--> -->

Cần thanh, kiểm tra sản phẩm chợ online để bảo đảm an toàn thực phẩm

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhằm hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp, tụ tập nơi đông người, nhiều gia đình tại Hà Nội đã chuyển hướng sang mua sắm thực phẩm online hình thành ngay tại các khu chung cư...
Đặc sản na Đồng Bành vào vụ tràn ngập chợ dân sinh và chợ mạng Thịt lợn giá rẻ tràn lan khắp "chợ mạng"

“Chợ cư dân” tin và tiện

Nắm bắt được nhu cầu mua sắm thực phẩm online của người dân trong mùa dịch, nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm “sạch”, đồ quê, đồ nhà làm… đã liên tục xuất hiện mạng xã hội, đặc biệt là tại hội nhóm của các khu chung cư trên địa bàn Thành phố. Chỉ cần 1 chiếc điện thoại, 5 - 10 phút lướt facebook tìm kiếm, các bà nội trợ bận rộn đã có thể đặt mua cho mình đẩy đủ những thực phẩm được quảng cáo là “sạch”, “ngon - bổ - rẻ”, có đầy đủ chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cần thanh, kiểm tra sản phẩm chợ online để bảo đảm an toàn thực phẩm
Người dân nên cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm trên các "Chợ cư dân" (Ảnh chụp màn hình)

Chị Cao Thu Anh (phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm) chia sẻ, từ ngày dịch Covid-19 xuất hiện, gia đình chị đã chuyển từ thói quen mua sắm trực tiếp sang mua sắm online, đặc biệt là tại hội nhóm “Chợ cư dân Vinhomes Smart City” - nơi chị đang sống. Hình thức mua sắm này không chỉ giúp chị tiết kiệm thời gian mà còn hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người lạ.

Nói về chất lượng của các loại thực phẩm trên “Chợ cư dân”, chị Thu Anh cho rằng bản thân chị khá yên tâm khi mua sắm ở đây vì người bán đều là cư dân trong chung cư, nếu có vấn đề gì có thể đổi trả hoặc phản ánh trực tiếp.

“Thực phẩm bán tại hội nhóm của khu dân cư có giá cả khá hợp lý, nhìn sạch sẽ hơn tại các chợ dân sinh mà lại còn được miễn phí giao hàng tới tận nhà nên tôi khá thích. Cùng với đó, đa phần người bán đều ở cùng tòa nhà hoặc tòa lân cận, chạm mặt nhau hằng ngày nên tôi nghĩ không cần phải quá lo lắng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm” - chị Thu Anh chia sẻ.

Cùng suy nghĩ với chị Thu Anh, rất nhiều người dân tại các khu chung cư khác cũng tin tưởng vào chợ cư dân nơi mình sinh sống. Theo họ, đa phần các thực phẩm tại đây là đồ quê, đặc sản vùng miền hoặc đồ do chính người bán làm ra, không sử dụng chất phụ gia, bảo quản.

Chị Đàm Thu Thảo (Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm) cho hay, mỗi khi gia đình có việc gấp hay trời mua gió, ngại ra ngoài chị lại lên nhóm “Chợ cư dân 789 Xuân Đỉnh” để đặt đồ ăn. “Đồ ăn trên chợ cư dân khá đa dạng, muốn tự nấu thì có thể mua thực phẩm tươi sống, hôm nào làm biếng thì có thể mua luôn thức ăn đã được chế biến sẵn, món Á hay Âu gì đều có” - chị Thu Thảo vui vẻ nói

Nhưng một số nơi còn bỏ ngỏ khâu chất lượng

Tuy nhiên không được may mắn như chị Thu Anh hay chị Thu Thảo, cũng tin tưởng vào “Chợ cư dân” nơi mình sống, chị Nguyễn Ngọc Hoa (sống tại chung cư Mỹ Đình Plaza 2) lại được phen hú vía khi đặt phải thực phẩm “sạch” nhưng lại bốc mùi ôi thiu.

“Bình thường tôi vẫn hay mua thực phẩm online trên “Chợ cư dân” của khu chung cư, thế nhưng 2 ngày gần đây tôi liên tục đặt phải thịt bò đã rỉ nước vàng, bốc mùi ôi thiu và nho Mỹ nhập khẩu nhưng ăn vào rất đắng, đậm mùi thuốc trừ sâu. Khi phản ánh lại với người bán họ khăng khăng là sản phẩm không có vấn đề, là do tôi bảo quản không đúng cách. Trong khi tôi chỉ mua cách đấy chưa đến 3 tiếng đồng hồ” - chị Hoa chia sẻ.

Cần nâng cao cảnh giác

Có thể nói sản phẩm được bán trên các “Chợ cư dân” hiện nay, nhiều sản phẩm đến tay người dùng trong tình trạng “3 không”: Không nhãn mác, không nguồn gốc và không có hạn dùng, song người mua hầu như không quan tâm bởi... tin tưởng vào người bán. Bên cạnh đó, việc xử phạt các cửa hàng kinh doanh online hiện nay cũng đang gặp nhiều khó khăn do khung pháp lý chưa theo kịp với thực tiễn.

Cần thanh, kiểm tra sản phẩm chợ online để bảo đảm an toàn thực phẩm
Nên lựa chọn thực phẩm tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích để nắm rõ hơn về nguồn gốc, xuất xử sản phẩm. (Ảnh: Mộc Thanh)

Chi sẻ về vấn đề trên, Luật Sư Bùi thế Vinh (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, hiện nay, rất khó kiểm soát kinh doanh tại các kênh bán hàng trực tuyến vì người bán hàng thường sử dụng một địa chỉ để giao dịch nhưng lại tập kết hàng hóa tại nhiều địa điểm khác nhau. Ngoài ra, việc kiểm tra, xử lý phải có dấu hiệu, chứng cứ vi phạm cụ thể, trong khi 90% giao dịch trên mạng thường không có hóa đơn chứng từ. Việc tìm ra đầu mối cung cấp hàng lậu, hàng giả còn gian nan hơn vì các website và mạng xã hội dễ dàng tạo ra và đóng lại trong thời gian rất nhanh. Luật quy định: Sản phẩm do ai bán thì người đó phải chịu trách nhiệm.

Thế nhưng, chỉ có các sàn thương mại, website của doanh nghiệp đăng ký với cơ quan chức năng mới xác định được pháp nhân. Còn hầu hết địa chỉ bán hàng của các cá nhân trên mạng là ảo nên không thể khiếu nại, khiếu kiện và quy trách nhiệm người bán. Nhiều trường hợp khi người tiêu dùng phản hồi tiêu cực thì ngay lập tức khóa tài khoản. Điều này khiến công tác phát hiện, ngăn chặn và xử lý đối với hành vi lừa đảo bán hàng qua mạng càng trở nên khó khăn.

Còn theo Thạc sĩ Đỗ Nam Khánh (nghiên cứu sinh chuyên ngành dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội), với thực phẩm online, nguy cơ không chỉ đến từ nguyên liệu mà còn nằm ở quy trình, các công đoạn chế biến thực phẩm. Bởi người bán có thể chưa được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, không có giấy phép kinh doanh và cũng không có cơ quan chức năng nào có thể kiểm tra, giám sát chất lượng các sản phẩm mà họ làm ra. Chưa kể, nếu dụng cụ dùng để chế biến thực phẩm được sử dụng nhiều lần, không được vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ mang mầm bệnh. Việc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của một hay nhiều công đoạn có thể làm cho thực phẩm bị ô nhiễm, nguy cơ ngộ độc rất cao.

Do vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, điều đầu tiên là người dân cần nâng cao nhận thức trong mua sắm online. “Khi mua hàng cần tìm hiểu thật kỹ, xem xét cửa hàng đó có uy tín hay không. Thậm chí có thể đặt hàng ít một để kiểm tra chất lượng chứ không nên ngay lập tức đặt hàng với số lượng lớn. Khi lựa chọn thực phẩm online, người tiêu dùng nên học cách chọn những sản phẩm có nhãn mác đầy đủ, được sản xuất ở những cơ sở có thương hiệu lâu năm; nên chọn các sản phẩm được bày bán ở nơi có đủ điều kiện bảo quản như siêu thị, cửa hàng tiện ích...” - Thạc sĩ Khánh cho hay.

Mộc Thanh

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao trước việc hàng loạt TikToker sở hữu lượng người theo dõi “khủng” bất ngờ bị lực lượng chức năng “sờ gáy” và xử lý theo quy định pháp luật. Những cái tên như Lê Việt Hùng hay Mai Văn Dưỡng (Dưỡng Dướng Dường) là những ví dụ điển hình, cho thấy “thế giới ảo” không phải là vùng đất “miễn nhiễm” với pháp luật, và sự nổi tiếng trên mạng xã hội không đồng nghĩa với quyền lực vượt ra ngoài khuôn khổ đời thực.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: "Xây" nên những điển hình tiên tiến từ các phong trào thi đua

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: "Xây" nên những điển hình tiên tiến từ các phong trào thi đua

Giai đoạn 2020 - 2025, đã có hơn 3.500 sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất kinh doanh; 280 sáng kiến sáng tạo được Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội biểu dương khen thưởng; 121 sáng kiến tiêu biểu được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và UBND Thành phố biểu dương… Kết quả này đã thúc đẩy đoàn viên, người lao động hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Sau khi được tôn trí tại chùa Quán Sứ, tối 13/5, Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tiếp tục hành trình thiêng liêng qua trung tâm Hà Nội, đi qua các tuyến phố cổ kính và quanh Hồ Gươm - trái tim của Thủ đô.
Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Tháng Công nhân năm 2025 đã ghi dấu ấn đậm nét của Công đoàn quận Long Biên với chuỗi các hoạt động thiết thực, ý nghĩa dành cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn quận. Trong đó, Chương trình “Cảm ơn người lao động” và “Hát cho công nhân nghe” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức đã trở thành điểm sáng nổi bật, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tổ chức Công đoàn đối với người lao động - lực lượng nòng cốt, tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra. Hiện, các đơn vị, địa phương đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện tổ chức nhằm bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, không gây xáo trộn.
Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Tháng 5 là tháng tri ân, tôn vinh công nhân, người lao động đang ngày đêm cống hiến cho xã hội. Và giữa muôn vàn nghề nghiệp, có một công việc đặc biệt mà ít ai để ý, nhưng lại không thể thiếu trong nhịp sống đô thị: Công nhân vệ sinh môi trường. Hãy cùng chúng tôi theo chân những người công nhân môi trường - những “người hùng áo phản quang” - để hiểu hơn về công việc, cuộc sống và cả những trăn trở phía sau lớp bụi đường họ đi qua mỗi ngày của họ nhé!
Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Tối 13/5, Công an thành phố Hà Nội cho biết, đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ Nguyễn Đức Tâm - Công an phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), bị tố cáo hành hung một cô gái để điều tra, xác minh. Nếu có vi phạm, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Xem thêm
Phiên bản di động