Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đôn đốc thực hiện xây dựng dự án cầu Tứ Liên Hà Nội chốt vị trí, phương án tuyến cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu |
Tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án
Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) có quy mô triển khai trên địa bàn 3 quận, huyện, Tây Hồ, Long Biên và huyện Đông Anh. Trong đó, quận Tây Hồ được Thành phố đánh giá có tỷ trọng lên tới 67,17% tổng mức đầu tư của các dự án thành phần GPMB. Đây cũng là mức tỷ trọng lớn nhất trong 3 quận huyện.
Tại quận Tây Hồ, dự án liên quan đến 3 phường là Yên Phụ, Quảng An và Tứ Liên với diện tích thu hồi đất, GPMB lên tới 266.524,1 m2. Thống kê của Ban Quản lý dự án quận cho thấy, có tới 558 trường hợp bị thu hồi đất (322 trường hợp có nguồn gốc đất ở; 230 trường hợp đất nông nghiệp; 3 trường hợp đất thuộc tổ chức và 3 trường hợp đất công). 194 trường hợp có nguyện vọng tái định cư sau khi bị thu hồi đất.
Theo Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, trong năm 2025, thành phố Hà Nội sẽ triển khai xây dựng 3 cây cầu là: Tứ Liên, Ngọc Hồi và Trần Hưng Đạo. Đây được coi là những cây cầu trọng điểm vừa góp phần quan trọng trong việc cải thiện giao thông Thủ đô, vừa từng bước hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng theo quy hoạch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ hai bên bờ sông Hồng cũng như của toàn Thành phố.
![]() |
Phối cảnh cầu Tứ Liên. |
Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) được Thành phố dự kiến khởi công xây dựng vào ngày 19/5 sắp tới, với tổng chiều dài khoảng 5,15km. Chính vì vậy, ngay từ thời điểm này, quận Tây Hồ sẽ tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án.
Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với quận Tây Hồ. Với khối lượng công việc như vậy cần sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị quận, từng bước xây dựng quận Tây Hồ phát triển toàn diện, bền vững, văn minh, hiện đại.
Để đẩy nhanh tiến độ GPMB, đưa dự án khởi công và hoàn thành theo đúng tiến độ, quận đã bám sát các văn bản chỉ đạo của Thành phố về các chính sách liên quan đến công tác quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trọng tâm là Chỉ thị số 36.
Đề cập tới công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, GPMB, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng cho biết, Quận ủy, Thường trực Quận ủy đã phân công các đ/c Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ quận thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, trực tiếp đến từng hộ dân để tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân chấp hành các chủ trương, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, GPMB các dự án
Cùng với đó, Thường trực Quận ủy chỉ đạo UBND quận tiếp tục thực hiện nghiêm việc đối thoại trực tiếp để lắng nghe ý kiến, kiến nghị của nhân dân đối với những chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội, nhất là những hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án.
Các phòng, ban chuyên môn có trách nhiệm thường xuyên rà soát, đánh giá kết quả thực hiện từng phần việc, có kế hoạch rõ ràng, cụ thể, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, chặt chẽ về quy trình, dân chủ trong công tác quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với những hộ dân có đất bị thu hồi; tập trung xử lý giải quyết dứt điểm các trường hợp vi phạm ngay từ nơi phát sinh, tránh tạo “điểm nóng”…
Xây dựng kế hoạch đi trước, đón đầu
Trao đổi với phóng viên, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến nhấn mạnh, quận Tây Hồ đã chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai, từ đó chủ động đi trước đón đầu, quyết liệt triển khai từng bước trong công tác GPMB, cụ thể:
Chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (QLDA ĐTXD) quận phối hợp với các phòng ban chuyên môn, UBND 3 phường chủ động rà soát thống kê chủ sử dụng đất, địa chỉ thường trú, số tờ, số thửa, loại đất (trên ranh giới sơ bộ - ngay từ khi có phương án tuyến được duyệt, không chờ đợi kết quả bàn giao mốc giới (từ Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ban QLDA ĐTXD công trình giao thông Thành phố), làm cơ sở ban hành Thông báo thu hồi đất (ngay sau khi được bàn giao mốc giới); tổ chức họp công khai Thông báo thu hồi đất ngay trong tháng 4/2025.
Từ tháng 5 đến tháng 8/2025, quận tổ chức điều tra khảo sát, ghi nhận hiện trạng, đo đạc, kiểm đếm, thống kê, phân loại diện tích đất thu hồi và tài sản gắn liền với đất thu hồi (tính cả thời gian thực hiện cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc).
Giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 11/2025, công khai và lấy ý kiến về phương án dự thảo. Từ tháng 7 đến tháng 12/2025, thẩm định, ban hành Quyết định phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư, quyết định thu hồi đất.
Trường hợp không chấp thuận bàn giao đất, các bộ phận liên quan có trách nhiệm tăng cường tổ chức tuyên truyền vận động đồng thời ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất (đối với các trường hợp không hợp tác) và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thực hiện trong quý I, II/2026.
Công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục là biện pháp ưu tiên hàng đầu, còn cưỡng chế thực hiện là biện pháp cuối cùng.
Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến cho biết, ngoài việc đề xuất tới Thành phố về hỗ trợ, bồi thường, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, UBND quận còn có đề xuất mới tới Thành phố là vận dụng Điều 14, Quyết định 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của UBND Thành phố để xem xét chấp thuận chính sách hỗ trợ đối với các công trình không được bồi thường theo Điều 105 Luật Đất đai 2024, nêu tại điểm 3.2 với các mức cụ thể: Hỗ trợ bằng 80% mức bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng trước ngày 15/10/1993; Hỗ trợ bằng 50% mức bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng từ ngày 15/10/1993, đến ngày 1/7/2004; Hỗ trợ bằng 10% mức bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng từ ngày 1/7/2004 đến ngày 1/7/2014.
Đây là những chính sách có lợi cho người bị thu hồi đất dựa trên cơ sở vận dụng các luật định, quyết định của Thành phố, từ đó góp phần giải quyết các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ GPMB dự án.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
Tin khác

Hà Nội sắp khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố
Thủ đô 22/04/2025 21:51

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Nhịp sống Thủ đô 22/04/2025 18:31

Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Nhịp sống Thủ đô 22/04/2025 15:56

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới
Nhịp sống Thủ đô 21/04/2025 15:51

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 13:00

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 13:00

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:43

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 09:48