-->

Hành trình “vượt bóng tối” thành MC truyền hình của cô gái khiếm thị

Là một người khiếm thị, thế nhưng cô gái Lê Hương Giang (23 tuổi, MC truyền hình) đã làm được những điều không phải ai cũng có thể. Với nụ cười luôn nở trên môi, Giang trở thành nguồn năng lượng tích cực cho tất cả mọi người ở bất kì đâu cô có mặt. 
hanh trinh vuot bong toi thanh mc truyen hinh cua co gai khiem thi Người khiếm thị sẽ được mở tài khoản thanh toán, sử dụng thẻ ngân hàng
hanh trinh vuot bong toi thanh mc truyen hinh cua co gai khiem thi Hai học sinh sáng tạo máy đọc tài liệu dành cho người khiếm thị
hanh trinh vuot bong toi thanh mc truyen hinh cua co gai khiem thi Huyện Mỹ Đức tổ chức khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ

Tuổi thơ trong bóng tối

Lê Hương Giang sinh ra là người khiếm thị bẩm sinh, khi còn nhỏ, một mắt của Giang không thể nhìn thấy gì, mắt còn lại thị lực chỉ 1/10. Khi biết được điều đó, bố mẹ đưa Giang đi chạy chữa khắp nơi, đông tây y đủ cả nhưng đến đâu cũng nhận được câu trả lời rằng đôi mắt không thể chữa được do tế bào đã chết.

Năm 2001, khi theo học ở trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, trường dành cho những trẻ em bình thường và trẻ khiếm thị, Giang bắt đầu nhận ra sự khác biệt giữa bản thân với bạn bè đồng trang lứa. Trong khi bạn bè có thể đọc sách thoải mái, thì lúc nào bên cạnh Giang cũng có một chiếc kính lúp.

Không nguôi hi vọng, bố mẹ Giang tin rằng đến năm 18 tuổi đôi mắt kia sẽ được chữa khỏi. Thế nhưng khi lên cấp 2, mắt Giang hoàn toàn không nhìn thấy gì nữa. Kể lại những ngày đó, Giang không khỏi xúc động: "Khi mắt không nhìn thấy gì nữa, em cảm thấy bất lực vì không thể kết nối với mọi người, điều đó là điều thật kinh khủng".

hanh trinh vuot bong toi thanh mc truyen hinh cua co gai khiem thi
Lê Hương Giang - cô gái khiếm thị với nụ cười luôn nở trên môi (Ảnh:NVCC)

Kể từ đó, có nhiều người nói đừng cho Giang động vào thứ gì, các bạn sáng mắt luôn trêu chọc, thể hiện sự kỳ thị: "Các bạn đã từng nói một câu làm em vô cùng tổn thương đó là mù như em sau này chỉ làm xoa bóp bấm huyệt mà thôi. Dường như đó cũng là suy nghĩ của rất nhiều người, bởi cách đây vài năm khi em đi thực tế tại một vài địa phương, có người cũng nói với em là ở chỗ họ, người mù chỉ làm được 2 việc là thầy bói và hát rong. Thậm chí trong quá trình đi học, nhiều giáo viên cũng từng bảo em không cần học các môn tự nhiên mặc dù em học khá tốt và đặc biệt yêu thích môn Toán. Từ đó em thu mình lại".

Một lần, thầy giáo dạy Toán đưa lớp Giang tới Bát Tràng. Hôm đó, có người hỏi thầy rằng, tại sao những miếng đất lại không tròn trịa mà lại góc cạnh. Thầy trả lời rằng thầy muốn học sinh của mình hoàn thành những miếng ghép nhỏ của cuộc sống để ghép thành một cuộc đời, cho dù cuộc đời ấy có ra sao thì đó cũng là cuộc sống của mỗi người.

"Ngay lúc đó em nghĩ rằng, tất cả những thứ xung quanh mình như một bức tranh. Một bức tranh sẽ có cả những mảng màu sáng, tối. Em nhận ra bản thân mình phải thay đổi, em bắt đầu đi tìm những người bạn khác, tham gia vào các hoạt động ngoại khóa thay vì ngồi im trong góc", Giang chia sẻ.

Mỗi người có một cách riêng để tỏa sáng

Sau khi hoàn thành chương trình học tại trường Nguyễn Đình Chiểu, Giang quyết định đăng ký vào ngôi trường đứng thứ 2 Hà Nội là trường THPT Thăng Long, một ngôi trường công lập không học chữ nổi, không có thiết bị hỗ trợ cho người khiếm thị.

Thời điểm đó Giang là học sinh khuyết tật duy nhất của trường. "Em muốn mình phải tự tìm cách hòa nhập với thế giới xung quanh chứ không chỉ sống trong cộng đồng của những người khuyết tật nữa", Giang nói về quyết định mà ai chũng cho là liểu lĩnh khi ấy.

Trong suốt những học tại trường THPT Thăng Long, Giang đã chứng minh cho mọi người thấy người khiếm thị cũng có thể làm những việc không phải ai cũng có thể làm. Năm 2012, Hương Giang đoạt giải ba Hội thi khoa học kỹ thuật Intel ViSEF 2012 với đề tài “Chế tạo máy phân biệt tiền thật, tiền giả và mệnh giá bằng cách phát ra lời nói giúp người khiếm thị thuận tiện hơn trong đời sống xã hội và tinh thần”

hanh trinh vuot bong toi thanh mc truyen hinh cua co gai khiem thi
Đôi mắt không nhìn thấy gì nhưng Giang vẫn luôn truyền năng lượng tích cực đến với tất cả mọi người (Ảnh: NVCC)

Sau giải thưởng đó, Giang được cử tham gia cuộc thi "Thách thức Công nghệ thông tin với thanh niên khuyết tật toàn cầu" được tổ chức tại Hàn Quốc. Đối với Giang, chuyến đi này không chỉ lại mang những giải thưởng mà còn là chuyến đi truyền lửa và nhiệt huyết.

"Trong buổi gặp mặt các đoàn tham gia của cuộc thi, nghe kể có một bạn duy nhất không ngồi ghế được BTC sắp xếp mà lại nằm ra đất. Sau đó em biết được rằng bạn ấy bị liệt toàn thân, thứ duy nhất mà bộ não bạn ấy có thể điều khiển cử động được đó là đôi bàn tay.

Chỉ với đôi bàn tay ấy bạn đó đã làm nên thành tựu về công nghệ, lúc đó em nhận ra khiếm khuyết của bản thân mình không có gì là quá lớn lao cả. Người ta thường ví người khuyết tật như những ngọn nến cong. Nhưng giữa một ngọn nến cong và một ngọn nến thẳng, điểm chung của chúng vẫn đều toả sáng, mỗi người đều có một cách tỏa sáng khác nhau".

Không chỉ "có duyên" tham gia nhiều cuộc thi, Giang cũng có niềm đam mê bất tận với nghề báo. Giang được tuyển thẳng vào khoa Tâm lý, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, song song với đó, Giang học thêm văn bằng 2 ngành Báo chí.

Trước đó, khi còn là nữ sinh lớp 12, Giang được làm việc tại VOV giao thông trong vòng 3 năm. Sau này khi chương trình tham gia ngừng sản xuất, Giang bắt đầu tự tìm cơ hội đi thử sức những chương trình truyền hình. Năm 2016, Giang đoạt giải Nhất cuộc thi Người dẫn chương trình The Next 2016. Đến năm 2017, Giang nhận được lời mời trở thành MC của chương trình Cuộc sống vẫn tươi đẹp, đánh dấu bước chân đầu tiên của Giang đến với truyền hình, trở thành nữ MC dẫn hiện trường nhưng không nhìn thấy đầu tiên trên sóng truyền hình quốc gia.

hanh trinh vuot bong toi thanh mc truyen hinh cua co gai khiem thi
Lê Hương Giang trở thành người dẫn chương trình khiếm thị đầu tiên trên truyền hình (Ảnh:NVCC)

Ngoài ra, Hương Giang còn là đạo diễn phim ngắn “Khi bạn tin bạn có thể - bạn có thể”; người sáng lập Đom Đóm Studio, chuyên sản xuất nhiều talkshow về người khuyết tật phát trên Youtube.

Nói về cuộc hành trình của mình, Giang vẫn luôn tự nhủ rằng mình phải cố gắng hơn nữa để có thể hoàn thành những dự án cho người khiếm thị nói riêng và khuyết tật nói chung, khơi dậy sự tự tin trong họ.

"Em rất thích hình ảnh của những ngôi sao, mặt trời thì chỉ có một nhưng ngôi sao có rất nhiều, mỗi một ngôi sao tỏa ra thứ ánh sáng riêng của mình, trong hoàn cảnh nào thì nó vẫn ở đó và tỏa sáng theo cách riêng của mình dù có ai để ý đến hay không và người khuyết tật cũng vậy, họ luôn tỏa sáng theo một cách khác", Giang chia sẻ.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Sáng 23/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã bắt giữ được nghi phạm cướp ngân hàng ở huyện Chương Mỹ. Nghi phạm Vũ Văn Lịch bị cảnh sát bắt giữ lúc 4h cùng ngày khi đang lẩn trốn ở phố Lĩnh Nam.
“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

Tập 30 của bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” sẽ chính thức lên sóng lúc 20h00 ngày 23/4/2025 trên kênh VTV3, hứa hẹn mang đến những diễn biến đầy kịch tính khi mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật dần được bóc tách, kéo theo hàng loạt bí mật tưởng chừng đã bị chôn giấu.
Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Hôm nay (23/4), giá dầu thế giới tăng hơn 1 USD khi lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và thị trường chứng khoán tăng giúp thúc đẩy đợt phục hồi sau đợt bán tháo mạnh trong phiên trước. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,04 USD/thùng, tăng 1,16%, giá dầu WTI ở mốc 64,11USD/thùng, tăng 1,63%.
Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), trên 300 đoàn viên, người lao động quận Hoàn Kiếm tham gia buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến và truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”. Chương trình được truyền từ Trung tâm chính trị quận Hoàn Kiếm.
"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

Tối 22/4, Chương trình "Hẹn ước Bắc - Nam" được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. "Hẹn ước Bắc - Nam" tái hiện những hình ảnh đẹp, oai hùng, là câu chuyện lịch sử suốt chiều dài cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Trong đó, hoạt cảnh 2 chiếc xe tăng T54 của Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đã khiến khán giả vỡ oà cảm xúc.
Đẩy mạnh ứng dụng AI trong hoạt động dạy, học

Đẩy mạnh ứng dụng AI trong hoạt động dạy, học

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy không chỉ giúp giáo viên nâng cao hiệu quả công tác mà còn tạo ra môi trường học tập hiện đại, sáng tạo cho học sinh. Nhờ ứng dụng AI, các tiết học trở nên sinh động hơn, học sinh tham gia tích cực hơn, kết quả học tập cũng theo đó cải thiện rõ rệt.

Tin khác

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Xem thêm
Phiên bản di động