--> -->

Hà Nội: Tăng cường quản lý nhà nước, bảo đảm an toàn thực phẩm

Để thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe nhân dân, thời gian qua Hà Nội và các địa phương đã tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, từng bước nâng cao nhận thức của người sản xuất kinh doanh cũng như người tiêu dùng.
Chỉ đạo quyết liệt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Chú trọng bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp Cần thanh, kiểm tra sản phẩm chợ online để bảo đảm an toàn thực phẩm

Đẩy mạnh các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm

Gần đây, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 về an toàn vệ sinh thực phẩm của thành phố Hà Nội đã kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.

Tại đây, Đoàn đã kiểm tra bếp ăn tập thể tại Trường Tiểu học Lê Văn Tám (ngõ 40 Tạ Quang Bửu). Bếp ăn của trường có 15 nhân viên phục vụ và cung cấp mỗi ngày khoảng 1.000 suất.

Ghi nhận tại thời điểm kiểm tra, nhà trường đã tuân thủ các quy định về bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm như: Bố trí khu vực chế biến bảo đảm nguyên tắc một chiều; có tủ sấy tiệt trùng dụng cụ, bát đĩa; có phân khu thức ăn chín - sống riêng biệt; nhân viên chế biến được trang bị đầy đủ khẩu trang, găng tay, mũ; việc lưu mẫu thức ăn, kiểm thực 3 bước được thực hiện đúng quy định…

Hà Nội: Tăng cường quản lý nhà nước, bảo đảm an toàn thực phẩm
Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 về an toàn vệ sinh thực phẩm kiểm tra bếp ăn của Trường Tiểu học Lê Văn Tám

Ngoài ra, nhà trường cũng đã xuất trình đầy đủ các giấy tờ về nguồn gốc thực phẩm, hóa đơn chứng từ, hợp đồng ký kết với đơn vị cung cấp suất ăn, giấy khám sức khỏe và tập huấn an toàn thực phẩm của nhân viên tham gia chế biến suất ăn cho học sinh...

Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu một số khay đựng thức ăn và mẫu dầu ăn để xét nghiệm. Kết quả, khay đựng thức ăn và dầu ăn đều bảo đảm vệ sinh, an toàn.

Qua kiểm tra, ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, đánh giá, bếp ăn tập thể của Trường Tiểu học Lê Văn Tám đã làm tốt công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, nhất là tuân thủ việc giám sát nguyên liệu đầu vào của thực phẩm, vệ sinh cơ sở vật chất, dụng cụ và lưu mẫu thức ăn hằng ngày.

Tiếp đó, Đoàn đã kiểm tra nhà hàng Isushi (158 Triệu Việt Vương). Qua kiểm tra, nhà hàng đã xuất trình đầy đủ giấy tờ nguồn gốc thực phẩm, hóa đơn chứng từ, giấy khám sức khỏe của người lao động.

Khu vực chế biến, bảo quản thực phẩm… được sắp xếp khoa học, dụng cụ được vệ sinh sạch sẽ. Đoàn kiểm tra cũng đã xét nghiệm nhanh các mẫu nước chấm, thịt cá hồi tươi sống tại nhà hàng và kết quả đều bảo đảm an toàn.

Hà Nội: Tăng cường quản lý nhà nước, bảo đảm an toàn thực phẩm
Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 về an toàn vệ sinh thực phẩm xét nghiệm nhanh mẫu cá hồi tươi tại nhà hàng Isushi.

Tại quận Thanh Xuân, để thực hiện tốt việc đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, UBND quận đã bám sát sự chỉ đạo của Thành phố, ban hành kịp thời các kế hoạch, văn bản chỉ đạo về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.

UBND quận và các cấp đã thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm từ quận đến cơ sở để đảm bảo công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện liên tục, hiệu quả.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm được nghiêm túc thực hiện; trong quá trình triển khai thực hiện có các giải pháp sáng tạo nhằm tăng hiệu lực quản lý và chuyển biến rõ nét về an toàn thực phẩm, xây dựng và duy trì mô hình điểm an toàn thực phẩm.

Trong 6 tháng đầu năm, toàn quận đã kiểm tra, giám sát 1.206 lượt cơ sở (21 cơ sở sản xuất, 91 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 973 cơ sở dịch vụ ăn uống và 121 cơ sở thức ăn đường phố), xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm 88 trường hợp, với tổng số tiền là hơn 146 triệu đồng, 100% cơ sở kiểm tra được xét nghiệm nhanh an toàn thực phẩm…

Đồng thời, quận Thanh Xuân tiếp tục triển khai 5 mô hình điểm an toàn thực phẩm, đó là mô hình nâng cao năng lực tự quản lý bếp ăn tập thể trường học tại 100% các trường có bếp ăn tập thể trên địa bàn; mô hình cửa hàng thực phẩm an toàn có kiểm soát tại phường Hạ Đình, Thanh Xuân Bắc, Khương Mai, Thanh Xuân Nam, Nhân Chính; mô hình tuyến phố kiểm soát an toàn thực phẩm tại phường Thượng Đình; chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP)...

Kết quả khảo sát cho thấy, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm tra, kiểm soát thị trường được thực hiện được thực hiện tốt, đảm bảo ổn định thị trường phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Hà Nội: Tăng cường quản lý nhà nước, bảo đảm an toàn thực phẩm
Đoàn công tác của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra tại nhà hàng Kampong, quận Thanh Xuân.

Để tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm, thời gian tới, quận Thanh Xuân sẽ tập trung công tác duy trì tuyến phố kiểm soát an toàn thực phẩm tại tuyến phố Thượng Đình, phường Thượng Đình và cửa hàng thực phẩm an toàn có kiểm soát; hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện cam kết trách nhiệm về an toàn thực phẩm, tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và khám sức khoẻ cho ban giám hiệu, người quản lý bếp ăn tập thể, người quản lý an toàn thực phẩm của đơn vị cung cấp suất ăn cho bếp ăn tập thể, người trực tiếp sơ chế, chế biến thực phẩm theo quy định.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, vận động nhân dân thay đổi những phong tục, tập quán ăn uống mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng cường phổ biến quyền lợi của người tiêu dùng, nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh trong việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm.

Tương tự, tại huyện Gia Lâm, thời gian qua nhằm đảm bảo công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn, đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Gia Lâm đã tổ chức kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (như loại hình nước đá dùng liền, nước đóng bình, cà phê, trà chanh, trà sữa…).

Tính từ ngày 21/6 đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Gia Lâm đã tổ chức kiểm tra 12 cơ sở kinh doanh việc chấp hành các quy định của nhà nước về an toàn thực phẩm, bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến. Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở như cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, quy trình sản xuất, bảo hộ lao động; lấy mẫu xét nghiệm nhanh nguồn nước sản xuất và sản phẩm tại cơ sở.

Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra đã phát hiện và xử phạt 2 cơ sở vi phạm các lỗi như chưa thực hiện kiểm thực 3 bước, dụng cụ thu gom rác thải không có nắp đậy, với tổng số tiền phạt là 8 triệu đồng.

Hà Nội: Tăng cường quản lý nhà nước, bảo đảm an toàn thực phẩm
Tăng cường thanh kiểm tra, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Ngoài việc kiểm tra, đoàn kiểm tra đã tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng dẫn của các ngành chức năng. Đồng thời, nhắc nhở một số cơ sở cần thực hiện nghiêm túc hơn quy định về điều kiện vệ sinh tại nơi sản xuất, trang phục bảo hộ cho người trực tiếp thực hiện; có sổ sách ghi chép theo dõi sản xuất, xuất nhập hàng.

Nâng cao vai trò quản lý nhà nước

Để tăng cường công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội.

Theo đó, UBND Thành phố giao Sở Y tế là cơ quan đầu mối thường trực Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực Thành phố có trách nhiệm tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo hoạch định những vấn đề có tính chiến lược để chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý.

Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh và cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh đối với sản phẩm thực phẩm theo quy định và cơ sở thực phẩm hỗn hợp được quy định theo phân cấp quản lý theo quy định (bao gồm cả các cơ sở trong chợ trừ chợ đầu mối, chợ đấu giá nông sản; trung tâm thương mại và các cơ sở độc lập trong siêu thị không thuộc quản lý của siêu thị). Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý có tiến hành hoạt động thương mại điện tử…

Sở Y tế giao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm quản lý, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở sản xuất đối với sản phẩm thực phẩm theo quy định và cơ sở thực phẩm hỗn hợp được quy định (trừ cơ sở sản xuất dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm).

Tổ chức tiếp nhận, quản lý hồ sơ, cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm theo quy định.

Quản lý và tiếp nhận bản cam kết trách nhiệm về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, bao gồm: Các bếp ăn tập thể, căng tin tại các khu công nghiệp, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, học viện, bệnh viện hạng một trở lên, cơ quan tổ chức khác có quy mô từ 200 suất ăn/một lần phục vụ trở lên và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong khách sạn ba sao trở lên.

Xây dựng mẫu bản cam kết trách nhiệm về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh dsản phẩm phải đăng ký công bố sản phẩm theo quy định. Tiếp nhận bản sao giấy chứng nhận có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cơ sở theo quy định.

H.Phong - Thiện Tâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai vào sáng mai (11/7) để trao đổi về phương án lương tối thiểu vùng năm 2026.
EVNHANOI hiện đại hóa công tác quản lý vận hành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý

EVNHANOI hiện đại hóa công tác quản lý vận hành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý

Kể từ ngày 1/7/2025, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức lại mô hình các Công ty Điện lực trực thuộc. Theo đó, EVNHANOI tổ chức lại các Công ty Điện lực cấp quận/huyện từ 30 đơn vị xuống còn 12 Công ty Điện lực khu vực. Việc sắp xếp này nhằm tinh gọn bộ máy quản lý, phát huy hiệu quả nguồn lực, hướng đến xây dựng mô hình hoạt động chuyên nghiệp, hiện đại, đồng bộ với tiến trình chuyển đổi số toàn diện trong ngành điện.
Hà Nội: Tập huấn những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Tập huấn những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Ngày 10/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn công tác chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tới cán bộ, viên chức, người lao động BHXH các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Chiếc Boeing B727-200 của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines “bỏ quên” ở Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài được 18 năm và cơ quan quản lý Nhà nước đang đưa ra các giải pháp xử lý.
Gần 900 trẻ em Nghệ An nhiễm giun sán từ chó mèo

Gần 900 trẻ em Nghệ An nhiễm giun sán từ chó mèo

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bệnh viện sản nhi Nghệ An đã tiếp nhận gần 900 ca trẻ em nhiễm ký sinh trùng như giun đũa chó mèo và sán dây – những bệnh lý thường lây truyền từ thú nuôi trong gia đình
Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Các nước ASEAN và đối tác cam kết đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Trong bối cảnh khu vực và thế giới biến động khó lường, các nước nhấn mạnh yêu cầu tăng cường đối thoại, hợp tác, phối hợp hành động ứng phó các thách thức chung, đóng góp tích cực vào việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững.
Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Chiều 10/7, tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và ra mắt tòa soạn hội tụ. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đánh giá cao những đóng góp nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam với Bộ, ngành Tư pháp.

Tin khác

Nhanh chóng cụ thể hóa các Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội

Nhanh chóng cụ thể hóa các Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội

Sau 2 ngày rưỡi làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và tập trung cao độ, kỳ họp thứ 25 HĐND Thành phố khóa XVI đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.
Hà Nội có tên phố Hàng Lọng; đổi tên công viên Tuổi trẻ Thủ đô thành Công viên Võ Thị Sáu

Hà Nội có tên phố Hàng Lọng; đổi tên công viên Tuổi trẻ Thủ đô thành Công viên Võ Thị Sáu

HĐND Thành phố Hà Nội thông qua việc đặt tên 38 tuyến đường, phố mới, đặt tên 14 công trình công cộng và đổi tên Công viên Tuổi trẻ Thủ đô thành Công viên Võ Thị Sáu.
Hỗ trợ, ưu đãi với cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động tái chế rác thải

Hỗ trợ, ưu đãi với cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động tái chế rác thải

Tại Kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết quy định biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thành phố Hà Nội thu hút hơn 3,67 tỷ USD vốn FDI

Thành phố Hà Nội thu hút hơn 3,67 tỷ USD vốn FDI

6 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vai trò đầu tàu kinh tế - xã hội, với cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, phản ánh hiệu quả của các giải pháp chỉ đạo, điều hành. Đặc biệt Thành phố thu hút hơn 3,67 tỷ USD vốn FDI (tăng 216%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đầu năm).
Thông qua Nghị quyết quy định chi tiết chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Thông qua Nghị quyết quy định chi tiết chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp với mức hỗ trợ cụ thể theo từng loại cây trồng, vật nuôi và thiệt hại. Chính sách nhằm giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sớm ổn định cuộc sống và tái sản xuất hiệu quả.
Phát huy hiệu quả phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo” từ cơ sở

Phát huy hiệu quả phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo” từ cơ sở

Thực hiện phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế” (đoàn kết sáng tạo), thời gian qua hệ thống Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Bắc Từ Liêm (cũ) nay gồm 5 phường mới là Thượng Cát, Đông Ngạc, Tây Tựu, Phú Diễn, Xuân Đỉnh đã có nhiều mô hình hiệu quả, sáng tạo trên các lĩnh vực. Qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng của địa phương.
Mặt trận Tổ quốc xã Phù Đổng: Tăng cường giám sát, phản biện xã hội

Mặt trận Tổ quốc xã Phù Đổng: Tăng cường giám sát, phản biện xã hội

Thời gian tới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Phù Đổng sẽ tăng cường phối hợp với chính quyền và các tổ chức đoàn thể, đặc biệt trong thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Giải tỏa chợ cóc, phát triển hệ thống chợ văn minh hiện đại

Giải tỏa chợ cóc, phát triển hệ thống chợ văn minh hiện đại

Theo Sở Công Thương Hà Nội trên địa bàn Thành phố còn tồn tại 85 chợ cóc. Tình trạng chợ cóc, chợ tạm tràn lan gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm. Để thực hiện tốt công tác giải tỏa chợ cóc và phát triển hệ thống chợ văn minh hiện đại, thời gian tới cần xây dựng lại quy trình, quy chế hoạt động; phối hợp giữa các ngành để xử lý vi phạm tại các chợ...
“Khơi nguồn” đổi mới sáng tạo để Thủ đô phát triển

“Khơi nguồn” đổi mới sáng tạo để Thủ đô phát triển

Theo các đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Hà Nội là trung tâm sở hữu nhiều chất xám, trí tuệ của các nhà khoa học, do đó Thủ đô cần có những chính sách đột phá về phát triển khoa học công nghệ. Nếu khơi nguồn được sự phát triển về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, Hà Nội có thể đạt tăng trưởng cao, không chỉ 8%, mà còn tăng trưởng hơn nhiều lần hiện nay.
Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo - Kỳ cuối: Công nghệ sinh học, khởi nguồn cho tương lai

Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo - Kỳ cuối: Công nghệ sinh học, khởi nguồn cho tương lai

Trong bức tranh tổng thể về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Hà Nội không chỉ tập trung phát triển các lĩnh vực mũi nhọn như công nghệ thông tin, điện tử, trí tuệ nhân tạo, mà còn xác định công nghệ sinh học là hướng đi chiến lược. Với tầm nhìn dài hạn, Thành phố đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành “thủ phủ công nghệ sinh học” của khu vực, khởi đầu từ dự án khu CNC sinh học quy mô lớn.
Xem thêm
Phiên bản di động