nhập để được mua nhà ở xã hội cũng cần có cơ chế đặc thù với người lao động ở hai đô thị lớn nhất cả nước. Ví dụ, tiêu chí hiện nay với hộ độc thân thu nhập dưới 15 triệu đồng/tháng thuộc diện được phép mua nhà ở xã hội, thì với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nên chăng cần nâng lên mức 20-25 triệu đồng/tháng. |
Tại Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” (ngày 1/4), ông Chử Văn Hải, Trưởng phòng Phát triển và Quản lý nhà ở xã hội, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết: Giá bán nhà ở xã hội được quy định trong pháp luật, phương thức xác định giá bán, chi phí và lợi nhuận định mức sẵn có và cơ quan chuyên môn có trách nhiệm rà soát giá bán ra thị trường.
Đối với giá thành, giá nhà ở được xác định dựa trên chi phí đầu tư được tính toán theo chi phí đầu tư xây dựng, từ thiết kế, dự toán, sau này chi phí hợp pháp, hợp lệ, thì sẽ ra giá bán ra thị trường. Chính vì thế, chúng ta có thể lý giải được tại sao giá nhà ở xã hội có chênh lệch nhau và có xu hướng tăng.
Các chuyên gia cho rằng, với mặt bằng giá hiện nay tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì thu nhập người lao động mỗi tháng ở hai đô thi này khoảng 10 triệu đồng chỉ tương đương với mức thu nhập ở các địa phương khác ở mức 5-7 triệu đồng/tháng. Nghĩa là chi phí sinh hoạt ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đắt đỏ hơn.
Do đó, trong tiêu chí về thu nhập để được mua nhà ở xã hội cũng cần có cơ chế đặc thù với người lao động ở hai đô thị lớn nhất cả nước. Ví dụ, tiêu chí hiện nay với hộ độc thân thu nhập dưới 15 triệu đồng/tháng thuộc diện được phép mua nhà ở xã hội, thì với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nên chăng cần nâng lên mức 20-25 triệu đồng/tháng. Nâng tiêu chí thu nhập tăng lên mới có thể giúp người lao động thu nhập trung bình, thu nhập thấp tiếp cận với nhà ở, đồng thời phía doanh nghiệp đầu tư nhà mới có đầu ra.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì chiêu trò lừa đảo sàn vàng quốc tế siêu lợi nhuận

Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Phạt 2,5 triệu đồng người phụ nữ đuổi khách đợi xe gần bến xe Mỹ Đình

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử
Tin khác

Bộ Nội vụ yêu các địa phương, xem xét giải quyết ngay chế độ cho cán bộ có nguyện vọng nghỉ việc nếu đủ điều kiện
Chính sách 07/07/2025 13:37

Những trường hợp được hưởng chế độ ốm đau theo Luật BHXH 2024
Chính sách 06/07/2025 08:26

Áp dụng mức lương tối thiểu mới khi thực hiện chính quyền 2 cấp tại Hà Nội
Chính sách 05/07/2025 17:32

Sổ BHXH điện tử có giá trị pháp lý như sổ BHXH bản giấy
Chính sách 05/07/2025 12:31

Người từ 75 tuổi không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội
Chính sách 04/07/2025 22:03

Đã bố trí cán bộ tại 3.321 đơn vị cấp xã trên toàn quốc kịp thời chi trả lương hưu tháng 7
Chính sách 01/07/2025 07:24

Mức tiền lương tối đa của người đại diện doanh nghiệp nhà nước
Chính sách 29/06/2025 11:34

Những điểm mới nổi bật trong chế độ ốm đau người lao động được hưởng từ 1/7/2025
Chính sách 29/06/2025 08:26

Nới rộng điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025: Cơ hội mới cho người lao động
Chính sách 28/06/2025 23:32

Từ 1/7, tăng tiền hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Chính sách 28/06/2025 14:35