-->

Chuyện về những người “vác tù và hàng tổng”

“Gần gũi, thân thiện và trách nhiệm…” đó là đánh giá về những người trưởng thôn đang hằng ngày tận tụy, tâm huyết với công việc, góp phần giữ bình yên thôn xóm, làm giàu cho quê hương. Họ còn được người dân gọi vui là những người “vác tù và hàng tổng” bởi tất cả các chuyện từ mâu thuẫn gia đình, hàng xóm, mất vệ sinh môi trường, trẻ nhỏ không có chỗ vui chơi, tuyên truyền văn hóa ứng xử trong cộng đồng… hễ vướng mắc nảy sinh là trưởng thôn có mặt.
chuyen ve nhung nguoi vac tu va hang tong Cụ bà 11 năm “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”

Cầu nối hiệu quả

Thôn Đồng Bèn I thuộc xã Đông Xuân (huyện Quốc Oai, Hà Nội) có 122 hộ với hơn 500 nhân khẩu, 4 dân tộc cùng chung sống. Do địa bàn giáp ranh với các xã trong và ngoài huyện nên trước kia, tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp. Đã từng có thời điểm trong vùng xảy ra một số vụ phạm pháp hình sự, tai nạn, tệ nạn xã hội.

Tuy nhiên, gần đây tình hình an ninh thôn xóm đã trở lại vẻ yên bình vốn có. Người dân trong thôn sống chan hòa, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Nhắc chuyện này, những người dân ở Đồng Bèn I bảo, có được kết quả này là nhờ sự góp công rất lớn của trưởng thôn Bùi Văn Quyền.

Chia sẻ về phương cách của mình, trưởng thôn Bùi Văn Quyền cho biết, việc trước tiên là làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nâng cao tinh thần cảnh giác.

Từ nền tảng này, sẽ giúp cộng đồng kịp thời phát hiện và đấu tranh, tố giác các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Cá nhân ông Quyền đề xuất xây dựng 4 cụm dân cư tự quản, thường xuyên tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát nắm tình hình, kịp thời giải quyết các vụ việc ngay tại cơ sở, không để hình thành điểm nóng, phức tạp… Bên cạnh đó, ông còn phối hợp với các đoàn thể, cảm hóa, giáo dục những người lầm lỗi, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng.

chuyen ve nhung nguoi vac tu va hang tong
Xây dựng văn hóa đọc, nâng cao nếp sống ở thôn xã Văn Bình, huyện Thường Tín

Đặc biệt, với uy tín của mình, ông Quyền đã vận động đồng bào tham gia phòng, chống ma túy, nâng cao nhận thức về tác hại của ma túy. Thông qua tuyên truyền “nhiều không” như: Không tin, không nghe, không làm theo những luận điệu lôi kéo, ép buộc, kích động của kẻ xấu, không gây rối trật tự xã hội… những người dân thôn Đồng Bèn I đã từng bước nhận thức và vững vàng trong tư tưởng, góp phần đảm bảo tốt an ninh chính trị ở địa phương.

Trưởng thôn Nguyễn Văn Sỹ, xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì) lại để được những dấu ấn trong lòng người dân khi góp sức giúp thôn làng thêm xanh. Nghe kể, trước đây hơn 9.000m2 ao và khu đất công liền kề là nơi chứa nước, rác thải sinh hoạt của cả thôn Cương Ngô. Hệ lụy là, vào ngày hè nóng bức, ao làng bốc lên mùi hôi thối nồng nặc… Thực hiện nghị quyết của Huyện ủy Thanh Trì về tăng cường công tác giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới, xã Tứ Hiệp và đơn vị cấp cơ sở luôn xác định nhiệm vụ quan trọng nhất là phải nâng cao nhận thức của nhân dân.

Nhận thức rõ rằng, khi nhân dân đồng thuận, công tác giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sẽ được duy trì bền vững, mỗi ngày ông Nguyễn Văn Sỹ và đại diện lãnh đạo xã, các đoàn thể đều xuống địa bàn trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia tổng vệ sinh môi trường vào sáng thứ Bảy hằng tuần. Sau khi hoạt động này đi vào nền nếp, cấp cơ sở thôn và xã tiếp tục vận động nhân dân tự nguyện tháo dỡ công trình lấn chiếm đất công, ủng hộ kinh phí cải tạo ao hồ, trồng hoa, cây xanh trên các tuyến đường; đồng thời, vận động 28 doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn ủng hộ kinh phí trồng cây xanh…

Tương tự, tại thôn Bình Vọng, xã Văn Bình (huyện Thường Tín) trước đây, công tác vệ sinh môi trường còn khá xa lạ với người dân Bình Vọng bởi hầu hết mọi người mới chỉ chú trọng “sạch nhà” mà để rác thải, nước thải xuất hiện khắp đường làng, ngõ xóm. Để Bình Vọng sạch, đẹp từ nhà ra ngõ Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc xã Văn Bình cùng lãnh đạo thôn đã họp dân triển khai nội dung, kế hoạch phấn đấu với những tiêu chí như: Không có người phạm tội và tệ nạn xã hội; không vi phạm trật tự an toàn giao thông; xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp.

Trên nền tảng này, thôn đã xây dựng quy ước và thành lập được 24 nhóm liên gia tự quản bảo vệ môi trường. Các thành viên trong nhóm liên gia có trách nhiệm tuyên truyền, nhắc nhở các gia đình nêu cao ý thức giữ gìn vệ sinh tại gia đình và bảo vệ môi trường khu dân cư. Một thành công nữa trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo không gian sống trong lành ở Bình Vọng là việc thôn đã thống nhất bảo tồn gần 100 cây cổ thụ trên địa bàn. Cùng với đó, từ năm 2012, thôn cũng hoàn thành cải tạo, kè đá 5 ao làng nằm rải rác ở 3 xóm.

Ông Nguyễn Hồng Hải, Bí thư Chi bộ thôn Bình Vọng cho biết: “Đây là việc làm cần thiết để giữ gìn hình ảnh đặc trưng của làng quê, đồng thời cải thiện môi trường sống của người dân, giúp địa phương giải quyết triệt để tình trạng ngập úng cục bộ về mùa mưa”. Chưa hết, hiện thôn Bình Vọng cũng đang là một trong những địa phương có thư viện thôn hoạt động hiệu quả nhất trên cả nước. Thư viện đã trở thành trung tâm văn hoá, là điểm đến quen thuộc của người dân trong thôn, góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết cho người dân.

Gương mẫu và thân thiện

Ở một phương diện khác, thông qua phương cách vận động khéo léo và bản thân gương mẫu, ông Đinh Công Cải - trưởng thôn 8, xã miền núi Ba Trại (huyện Ba Vì) lại góp phần tích cực, vận động người dân góp sức người, sức của hoàn thiện hạ tầng giao thông trên địa bàn.

Theo tìm hiểu, ít năm trước Ba Trại là địa phương nghèo, hệ thống giao thông luôn trong tình trạng nắng thì bụi, mưa lầy khiến người dân gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại. Chính vì thế, hơn ai hết ông Cải hiểu được giá trị to lớn của những công trình dân sinh được Nhà nước đầu tư tại địa phương. Từ năm 2015 ông Cải luôn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất làm đường. Không chỉ tạo sự đồng thuận cao trong tập thể, ông Cải cùng cán bộ địa phương cũng xác định rõ trách nhiệm của các đảng viên, phải gương mẫu vận động gia đình đi đầu nhằm tạo sức lan tỏa đến các hộ dân.

Với phương châm, “dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, ông Cải đã trực tiếp đến từng hộ gia đình chuyện trò, phân tích để họ hiểu được ý nghĩa của công việc này. Một lần chưa thuyết phục được, ông lại kiên trì đến lần 2, lần 3... giúp người dân hiểu rõ chủ trương, đồng thuận hưởng ứng phong trào.

Đáng mừng là, khi hiểu được sự thiết thực của các công trình phúc lợi dân sinh mang lại, các hộ dân trong thôn đã tích cực ủng hộ. Theo tìm hiểu, ông Cải đã cùng chi bộ, lãnh đạo thôn 8 vận động được 60 hộ hiến đất cho công trình đình và chùa Văn Lai; 30 hộ hiến đất cho tuyến đường vào đình và chùa Văn Lai; 18 hộ hiến đất cho tuyến đường xóm Cầu Gỗ; 10 hộ hiến đất cho tuyến đường xóm Chu Minh... với tổng diện tích lên đến hàng nghìn mét vuông.

Theo thống kê, hiện thành phố Hà Nội có tổng số 2.538 thôn và thực tế cho thấy, thôn có phát huy được vai trò tự quản tốt hay không là nhờ vai trò của trưởng thôn. Với phương châm “cán bộ là cái gốc của công việc”, “cán bộ nào, phong trào đấy”, người đứng đầu thôn trước hết phải là cán bộ có năng lực nhận thức và năng lực thực tiễn, biết chỉ đạo, biết tuyên truyền, vận động, biết quy tụ, tập hợp lực lượng đồng thời có phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, uy tín, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, được nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.

Chẳng thế mà, trong quá trình tiếp xúc với những trưởng thôn, hỏi thâm niên mới biết, người ít thì thường công tác vài năm, nhiều thì đến cả chục năm. Với họ, đảm nhiệm công tác ở vị trí trưởng thôn tuy vất vả, nhưng cũng là nhiệm vụ đáng tự hào. Đóng góp lặng lẽ của họ, đã và đang mang lại sự đoàn kết cộng đồng, niềm tin của người dân với Đảng, Nhà nước và chính quyền cơ sở.

Nhắc chuyện này, ông Nguyễn Đức Huân - trưởng thôn Đồng Trì, xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì) cho biết, làm trưởng thôn có những vất vả riêng. Đó là phải nắm vững hoàn cảnh của từng gia đình trong thôn, không kể khuya sớm, hễ gia đình nào có việc là họ thường gọi ngay tới trưởng thôn. Dĩ nhiên, trưởng thôn cũng phải có mặt ngay lập tức để chia sẻ và hòa giải.

Tiếp xúc với những trưởng thôn như ông Quyền, ông Sỹ, ông Cải… vẫn còn nhiều chuyện “nghề” và muôn vàn khó khăn chưa kể hết. Thế nhưng, sau những vất vả, những nỗi niềm tất cả họ - những trưởng thôn đều đang cho thấy sự nhiệt huyết với công việc, đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Hơn hết, họ là người trực tiếp chuyển tải các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, huy động sức dân, duy trì tình làng nghĩa xóm, xây dựng văn hóa, nếp sống để tạo nên sức mạnh cộng đồng.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện Hướng dẫn số 617/HD-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường trên địa bàn quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã thành lập 113 tổ lấy ý kiến nhân dân, kết quả 99,2% hộ gia đình nhất trí với phương án sắp xếp của thành phố Hà Nội.
Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ngày 23/4, tại số 71 Hàng Trống (Hà Nội), Báo Nhân Dân long trọng tổ chức lễ giới thiệu đợt thông tin đặc biệt và Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Phó Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân dự buổi lễ.
Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường

Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường

Đây là một trong những nội dung tại Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì xây dựng đề xuất tăng mạnh mức hình phạt tù và tiền đối với các tội về môi trường và tội lây lan dịch bệnh.
Kẻ cướp ngân hàng ở Chương Mỹ sử dụng tiền làm những gì?

Kẻ cướp ngân hàng ở Chương Mỹ sử dụng tiền làm những gì?

Liên quan đến vụ án cướp tài sản ngân hàng ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội), tại cơ quan Công an, đối tượng khai nhận do chơi "tài xỉu" trên mạng bị thua và đang nợ tiền của nhiều người nên nảy sinh ý định đi cướp ngân hàng để lấy tiền trả nợ.
Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Hơn 15 năm nay, hàng nghìn hộ dân sinh sống tại 2 xã: Thụy Lâm và Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) phải “sống chung” với trình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do việc đốt rác thải công nghiệp của người dân thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) gây ra. Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn không có biến chuyển, gây bức xúc trong nhân dân.
Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Sáng 23/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã bắt giữ được nghi phạm cướp ngân hàng ở huyện Chương Mỹ. Nghi phạm Vũ Văn Lịch bị cảnh sát bắt giữ lúc 4h cùng ngày khi đang lẩn trốn ở phố Lĩnh Nam.
“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

Tập 30 của bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” sẽ chính thức lên sóng lúc 20h00 ngày 23/4/2025 trên kênh VTV3, hứa hẹn mang đến những diễn biến đầy kịch tính khi mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật dần được bóc tách, kéo theo hàng loạt bí mật tưởng chừng đã bị chôn giấu.

Tin khác

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Xem thêm
Phiên bản di động