--> -->

Học bơi giúp trẻ em phát triển toàn diện

Học bơi không chỉ là cách phòng chống đuối nước hiệu quả, mà còn giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, tinh thần và kỹ năng sống. Tại Hà Nội, các chương trình dạy bơi đang góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng sống, tạo nền tảng cho một thế hệ khỏe mạnh và tự tin.
Dạy bơi miễn phí cho con em cán bộ đoàn viên công đoàn Nâng cao khả năng phòng, chống đuối nước cho trẻ từ các lớp học bơi miễn phí Con đoàn viên, người lao động thành phố Vinh tham gia khóa học bơi miễn phí

Đẩy mạnh dạy bơi trong trường học

Trong bối cảnh Hà Nội có hàng ngàn hồ, ao, kênh rạch tự nhiên xen kẽ giữa các khu dân cư, việc trang bị kỹ năng bơi cho trẻ em trở thành nhu cầu cấp thiết. Mỗi năm, Hà Nội vẫn ghi nhận các vụ tai nạn đuối nước liên quan đến học sinh, đặc biệt tại các huyện ngoại thành. Điều đó cho thấy, dạy bơi không còn là hoạt động ngoại khóa đơn thuần, mà là giải pháp mang tính sống còn đối với thế hệ trẻ.

Nhằm đối phó với thực trạng này, Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các trường học, trung tâm thể thao và tổ chức xã hội triển khai các lớp học bơi miễn phí hoặc có trợ giá cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 9. Nhiều trường học được đầu tư bể bơi ngay trong khuôn viên, giúp học sinh tiếp cận môn học dễ dàng và an toàn hơn.

Học bơi giúp trẻ em phát triển toàn diện
Gần 2.000 người là các thầy, cô giáo, học sinh và người lao động các đơn vị trên địa bàn thị xã Sơn Tây được tập huấn những kỹ năng cần thiết của bộ môn bơi.

Tiêu biểu như ở Trường Tiểu học An Khánh B (huyện Hoài Đức), từ tháng 6/2023, trường đã lắp đặt bể bơi thông minh và tổ chức lớp học bơi cho học sinh trong dịp hè. Mỗi khóa học kéo dài khoảng 12 buổi. Sau khi hoàn thành, học sinh được cấp giấy chứng nhận phổ cập bơi. Hay như tại Trường THCS Đức Thượng (huyện Hoài Đức), Trường triển khai lớp dạy bơi cho khoảng 100 học sinh, bao gồm cả học sinh từ các trường lân cận và người dân địa phương. Bể bơi hoạt động trong hai tháng hè, với các ca học sáng và chiều, mỗi ca có khoảng 20 - 30 học viên...

Tại buổi lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước thành phố Hà Nội năm 2025 mới đây tại thị xã Sơn Tây, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Phạm Xuân Tài cho biết, chương trình tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước được đồng loạt triển khai trên toàn thành phố. Các quận, huyện, thị xã đồng loạt tổ chức các lớp dạy bơi miễn phí, hướng dẫn học sinh biết bơi, kỹ năng an toàn trong môi trường nước; tổ chức nhiều lớp hướng dẫn, huấn luyện cứu đuối... Kết quả, tính riêng năm 2024, Thành phố đã tổ chức 398 lớp phổ cập bơi cho 52.588 em. Số em biết bơi sau khóa học là 50.814 em, đạt tỷ lệ 96,6%.

Hiệu quả từ bơi lội

Theo bác sĩ Hoài Linh (Bệnh viện Xanh - Pôn): “Về mặt thể chất, bơi lội là môn thể thao toàn diện giúp phát triển hệ cơ xương khớp, cải thiện sức bền và khả năng hô hấp. Khi trẻ luyện tập dưới nước, toàn thân phải phối hợp giữa nhịp thở, tay, chân và chuyển động cơ thể. Điều này không chỉ tăng cường tuần hoàn máu, mà còn giúp tim mạch khỏe mạnh hơn. Nhiều phụ huynh chia sẻ rằng, con họ sau một khóa học bơi đã cao lớn hơn, ít mắc bệnh hô hấp và cơ thể dẻo dai, săn chắc hơn.

Không dừng lại ở đó, bơi còn rèn luyện khả năng vận động tinh và cảm nhận không gian. Trẻ học cách phản ứng nhanh với luồng nước, điều chỉnh tư thế, giữ thăng bằng và lắng nghe tín hiệu từ huấn luyện viên. Những yếu tố này giúp trẻ phát triển phản xạ, tăng khả năng phối hợp và hỗ trợ hiệu quả khi tham gia các môn thể thao khác như cầu lông, bóng đá, bóng chuyền…”.

Học bơi giúp trẻ em phát triển toàn diện
Trẻ biết bơi sẽ tích hợp được kỹ năng sinh tồn dưới nước. (Ảnh minh họa)

Ngoài lợi ích thể chất, bơi lội còn là liều thuốc tinh thần lành mạnh. Vận động trong nước giúp giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và tăng sự lạc quan. Đặc biệt, quá trình học bơi từ chập chững làm quen với nước, đến khi tự tin lặn sâu, bơi xa chính là hành trình rèn luyện ý chí. Trẻ sẽ học được cách kiên nhẫn, vượt qua sợ hãi và xây dựng tinh thần không bỏ cuộc, những phẩm chất quan trọng trong học tập và cuộc sống.

Một điểm đáng chú ý là các khóa học bơi tại Hà Nội không chỉ dạy kỹ thuật bơi, mà còn tích hợp kỹ năng sinh tồn dưới nước. Trẻ được học cách giữ bình tĩnh khi rơi vào vùng nước sâu, cách nổi trên mặt nước, bơi về bờ và kêu cứu hiệu quả. Đây là những kiến thức quan trọng có thể cứu sống trẻ trong các tình huống nguy hiểm bất ngờ như lũ lụt, tai nạn sông hồ.

Chị Đinh Mỹ Linh (quận Nam Từ Liêm) chia sẻ: “Trước đây con tôi rất sợ nước. Nhờ khóa học bơi miễn phí ở trường, cháu đã biết cách nổi và bơi cơ bản. Mỗi lần đi chơi hay đi du lịch cùng gia đình, tôi yên tâm hơn rất nhiều.”

Còn anh Lê Hồng Trường (quận Đống Đa) cho rằng: “Việc học bơi không chỉ rèn luyện thể lực cho trẻ mà còn giúp con tôi tự tin, chủ động ứng phó với tình huống dưới nước. Tôi cho rằng, đầu tư cho con học bơi là một khoản đầu tư đáng giá.”

Không gian lớp học bơi cũng là môi trường tuyệt vời để trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và tuân thủ kỷ luật. Khi được chia nhóm luyện tập, các em học cách chờ lượt, động viên bạn cùng lớp và phối hợp với huấn luyện viên. Những kỹ năng mềm này sẽ giúp trẻ trưởng thành, mạnh dạn và hòa đồng hơn trong các hoạt động học tập và cộng đồng.

Theo một huấn luyện viên đang công tác tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao Đống Đa cho biết: Chúng tôi luôn đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Trẻ được hướng dẫn từ cách thở, giữ nổi, đến cách đứng nước. Mỗi buổi học đều có trợ giảng túc trực, đảm bảo không xảy ra sự cố đáng tiếc.

Tuy nhiên, Hà Nội vẫn đối mặt với một số thách thức như thiếu huấn luyện viên chuyên nghiệp, nhất là ở vùng ngoại thành. Để khắc phục, nhiều quận, huyện đã xã hội hóa việc xây dựng bể bơi di động tại trường học và tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn cho giáo viên thể chất. Họ sẽ trở thành trợ giảng bơi tại địa phương, góp phần lan tỏa phong trào học bơi sâu rộng hơn.

Để phong trào học bơi lan tỏa và bền vững, sự phối hợp của gia đình, nhà trường và chính quyền là điều kiện tiên quyết. Phụ huynh cần chủ động khuyến khích con em tham gia; nhà trường cần bố trí thời khóa biểu phù hợp; chính quyền cần hỗ trợ kinh phí, kêu gọi xã hội hóa và đảm bảo chất lượng giảng dạy. Thực tế cho thấy, khi trẻ em biết bơi, phụ huynh an tâm hơn, xã hội giảm thiểu tai nạn đuối nước, đồng thời nuôi dưỡng một thế hệ dẻo dai, tự tin và bản lĩnh. Bơi lội không chỉ là môn học thể chất, mà còn là hành trang thiết yếu để trẻ trưởng thành trong một thế giới luôn ẩn chứa rủi ro.
Thu Trang

Nên xem

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, để kiểm soát an toàn thực phẩm, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cần làm “lặng lẽ”, thường xuyên, tránh tình trạng khi có chuyện xảy ra thì cơ quan chức năng ngay lập tức lên đợt cao điểm kiểm tra, rà soát, còn những người vi phạm ngay lập tức giấu biến đi chờ “trời yên biển lặng”...
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạc ồn ào của đô thị, như nét chấm phá trầm mặc giữa bức tranh rực rỡ sắc màu hiện đại.
Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Bộ Nội vụ sẽ phối hợp cùng các Bộ, Ban, ngành Trung ương và địa phương để hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định quy định chi tiết Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, dự kiến vào quý 4/2025.
Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Ngày 6/7, mạng xã hội xôn xao trước đoạn clip ghi lại cảnh một cô gái trẻ bị người phụ nữ bán trà đá lớn tiếng xua đuổi, thậm chí "động chân động tay" khi đang đứng đợi xe trên vỉa hè đường Phạm Hùng, trước bến xe Mỹ Đình. Vụ việc làm dấy lên bức xúc về tình trạng lấn chiếm vỉa hè và hành xử thiếu văn hóa nơi công cộng. Công an phường Từ Liêm đang vào cuộc xác minh, xử lý.
Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.416,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Làng chài Cái Bèo và hành trình trở lại nguyên sơ

Làng chài Cái Bèo và hành trình trở lại nguyên sơ

Chúng tôi đến Cái Bèo trong một chiều muộn, mang theo mỏi mệt của thành thị và cả tò mò về một ngôi làng chài vẫn còn tồn tại giữa vùng vịnh nổi tiếng du lịch. Nằm ven thị trấn Cát Bà, nay trực thuộc thành phố Hải Phòng, làng chài Cái Bèo hiện ra như một lát cắt nguyên vẹn của ký ức Việt, nơi con người, biển cả và nhịp sống xưa cũ vẫn bền bỉ trôi qua theo thời gian.
Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Nửa đầu năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đặc biệt đối với thị trường bất động sản Việt Nam khi các thay đổi thể chế và quy hoạch cấp tỉnh chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7. Việc sáp nhập địa giới hành chính, đưa cả nước từ 63 xuống còn 34 tỉnh, thành phố, tạo ra làn sóng dịch chuyển dòng tiền và cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành. Trong bối cảnh đó, thị trường đang dần hình thành những trục phát triển mới, đồng thời hé lộ những vấn đề mang tính cơ cấu cần được xử lý để tạo nền tảng phát triển bền vững.

Tin khác

Làng chài Cái Bèo và hành trình trở lại nguyên sơ

Làng chài Cái Bèo và hành trình trở lại nguyên sơ

Chúng tôi đến Cái Bèo trong một chiều muộn, mang theo mỏi mệt của thành thị và cả tò mò về một ngôi làng chài vẫn còn tồn tại giữa vùng vịnh nổi tiếng du lịch. Nằm ven thị trấn Cát Bà, nay trực thuộc thành phố Hải Phòng, làng chài Cái Bèo hiện ra như một lát cắt nguyên vẹn của ký ức Việt, nơi con người, biển cả và nhịp sống xưa cũ vẫn bền bỉ trôi qua theo thời gian.
Trào lưu “xuyên không” trên Google Maps: Cảm xúc hoài niệm hay cái bẫy bảo mật?

Trào lưu “xuyên không” trên Google Maps: Cảm xúc hoài niệm hay cái bẫy bảo mật?

Thời gian gần đây, trên TikTok và Facebook Việt Nam, người dùng rầm rộ chia sẻ các video “xuyên không”, sử dụng tính năng Street View trên Google Maps để nhìn lại quá khứ: ngôi nhà cũ thời thơ ấu, con hẻm xưa, hoặc khoảnh khắc bất ngờ bắt gặp hình ảnh người thân đã mất. Trào lưu nhanh chóng bùng nổ nhờ tính hoài niệm và khả năng chạm đến cảm xúc sâu thẳm nhất của con người.
Dầu ăn siêu rẻ và nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng

Dầu ăn siêu rẻ và nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng

Chỉ cần vài cú nhấp chuột trên các sàn thương mại điện tử hay mạng xã hội, người tiêu dùng dễ dàng bắt gặp hàng loạt quảng cáo bán dầu ăn “giá rẻ bất ngờ”, chỉ bằng một nửa, thậm chí một phần ba so với giá thị trường. Tuy nhiên, ẩn sau những sản phẩm hấp dẫn đó là mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe người tiêu dùng và sự yếu kém trong quản lý chất lượng thực phẩm trên môi trường mạng.
Trái Đất có thể sắp lập kỷ lục ngày ngắn nhất lịch sử

Trái Đất có thể sắp lập kỷ lục ngày ngắn nhất lịch sử

Giới khoa học quốc tế đang cảnh báo khả năng Trái Đất sẽ ghi nhận ngày ngắn nhất từ trước đến nay chỉ trong vài tuần tới, khi tốc độ tự quay quanh trục của hành tinh bất ngờ tăng mạnh và chưa rõ nguyên nhân.
Điều chỉnh biển chỉ dẫn giao thông trước ngày 15/7 để phù hợp với đơn vị hành chính mới

Điều chỉnh biển chỉ dẫn giao thông trước ngày 15/7 để phù hợp với đơn vị hành chính mới

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các Khu Quản lý Đường bộ, Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố và các nhà đầu tư dự án giao thông phối hợp rà soát, cập nhật và điều chỉnh thông tin trên hệ thống biển chỉ dẫn đường bộ. Việc này nhằm đảm bảo tính thống nhất và chính xác sau khi các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã được sắp xếp, sáp nhập theo quy định mới.
Nghệ An hủy thành công quả bom nặng khoảng 500 kg

Nghệ An hủy thành công quả bom nặng khoảng 500 kg

Ngày 4/7, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An cùng Ban Chỉ huy Quân sự xã Thần Lĩnh tiến hành hủy nổ thành công quả bom phá nặng khoảng 500kg còn nguyên kíp nổ, sót lại sau chiến tranh.
Chi tiết 54 điểm cấp Căn cước công dân tại Hà Nội

Chi tiết 54 điểm cấp Căn cước công dân tại Hà Nội

Công an thành phố Hà Nội đã công bố danh sách chi tiết 54 điểm cấp Căn cước công dân trên địa bàn, bao gồm địa chỉ tại 94 - 96 Tô Hiến Thành và 53 trụ sở công an cấp xã.
Hành trình chạm ngôi Quán quân Language Melody 2025

Hành trình chạm ngôi Quán quân Language Melody 2025

Nhật Anh (SBD A24) đã xuất sắc vượt qua nhiều thí sinh để trở thành Quán quân Bảng Đơn ngữ của Language Melody 2025, khép lại mùa thi thứ mười của cuộc thi âm nhạc đa ngôn ngữ này với không ít câu chuyện đáng nhớ.
Kỳ cuối: Lan tỏa văn hóa sống đẹp

Kỳ cuối: Lan tỏa văn hóa sống đẹp

Văn hóa thể dục thể thao của người Hà Nội không phải là điều gì cao siêu, mà nằm trong những điều giản dị như: Buổi sáng bên hồ, chiều muộn nơi sân tập, tiếng cười rộn rã mỗi trận bóng, ánh mắt lạc quan của người cao tuổi. Giữa Thủ đô nghìn năm tuổi đang không ngừng hiện đại hóa, những nếp sống tích cực đã và đang giữ gìn “hồn cốt” của đô thị, nơi con người hướng tới sức khỏe, sự gắn kết và nhân văn.
Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin VNeID sau cập nhật địa giới hành chính

Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin VNeID sau cập nhật địa giới hành chính

Từ ngày 1/7/2025, người dân cả nước có thể tra cứu thông tin quê quán, địa chỉ thường trú mới sau sáp nhập địa giới hành chính trên ứng dụng VNeID. Cùng thời điểm, ứng dụng cũng được cập nhật phần mềm mới để đồng bộ dữ liệu với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, thể hiện rõ ràng địa danh theo mô hình chính quyền hai cấp gồm tỉnh/thành phố và xã/phường/thị trấn. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi và hứng khởi, một số người dùng lại vô tình đặt bản thân vào nguy cơ mất an toàn dữ liệu khi chia sẻ hình ảnh VNeID lên mạng xã hội mà không che chắn thông tin nhạy cảm.
Xem thêm
Phiên bản di động