Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Giáp Tết: Ngành Y tế Thủ đô vẫn hết lòng vì người bệnh! Nữ điều dưỡng tâm huyết với nghề, hết lòng vì người bệnh |
Say mê sáng tạo vì sức khỏe người bệnh
Từ khi còn nhỏ, cậu thiếu niên Bùi Xuân Cường đã ước mơ được trở thành bác sĩ để thực hiện công việc chăm sóc, cứu chữa sức khỏe con người. Vì thế, Bùi Xuân Cường quyết tâm học thật giỏi, vượt qua “bức tường cao vợi”, trở thành sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội. Sau thời gian dùi mài, rèn rũa, năm 2014, Bùi Xuân Cường tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa và được về công tác tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội - nơi anh đã có thời gian thực tập lâm sàng trước đó.
Thực sự trở thành một bác sĩ, Bùi Xuân Cường càng ý thức hơn về trọng trách của mình. "Người bệnh đặt niềm tin, trao gửi sức khỏe, tính mạng cho bác sĩ, nên bác sĩ phải làm tốt nhất công việc của mình để cứu chữa, đáp lại niềm tin của họ”- bác sĩ Bùi Xuân Cường suy nghĩ. Nghĩ vậy nên trong quá trình làm việc, bác sĩ Bùi Xuân Cường không ngừng rèn luyện y đức, trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn bằng nhiều cách: Học lên Cao học, học từ đồng nghiệp đi trước và học hỏi, đúc rút kinh nghiệm từ chính thực tiễn công việc.
Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Xuân Cường (ngoài cùng bên trái) thay mặt ê kíp nhận khen thưởng với đề tài đạt giải Nhất Hội thi Kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ ngành Y tế khu vực Hà Nội lần thứ 30 năm 2023. |
Bởi thế, y đức, trình độ chuyên môn của bác sĩ Bùi Xuân Cường nhanh chóng được khẳng định và ngày càng nâng cao. Anh đã thực hiện thành công hàng trăm ca mổ, đem lại sự sống, niềm hạnh phúc cho biết bao người bệnh, được đồng nghiệp nể phục, người bệnh tin tưởng, quý mến. Dù vậy, bác sĩ trẻ Bùi Xuân Cường vẫn chưa bằng lòng với những gì đã đạt được.
“Cũng như tất cả những người làm ngành y, khi điều trị cho mỗi ca bệnh, tôi luôn trăn trở làm sao để có thể giảm thiểu ít nhất sự đau đớn của người bệnh, giúp họ có thể bình phục được nhanh nhất và tiết kiệm nhất chi phí chữa bệnh. Muốn vậy, bác sĩ không thể chỉ áp dụng những phương pháp chữa bệnh thông thường mà phải tìm tòi, sáng tạo, phát triển được những kỹ thuật y khoa tiên tiến, những phương pháp điều trị tối ưu” - bác sĩ Bùi Xuân Cường tâm sự.
Với những trăn trở đó, anh luôn chú ý tới những vấn đề còn hạn chế, chưa hoàn hảo trong thực tiễn công việc để tìm tòi giải pháp khắc phục. Từ thực tế công việc của một bác sĩ phẫu thuật chuyên ngành Tiết niệu, anh nhận thấy, thời gian trôi qua trong mỗi lần phẫu thuật cho người bệnh là rất nhanh, từng phút có thể ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh, do đó, anh đau đáu suy nghĩ về giải pháp để để ca phẫu thuật được thực hiện nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, theo bác sĩ Bùi Xuân Cường, mặc dù khoa học kỹ thuật đã có nhiều tiến bộ trong phẫu thuật và điều trị thận, từ mổ mở sang mổ nội soi. Thế nhưng, đối với kỹ thuật nội soi cắt nang thận vẫn còn phải mổ 3, 4 lỗ. Sau khi mổ sẽ để lại nhiều sẹo và nhiều tổn thương trong khoang sau phúc mạc, gây mất máu, thời gian nằm viện dài và phải dùng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau.
Từ những thực tế này, từ năm 2019, dưới sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ, bác sĩ Tạ Đức Thành - Phó Trưởng khoa Ngoại Thận Bệnh viện Thanh Nhàn, bác sĩ Bùi Xuân Cường đã cùng với các đồng nghiệp gồm bác sĩ Bùi Văn Huân, bác sĩ Nguyễn Công Tiến nghiên cứu, ấp ủ và sáng tạo thành công đề tài “Phẫu thuật nội soi cắt chỏm nang đơn thận bằng laser Thulium với đường hầm nhỏ qua da”.
Giải thưởng là thành quả đáng tự hào của bác sĩ trẻ Bùi Xuân Cường cùng các đồng nghiệp |
Theo bác sĩ Bùi Xuân Cường, kĩ thuật “Phẫu thuật nội soi cắt chỏm nang đơn thận bằng laser Thulium với đường hầm nhỏ qua da” được cải tiến, sáng tạo dựa trên 2 kĩ thuật tán sỏi thận qua da và nội soi sau phúc mạc cắt chỏm nang thận qua da đang được triển khai thường qui tại Việt Nam và trên thế giới hiện nay. Kỹ thuật có thể được mô tả ngắn gọn là “một kim, một đường hầm”, chỉ với một lỗ xâm lấn tối thiểu có thể cắt trọn vẹn chỏm nang thận qua nội soi bằng laser Thulium, đảm bảo kết quả như phẫu thuật nội soi, mổ mở hiện tại nhưng với can thiệp ít xâm lấn sẽ ít gây tổn thương vùng phẫu thuật, không chảy máu, hậu phẫu nhẹ nhàng và rút ngắn thời gian điều trị, bệnh nhân có thể nhanh phục hồi sức khỏe. Kĩ thuật được hội đồng chuyên môn đánh giá dễ thực hiện, khả quan với các phẫu thuật viên tiết niệu, có khả năng triển khai ở các tuyến cơ sở cho đến tuyến huyện nếu có đủ trang thiết bị. Điều này có thể giúp cho nhiều người bệnh có cơ hội tiếp cận với kĩ thuật này hơn.
Nụ cười người bệnh là hạnh phúc của bác sĩ
Nói về hiệu quả ứng dụng của đề tài, bác sĩ Bùi Xuân Cường cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, được sự đồng ý của lãnh đạo Bệnh viện, khoa phòng cùng hội đồng chuyên môn, ê kíp đã triển khai phẫu thuật nội soi cắt chỏm nang thận đơn độc bằng laser Thulium với đường hầm nhỏ qua da cho trên 10 bệnh nhân tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Tất cả các trường hợp bệnh nhân được theo dõi, đánh giá và báo cáo sau phẫu thuật đều rất tốt.
"Điển hình là trường hợp bệnh một nhân nữ hơn 90 tuổi với nang thận lớn 9cm kèm bệnh nền tăng huyết áp, tuy nhiên tinh thần của bà và gia đình rất mong muốn thực hiện phương pháp ít xâm lấn, ít tổn hại. Cùng với sự hỗ trợ của ekip gây mê hồi sức và Thạc sĩ, bác sĩ Tạ Đức Thành, bệnh nhân đã được can thiệp thành công sau 40 phút phẫu thuật. Bệnh nhân tỉnh táo gần như ngay sau can thiệp, dẫn lưu được rút ổn định sau 12 tiếng. Bệnh nhân đã sớm nở một nụ cười hài lòng và ra viện sau 1 ngày phẫu thuật. Đó là điều khiến chúng tôi rất hạnh phúc”- bác sĩ Bùi Xuân Cường tâm sự.
Với sự sáng tạo và tính ứng dụng cao, đề tài kỹ thuật “Phẫu thuật nội soi cắt chỏm nang đơn thận bằng laser Thulium với đường hầm nhỏ qua da” của nhóm các bác sĩ Bệnh viện Thanh Nhàn đã đạt giải Nhất Hội thi Kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ ngành Y tế khu vực Hà Nội lần thứ 30 năm 2023. Đây là thành quả đáng tự hào để họ được tiếp thêm sức mạnh, gắn bó và cống hiến cho ngành y.
Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Xuân Cường cùng ê kíp trong một lần chuẩn bị phẫu thuật cho bệnh nhân với phương pháp nội soi cắt chỏm nang thận đơn độc bằng laser Thulium với đường hầm nhỏ qua da. |
Chia sẻ về quá trình đi tới thành công này, bác sĩ Bùi Xuân Cường cho biết, toàn bộ thời gian 4 năm ấp ủ, nghiên cứu đề tài và thao diễn tại Hội thi, nhóm tác giả đã có sự đầu tư về chuyên môn và nỗ lực rất nhiều. Mỗi thành viên của ê kíp đều tin vào năng lực chuyên môn của đồng nghiệp, nhìn rõ điểm mạnh, điểm yếu của đồng nghiệp để hỗ trợ nhau, luôn đoàn kết, thống nhất cao và thấu hiểu lẫn nhau. Đặc biệt nhờ có sự chỉ dẫn, giúp đỡ của các bậc thầy, giáo sư đầu ngành, lãnh đạo bệnh viện, khoa phòng, hội đồng chuyên môn cùng sự tin tưởng của tất cả bệnh nhân mà ekip phẫu thuật đã từng bước hoàn thiện kĩ thuật và mang lại kết quả điều trị tốt.
“Để có được kết quả này, chúng tôi may mắn luôn nhận được sự cố vấn chuyên môn của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Long - Trưởng khoa Phẫu thuật tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; sự góp ý sâu sắc, phản biện trung thực của hội đồng chuyên môn trên cả 3 phương diện cải tiến, hoàn thiện và nâng cao chất lượng đề tài. Chúng tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự chỉ đạo sát sao của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Quang Minh - Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn cùng lãnh đạo khối, khoa, phòng ban đã giúp kíp kĩ thuật biến sự ấp ủ thành hiện thực, mang lại giá trị cho người bệnh. Xin cám ơn sự đồng hành của người anh trong khoa, người hướng dẫn Thạc sĩ, bác sĩ Tạ Đức Thành đã trăn trở, hướng dẫn ê kíp từ những ngày ban đầu cho tới ngày hôm nay. Ngoài ra, chúng tôi cũng vô cùng cảm ơn các bậc "tiền bối” trong khoa luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ công việc chuyên môn cho chúng tôi để chúng tôi có thêm thời gian dành cho nghiên cứu khoa học cũng như thực hành”- bác sĩ Bùi Xuân Cường bày tỏ.
Không chỉ là những bác sĩ trẻ nhiệt huyết, có tâm, hết lòng vì người bệnh, bác sĩ Bùi Xuân Cường cùng các đồng nghiệp: Bác sĩ Bùi Văn Huân, bác sĩ Nguyễn Công Tiến đều là những người có nhiều nỗ lực đóng góp trong công tác. Họ thực sự là lực lượng kế thừa, có nhiều tìm tòi sáng kiến mới, phục vụ tốt nhu cầu khám, chữa bệnh và hỗ trợ giúp đỡ bệnh nhân.
“Hạnh phúc của chúng tôi đơn giản là được cống hiến với nghề, chữa trị được cho bệnh nhân khỏi bệnh và giúp đỡ họ vượt qua giai đoạn khó khăn. Nhiều khi chỉ cần họ nhớ đến tên mình, thấy nụ cười của họ khi phục hồi sức khỏe là cảm thấy hạnh phúc lắm rồi, không cần gì nhiều hơn thế. Chúng tôi sẽ tiếp tục phấn đấu, cống hiến hết sức mình trong công tác điều trị, tất cả vì sức khỏe của người dân” - bác sĩ Bùi Xuân Cường bày tỏ tình yêu với nghề và người bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú
Tin khác
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn
Gương sáng 21/01/2025 17:54
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật
Gương sáng 31/12/2024 20:22
Chuyện về người tuần đường mẫn cán
Gương sáng 31/12/2024 08:17
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37