--> -->

Để đời sống công nhân lao động được cải thiện phải tăng lương tối thiểu vùng

Tại Hội thảo khoa học “Tăng lương và vấn đề ổn định thị trường lao động, phát triển sản xuất, kinh doanh” diễn ra chiều 26/4, hầu hết các chuyên gia và một số doanh nghiệp đều đồng thuận quan điểm không thể chần chừ, không nên lùi thời điểm tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động từ 1/7/2022, bởi đây khoản nằm trong dự tính chi phí mà doanh nghiệp có thể chi trả.
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6%: Với công nhân, tăng một đồng cũng quý Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1/7/2022 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất tăng lương tối thiểu vùng mức 7-8% từ 1/7/2022

Trao đổi tại Hội thảo, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, Hội thảo diễn ra trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế; đồng thời Hội đồng Tiền lương Quốc gia vừa "chốt" đề xuất trình Chính phủ tăng mức lương tối thiểu vùng 6% sau gần 2 năm "lỗi hẹn" với người lao động.

Để đời sống công nhân lao động được cải thiện phải tăng lương tối thiểu vùng
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại Hội thảo.

Theo ông Hiểu, trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động và người lao động cùng đang gặp khó khăn, phải tiết kiệm từng đồng. "Dù tăng lương là tăng chi phí cho doanh nghiệp, nhưng tăng lương cũng chính là khoản đầu tư sinh lời mạnh bởi nó giúp người lao động có thêm hứng thú và động lực để làm việc với năng suất cao hơn, chất lượng tốt, giúp doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh nhanh hơn, bền vững hơn", ông Hiểu nhấn mạnh.

Thông tin tại Hội thảo, TS. Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết: Tính toán từ số liệu thống kê cho thấy, dù công nhân lao động (CNLĐ) đóng góp rất lớn vào GDP, song thực tế có tới 66% CNLĐ đang thuê nhà trọ để ở. Trong đó, gần 4% phải ở nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ, với điều kiện chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, tiện nghi sinh hoạt; 23% CNLĐ đang phải dùng nguồn nước giếng đất, giếng khoan.

TS. Vũ Minh Tiến cũng nêu nghịch lý khá phổ biến là mặc dù CNLĐ đang phải làm việc với cường độ cao, thời gian kéo dài nhưng lương và thu nhập không cao. CNLĐ ở một số ngành, lĩnh vực phải làm thêm giờ nhiều, có khi lên đến 60 - 70 giờ/tháng, như ngành dệt may, điện tử, da giày, chế biến thủy hải sản, sản xuất gỗ...

Để đời sống công nhân lao động được cải thiện phải tăng lương tối thiểu vùng
TS. Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn chia sẻ tại Hội thảo.

“Nếu không làm thêm giờ, tiền lương cơ bản của CNLĐ chỉ ở mức trung bình 4,92 triệu đồng/tháng. Hầu hết những gia đình công nhân sẽ rơi vào khó khăn, túng quẫn ngay cả khi họ không làm thêm giờ. Có lẽ vì làm việc vất vả nhưng lương thấp, nên có tới 72% không muốn con mình sau này theo nghề nghiệp của mình”, TS. Vũ Minh Tiến chia sẻ.

Từ những dẫn cứ trên, ông Tiến nhấn mạnh quan điểm: CNLĐ phải được bảo đảm cuộc sống - sống để làm việc, chứ không phải làm việc để sống. Do đó, họ cần được bảo đảm tiền lương để chi trả cuộc sống của bản thân và gia đình họ. Chỉ khi tiền lương được quan tâm và tương xứng với năng suất, sự cống hiến của họ thì mới động viên và yêu cầu họ làm việc với năng suất, chất lượng, hiệu quả và mang lại doanh thu, lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp, cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chia sẻ tại Hội thảo, TS. Phạm Thị Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, cho biết, qua hơn 2 năm đại dịch Covid-19 bùng phát, những vấn đề hiện ra rõ hơn, trầm trọng hơn, đó là: Người lao động có tiền lương thấp và thiếu tích lũy; việc làm, thu nhập bấp bênh; nhà ở và điều kiện sinh hoạt, giáo dục, y tế khó khăn; an sinh và phúc lợi xã hội chưa bảo đảm.

Điều tra năm 2021 của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy: 5% người được hỏi cho biết rất ít khi trong bữa ăn của họ có thịt, cá (chỉ khoảng 1 - 2 lần/tuần); 34% cho biết thỉnh thoảng có thịt, cá trong bữa ăn (3 lần/tuần); 41% cho biết chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản và không dám đi khám bệnh vì không có tiền. Để bảo đảm cuộc sống, 11,2% người lao động cho biết hằng tháng phải vay tiền. 35,6% người lao động thỉnh thoảng (từ 3 đến 4 tháng/lần) phải đi vay. Hơn 21% số người được khảo sát cho biết họ từng rút bảo hiểm xã hội một lần...

Để đời sống công nhân lao động được cải thiện phải tăng lương tối thiểu vùng
PGS.TS Vũ Quang Thọ - nguyên Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn không khỏi chua xót khi nhìn đoàn xe máy của người lao động từ các tỉnh phía Nam đổ về quê sau dịch Covid-19.

Nghẹn lời sau khi chia sẻ về khó khăn của CNLĐ, PGS.TS Vũ Quang Thọ- nguyên Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho rằng không nên lùi thời điểm tăng lương cho người lao động. “Đời sống của công nhân đã đến đáy. Nếu lúc này chúng ta không đề nghị tăng lương tối thiểu cho người lao động thì không còn lúc nào để nói về giai cấp công nhân. Đây là trách nhiệm của chúng ta, là lương tâm của chúng ta. Mỗi người hãy nói lên tiếng nói của mình để không còn ai phản đối tăng lương tối thiểu cho người lao động từ 1/7/2022. Phải giải quyết được vấn đề tiền lương mới ngăn chặn vấn đề chảy máu chất xám”, ông Thọ nhấn mạnh.

Đồng thuận với quan điểm trên, nhấn mạnh tiền lương đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước cũng như doanh nghiệp, bà Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: "Để có chất lượng nguồn nhân lực chúng ta phải có đội ngũ lao động tốt. Muốn vậy chúng ta phải chăm sóc để người lao động có cuộc sống tốt, nâng cao trình độ - và tiền lương là giải pháp đầu tiên để đạt được mục tiêu đó".

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tuyển Brazil lập kỷ lục với chức vô địch World Cup lần thứ 7

Tuyển Brazil lập kỷ lục với chức vô địch World Cup lần thứ 7

Tuyển Brazil tiếp tục khẳng định vị thế số 1 trong làng bóng đá bãi biển thế giới khi đánh bại Belarus với tỷ số 4-3 trong trận chung kết World Cup bóng đá bãi biển 2025, qua đó lần thứ 7 lên ngôi vô địch.
Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các cơ quan chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
Thực hư thông tin TP.HCM và Hà Nội cấm ô tô đời trước 2017 lưu hành trên địa bàn

Thực hư thông tin TP.HCM và Hà Nội cấm ô tô đời trước 2017 lưu hành trên địa bàn

Những ngày qua, trên nhiều diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội xuất hiện thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới, trong đó có quy định về Hà Nội và TP.HCM sẽ cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn. Thông tin ngay lập tức lan truyền và gây "xôn xao" dư luận. Thậm chí khiến nhiều người lo lắng, bức xúc.
Từ đêm nay 12/5, cấm toàn bộ xe đường Vành đai 3 trên cao hướng Big C - Mai Dịch

Từ đêm nay 12/5, cấm toàn bộ xe đường Vành đai 3 trên cao hướng Big C - Mai Dịch

Từ 22h đêm nay (12/5), Vành đai 3 trên cao chiều từ siêu thị Big C đến cầu Mai Dịch, các lực lượng chức năng tổ chức cấm toàn bộ xe để phục vụ sửa chữa mặt đường và khe co giãn đường.
Người “ươm mầm” giọng hát

Người “ươm mầm” giọng hát

Nếu hỏi về những gương mặt thầm lặng đứng sau thành công của nhiều giọng ca trẻ, cái tên Lê Thị Kim Tuyến chắc chắn sẽ được nhắc đến với sự trân trọng đặc biệt. Là giảng viên Khoa Thanh nhạc, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, cô Tuyến không chỉ được biết đến như một người thầy tận tụy mà còn là người gieo niềm tin, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò.
Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Phạm Văn Hoà cho biết, qua theo dõi và tiếp nhận trực tiếp ý kiến của cử tri, người dân và cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này.
Trao học bổng cho 100 con công nhân, viên chức, lao động vượt khó học giỏi

Trao học bổng cho 100 con công nhân, viên chức, lao động vượt khó học giỏi

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 109/KH-LĐLĐ về việc biểu dương “Gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô tiêu biểu" năm 2025; tuyên dương và trao học bổng cho con CNVCLĐ Thủ đô đạt thành tích cao, vượt khó học giỏi năm học 2024 - 2025.

Tin khác

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội:  Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025: Kết nối thành công cung - cầu lao động

Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025: Kết nối thành công cung - cầu lao động

Với hàng ngàn chỉ tiêu tuyển dụng để người lao động có thể dễ dàng lựa chọn vị trí việc làm phù hợp, và ngược lại với sự tham gia tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh cũng như ứng tuyển của hàng ngàn người lao động, học sinh, sinh viên… tạo cơ hội cho nhà tuyển dụng lựa chọn được những ứng viên tiềm năng, Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025 đã thực sự trở thành cầu nối để cung - cầu lao động gặp nhau.
Gắn kết trường nghề, doanh nghiệp và thị trường lao động

Gắn kết trường nghề, doanh nghiệp và thị trường lao động

Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 đã tạo cầu nối hiệu quả giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp và thị trường lao động; đẩy mạnh tuyên truyền tới học sinh về định hướng nghề nghiệp, tiếp cận cơ hội học tập và việc làm phù hợp…
Mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con

Mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024, lao động nữ khi sinh con và mang thai hộ có đủ điều kiện quy định thì được trợ cấp một lần khi sinh con.
Lương chuyên gia tư vấn cao nhất lên đến 70 triệu đồng/tháng

Lương chuyên gia tư vấn cao nhất lên đến 70 triệu đồng/tháng

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 004/2025/TT-BNV quy định mức lương của chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở cho việc xác định giá gói thầu. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

Tại Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2025 được tổ chức vào ngày 10/5, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã đưa ra các vị trí công việc với mức thu nhập hấp dẫn, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
Đối tượng nào được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội?

Đối tượng nào được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội?

Từ 1/7/2025, công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Trong khuôn khổ Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025, ngày 11/5 sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm với sự tham gia của 50 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh gần 3.000 vị trí, ngành nghề đa dạng, mức lương hấp dẫn.
Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước

Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước

Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn mới về việc thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, chính thức áp dụng từ ngày 15/6 tới đây.
Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.
Xem thêm
Phiên bản di động