Gần 30 năm đạp xe chữa bệnh
Đội vá xe miễn phí trên cầu Nhật Tân | |
Nguyện "vác tù và hàng tổng" hết đời | |
Làm giàu từ chăn nuôi lợn |
Đến thăm nhà bác sĩ quân y Đặng Cát trong con ngõ nhỏ, dù giữa buổi sáng lạnh giá nhưng sự ấm áp vẫn được lan tỏa quanh đây bởi cái tâm, cái đức sáng ngời của người bác sĩ đã được nhiều người biết đến với lòng yêu nghề, thương người như thể thương thân.
Gần 30 năm đã trôi qua, dù sức khỏe không còn được như xưa, nhưng vị bác sĩ già vẫn mải miết khám chữa bệnh miễn phí cho những ai tìm đến ông hoặc ông biết đến. Về hưu năm 1989, không lựa chọn cuộc sống an nhàn bên gia đình, con cháu, ông bắt đầu khám bệnh miễn phí cho mọi người.
Bác sĩ Đặng Cát đang điều trị cho bệnh nhân của mình. |
Ông quan niệm, sức khoẻ là vốn quý nhất của cuộc đời mà không tiền bạc nào có thể mua được nên đã quyết định mang những kiến thức mình có được để giúp đỡ mọi người. Bệnh nhân của ông lúc đầu là bà con lối xóm, sau dần thấy ông “mát tay”, chữa hiệu quả, lại ân cần, chu đáo, tiếng lành đồn xa, bệnh nhân khắp trong Nam, ngoài Bắc, cả ở nước ngoài cũng tìm đến ông để được nghe ông tư vấn, chữa bệnh….
Khi gặp những bệnh nhân quá nghèo, ông còn bỏ tiền túi để mua thuốc giúp họ. Có khi đi khám cho bệnh nhân có hoàn cảnh quá khó khăn, ông tất tả đạp xe cả chục cây số về “vét” lương hưu để mua thuốc điều trị cho người ta….
Khi hỏi, vất vả như thế, sao ông không lấy một ít tiền công khám mà trang trải phần nào chi phí đi lại, ông liền nói: “Lấy làm gì? Tiền lương hưu của tôi là đủ tiêu rồi! Con người nghèo khổ nhất là khi bị bệnh vì không có tiền bạc thì không biết khám, chữa bệnh ra sao.
Bệnh viện, phòng khám rất nhiều, nhưng nơi đó nhiều khi là “nỗi sợ” với họ bởi không có tiền thì sao họ dám đến những nơi này. Tôi tâm niệm, còn sống được ngày nào thì còn phải tiếp tục làm từ thiện khám bệnh cứu người!”
Tận tình với người nghèo là thế, nhưng ngay cả những bệnh nhân có điều kiện khá giả tìm đến ông cũng được ông khám chữa bệnh miễn phí. Ông bảo, đã theo ngành y thì cứu người chẳng thể từ nan, bất kể là ai, chỉ cần người bệnh khoẻ lại là ông vui rồi.
Có nhiều gia đình muốn biếu quà, tiền mặt hay hiện vật để cảm ơn công chữa khỏi bệnh nhưng ông đều lắc đầu từ chối với lý do “người ta cần thì mình giúp” chứ không cần trả ơn. Có lần, ông chỉ nhận một hộp kẹo sô-cô-la để mang tặng những đứa con của bệnh nhân nghèo, vì thấy chúng nghèo quá, chưa biết đến mùi vị của kẹo sô-cô-la bao giờ…
Có những bệnh nhân nặng ở xa cần tới ông, thế là, với chiếc xe đạp Thống Nhất đã cũ, một túi vải đựng thuốc, dụng cụ khám bệnh, ông tìm đến, bất kể trời mưa, nắng, bão bùng, giá rét… Nếu biết bệnh nặng cần phẫu thuật hay dùng phương tiện hiện đại điều trị, ông lại tư vấn, hướng dẫn và có khi còn cùng gia đình bệnh nhân đưa người bệnh đến bệnh viện điều trị.
Với ông, hạnh phúc lớn nhất là mỗi ngày đến thăm bệnh nhân, nhìn thấy họ hồi phục. Ông bảo: “Cuộc sống của tôi đến nay coi như đã ổn định, 3 con đều đã trưởng thành. Bà nhà cũng rất cảm thông, chia sẻ với mình. Tôi vốn thích cuộc sống giản dị như thời còn trong quân ngũ, chẳng tiêu xài gì, ngày hai bữa cơm nên lương hưu cũng đủ sống.
Trời còn cho sống được ngày nào thì tôi còn tiếp tục khám chữa bệnh từ thiện cho mọi người!” Đến nay đã hơn 80 tuổi, nhưng trong tim vị bác sĩ này vẫn chưa lúc nào tắt ngọn lửa chữa bệnh cứu người. Ông vẫn đều đặn thăm khám và miệt mài nghiên cứu bệnh án để tìm cách chữa trị cho bệnh nhân. Ở đời, vẫn cần nhiều lắm những tấm lòng như thế!
Hồng Hải
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn
Gương sáng 21/01/2025 17:54
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật
Gương sáng 31/12/2024 20:22
Chuyện về người tuần đường mẫn cán
Gương sáng 31/12/2024 08:17
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37