-->

Hoa giữa đời thường

(LĐTĐ) Tết đang đến rất gần, khi mà người người, nhà nhà đang tất bật sắm Tết, chúng tôi tìm đến những người có… “tấm lòng tỏa sáng”. Họ là những người nông dân chân chất, không giàu có nhưng đều có chung trái tim yêu quê hương, đất nước. Để rồi, với khả năng của mình, họ đã tự nguyện đóng góp tài sản, công sức góp phần để làng quê mình mỗi một mùa xuân lại thêm nhiều đổi mới.
hoa giua doi thuong Nhọc nhằn nghề chở hoa, cây cảnh dịp cận Tết

Những ngày cuối năm, mưa phùn, rét đậm nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận được không khí ấm áp trong căn nhà cấp 4 giản dị của bà Trần Thị Lợi (ở phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm). Bà Lợi được mọi người biết đến vì đã hiến mảnh đất có giá trị gần 1 tỷ đồng để mở rộng đường, giúp mọi người đi lại thuận tiện hơn. Nghĩa cử cao đẹp ấy của bà đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen trong phong trào thi đua “Hiến đất làm đường” xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại.

Không khí Tết đã tràn ngập khắp mọi nơi, giờ này bà Lợi cũng đang tất bật chuẩn bị dọn dẹp cửa nhà rồi mua sắm đồ Tết. Bên bàn trà cổ, bà Lợi tâm sự: “Năm 2015, khi chính quyền phát động phong trào hiến đất làm đường và các công trình phúc lợi khác, mặc dù hoàn cảnh khó khăn nhưng tôi vẫn thuyết phục 3 người con trai hiến 43m2 đất để mở rộng đường đi quanh khu vực hồ Đình, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người trong việc đi lại”.

hoa giua doi thuong

Ông Nguyễn Tứ Hùng thảnh thơi bên sân nhà chiều cuối năm.

Trước kia, con đường chạy quanh hồ Đình đoạn qua nhà bà Lợi chỉ rộng khoảng 1m. Mọi người phải tránh nhau mà đi, riêng xe đạp, xe máy ngược chiều chỉ qua được từng chiếc một. Đường sá chật hẹp, mặt đường lại gồ ghề nên nhiều cháu nhỏ, người già bị té ngã. Mỗi lần chứng kiến cảnh như vậy, bà Lợi lại trăn trở. Nhiều đêm không ngủ, hình ảnh con đường chật chội cứ vẩn vơ trong đầu bà, đã thôi thúc bà quyết tâm động viên các con hiến đất của gia đình để mở rộng đường.

Để mở rộng con đường rộng 2,5m thẳng tắp, gia đình bà Lợi đã phải phá đi hoa màu và cây ăn quả. Những cây bưởi, cây nhãn đang đến độ cho quả sai trĩu cành, vườn mía trồng để các con bà bán nước mùa hè cũng phải chặt đi. Tiếc nuối khi phải chặt phá những cây do bàn tay mình vun trồng nhưng vì sự phát triển của xóm làng, vì sự đi lại thuận tiện của bà con, bà Lợi quyết làm.

Đến ngày hôm nay, bà Lợi cảm thấy tự hào mỗi khi đến lễ hội đình làng Thượng Cát vào tháng 3 Âm lịch. Khi ấy, người dân trong làng sẽ đổ về quanh khu vực hồ Đình vui chơi và xem lễ hội bơi thuyền rồng truyền thống để tưởng nhớ tri ân công đức của Tướng quân Quách Lãng cùng hai nữ tướng họ Đinh vì có công đánh đuổi quân Nam Hán thời kỳ Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Con đường nơi bà hiến đất mở rộng trở nên đẹp và ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Hành động đẹp với suy nghĩ bình dị ấy của bà Lợi đã có sức lan tỏa không nhỏ đến người dân xung quanh, nhiều người tự nguyện hiến đất làm đường giao thông trong các khu dân cư đã góp phần giảm đáng kể chi phí trong xây dựng tuyến đường trên địa bàn đồng thời, thúc đẩy phong trào xây dựng đường giao thông trong các khu dân cư theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” ngày càng lan rộng.

Đến nay, hầu hết những con đường của tổ dân phố Thượng Cát 4, phường Thượng Cát đều khang trang, sạch đẹp, rộng rãi, góp phần giải quyết nhu cầu giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế.

hoa giua doi thuong
Bà Trần Thị Lợi

Rời nhà bà Lợi, chúng tôi đến với huyện Đan Phượng, một huyện ven đô của Hà Nội. Đến làng Hạnh Đàn (xã Tân Lập, huyện Đan Phượng) hỏi thăm ông Nguyễn Tứ Hùng, dân làng ai cũng biết. Đặc biệt, từ khi ông Hùng được TP Hà Nội vinh danh là một trong 10 Công dân ưu tú Thủ đô năm 2018 (ngày 10/10/2018) thì ông càng trở nên nổi tiếng.

Trong đời sống thường nhật, ông Hùng luôn giản dị như một lão nông chính hiệu. Nhiều năm qua, ông và gia đình đã chung tay góp sức xây dựng quê nhà ngày càng đẹp, khang trang. Con đường làng Hạnh Đàn ngày xưa gập ghềnh đi lại khó khăn; mùa mưa, người già, trẻ em phải xắn quần để lội vào nhà, giờ đây đã được trải bê tông phẳng lì, sạch sẽ, hai bên đường rợp bóng cây xanh. Ông Hùng vui vẻ chia sẻ: Mấy năm trước, hưởng ứng sự vận động của Ban quản lý Di tích làng Hạnh Đàn, ông Hùng cùng gia đình đã đóng góp gần 300 triệu đồng để tu tạo, xây dựng đình, chùa của làng. Tiếp theo đó, năm 2017 vào dịp kỷ niệm 55 năm ngày Bác Hồ về thăm xã Tân Lập, ông Hùng đã đề xuất lãnh đạo xã cho cải tạo, xây dựng lại ao làng, nơi ngày xưa là chỗ dân làng đổ rác, ô nhiễm nghiêm trọng. Tổng số tiền đầu tư khoảng 2 tỷ đồng.

Theo nhiều người dân trong làng, trước đây, ao Sau Đình (còn gọi là ngòi Cầu Xây) rất ô nhiễm, nước bẩn quanh năm, cỏ mọc um tùm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt của hàng trăm hộ dân sống quanh đó. Sau khi được ông Hùng và gia đình tu sửa lại, nơi đây trở thành một công viên thu nhỏ. Từ cái ao tù, chứa đầy rác thải, giờ đã thành một cái hồ nhỏ trong xanh, mát rượi. Quanh ao có tường bao đủ đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ còn người lớn vẫn có thể câu cá thư giãn. Người già thì nghỉ chân và trò chuyện ở những hàng ghế được đặt ngay ngắn bên các gốc cây xung quanh ao. Bình yên và thư thái!

Hưởng ứng nghĩa cử cao đẹp của ông Hùng, các hộ dân xung quanh cũng đã nhiệt tình tham gia đóng góp tiền, góp sức vào việc trồng cây xanh, vệ sinh môi trường rồi tặng ghế đá cho mọi người nghỉ chân, trò chuyện. Đối với người làng Hạnh Đàn, ông Hùng là “Mạnh Thường Quân”, nhưng ông Hùng lại từ chối không nhận danh hiệu này. Bởi lẽ với ông, là người con sinh ra từ làng, ông cùng gia đình có trách nhiệm phải chung tay, góp sức xây dựng quê hương, mọi người trong làng cùng vui vẻ thì đó cũng chính là hạnh phúc của ông và gia đình.

hoa giua doi thuong
Chợ hoa trên phố Hàng Lược. Ảnh: Đức Hà

Trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, ông Hùng nhiều lần nhắc lại câu nói: “Không có Đảng, không có Bác Hồ, tôi không được như ngày hôm nay”. Ông luôn tâm niệm làm việc gì cũng phải xuất phát từ tâm. Đó cũng là lời dạy của ông với con cháu mình.

Không chỉ bà Lợi, ông Hùng, ở nhiều quận, huyện mà chúng tôi tới luôn bắt gặp những người nông dân bình dị nhưng đã có những việc làm ý nghĩa, thiết thực, lặng thầm cống hiến cho cộng đồng, vì một Thủ đô xanh - sạch - đẹp - văn minh và hiện đại…

Chia tay những con người đầy lòng nhân ái, đi một vòng trên con đường bê tông khang trang, sạch sẽ từ chính những đóng góp của họ mới cảm nhận được những việc làm ý nghĩa, những hành động đẹp đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn ra sao… Người dân làng Hạnh Đàn đã sẵn sàng đón một cái tết sum họp, đầm ấm trên quê hương đang ngày càng thay da đổi thịt.

Phong Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Nhân viên xe buýt giúp người bị tai nạn giao thông

Nhân viên xe buýt giúp người bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Trong quá trình vận hành tuyến buýt số 101B (Bến xe Giáp Bát - Đại Cường) nhân viên của tuyến đã phát hiện người dân bị tai nạn giao thông trên đường và dùng xe buýt đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Những “chiến binh thầm lặng” giữ phố phường sạch đẹp đón Tết

Những “chiến binh thầm lặng” giữ phố phường sạch đẹp đón Tết

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của ngày cuối năm, khi mọi nhà tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, vẫn có những người lao động thầm lặng miệt mài với công việc, góp phần giữ gìn mỹ quan cho Thủ đô. Họ là những công nhân vệ sinh môi trường, những “chiến binh thầm lặng”.
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

(LĐTĐ) Trong quá trình vận hành xe trên tuyến, đội ngũ nhân viên xe buýt tuyến 62 (lộ trình Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Thường Tín) của Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đã có nghĩa cử cao đẹp khi kịp thời hỗ trợ người đi đường gặp tai nạn giao thông đến bệnh viện cấp cứu.
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

(LĐTĐ) Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ yên tĩnh tại thôn Thanh Oai (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội), Trung tâm Dạy nghề Từ thiện Quỳnh Hoa là một nơi đặc biệt. Nơi đây là mái ấm của những con người kém may mắn – những người mang trên mình những khiếm khuyết về thể chất, nhưng tràn đầy nghị lực và khát khao được sống, được cống hiến.
Chuyện về người tuần đường mẫn cán

Chuyện về người tuần đường mẫn cán

(LĐTĐ) Công tác tại Công ty Cổ phần Công trình giao thông 2 Hà Nội từ năm 2001, anh Cao Huy Giáp (sinh năm 1977), nhân viên tuần đường Xí nghiệp sửa chữa xe máy cơ khí và dịch vụ luôn nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Là một đảng viên, anh Giáp luôn ý thức bản thân mình phải nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao, gương mẫu đi đầu trong mọi nhiệm vụ.
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

(LĐTĐ) Việc đưa vè vào hoạt động củng cố bài học góp phần giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

(LĐTĐ) Trong quá trình giảng dạy, việc khai thác và sử dụng kho thiết bị dạy học số góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh. Cô giáo Trần Thị Xuân Mỹ, Trường Tiểu học An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) là một điển hình trong việc khai thác hiệu quả kho thiết bị dạy học số trong giảng dạy.
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

(LĐTĐ) 22 năm gắn bó với chuyên ngành Gây mê hồi sức, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lương Thị Ngọc Vân - Phó trưởng Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã trở thành chỗ dựa vững vàng cho hàng ngàn bệnh nhân. Vượt qua bao thử thách, hy sinh, bác sĩ Vân luôn giữ vững tinh thần tận tâm, cứu chữa cho người bệnh bằng cả trái tim và trí tuệ.
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Xem thêm
Phiên bản di động