Chính thức áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024
Ngăn chặn các hành vi làm xói mòn cơ sở tính thuế Cần chủ động ứng phó với thuế tối thiểu toàn cầu Việt Nam hưởng lợi gì khi tham gia thuế tối thiểu toàn cầu? |
Tháng 6/2013, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã khởi xướng và được nguyên thủ các quốc gia Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) thông qua sáng kiến chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận.
Ngày 9/7/2021, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương G20 đã thống nhất về nguyên tắc Giải pháp Hai trụ cột nhằm giải quyết các thách thức về thuế phát sinh trong quá trình số hóa nền kinh tế.
Ngày 8/10/2021, OECD đưa ra tuyên bố Khung giải pháp Hai trụ cột để giải quyết các thách thức phát sinh từ nền kinh tế kỹ thuật số. Đến nay, Khung giải pháp Hai trụ cột đã nhận được sự đồng thuận của 142/142 nước thành viên Diễn đàn hợp tác toàn cầu về BEPS (IF).
Về tình hình triển khai Thuế tối thiểu toàn cầu, các nước có vốn đầu tư ra nước ngoài về cơ bản sẽ áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 để thu thêm phần chênh lệch từ mức thuế thực tế so với Thuế tối thiểu toàn cầu (15%), trong đó có các nước có số vốn đầu tư lớn vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore....
Các nước nhận vốn đầu tư từ nước ngoài, tương tự như Việt Nam đang nghiên cứu để đưa ra chính sách ứng phó Thuế tối thiểu toàn cầu, trong đó có việc áp dụng Quy định bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) để tránh việc nộp thuế bổ sung đối với phần thu nhập của công ty thành viên có thuế suất thực tế thấp hơn mức tối thiểu về các nước có công ty mẹ đóng trụ sở chính, đồng thời cũng nghiên cứu một số giải pháp hỗ trợ về tài chính để giữ chân các doanh nghiệp FDI thuộc đối tượng của Thuế tối thiểu toàn cầu và thu hút các nhà đầu tư mới.
![]() |
Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung, theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. |
Thuế tối thiểu toàn cầu không phải là điều ước quốc tế, không phải là cam kết quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu, có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam (nếu thuộc đối tượng áp dụng) mà được hưởng mức thuế suất thực tế tại Việt Nam thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trước bối cảnh nêu trên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Việt Nam cần khẳng định áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu. Theo hướng dẫn của OECD về quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, Thuế tối thiểu toàn cầu có bản chất là thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung và các nước cần quy định trong hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp.
Ngày 29/11/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024, áp dụng từ năm tài chính 2024
Đáng lưu ý, người nộp thuế quy định tại Nghị quyết là đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao ít nhất 2 năm trong 4 năm liền kề trước năm tài chính tương đương 750 triệu euro (EUR) trở lên trừ một số trường hợp theo quy định.
Tại Nghị quyết có quy định 2 nội dung về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung, đó là QDMTT áp dụng cho đơn vị hợp thành hoặc tập hợp các đơn vị hợp thành của Tập đoàn đa quốc gia nêu trên, có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trong năm tài chính.
Quy định tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR) áp dụng cho công ty mẹ tối cao, công ty mẹ bị sở hữu một phần, công ty mẹ trung gian tại Việt Nam là đơn vị hợp thành của Tập đoàn đa quốc gia nêu trên, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp quyền sở hữu đơn vị hợp thành chịu thuế suất thấp tại nước ngoài theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu tại bất kỳ thời điểm nào trong năm tài chính. Thuế suất tối thiểu được quy định tại Nghị quyết là 15%.
Theo số liệu quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) tính toán sơ bộ có khoảng 122 Tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của QDMTT và số thuế bổ sung ước tính thu được khoảng 14.600 tỷ đồng.
Cũng theo tính toán sơ bộ dựa trên số liệu quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022, nếu Việt Nam áp dụng IIR thì sẽ có 6 Tập đoàn của Việt Nam thuộc đối tượng áp dụng và số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung Việt Nam có thể thu được dự kiến khoảng gần 73 tỷ đồng (trong trường hợp các nước nhận đầu tư không áp dụng QDMTT).
Hiện nay, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) đang khẩn trương triển khai xây dựng Nghị định quy định chi tiết các nội dung được giao trong Nghị quyết để bảo đảm bảo đầy đủ các căn cứ pháp lý, đồng bộ, thống nhất với quy định tại Nghị quyết để triển khai thực hiện.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế bằng 4,5% lương cơ sở

Hà Nội: Đẩy mạnh hướng dẫn để người dân thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến ngay tại nhà

Hà Nội thành lập tổ công tác liên ngành triển khai phương tiện giao thông xanh và trạm sạc xe điện

Công an xã Thanh Trì đổi mới mạnh mẽ trong công tác xây dựng Đảng, vì nhân dân phục vụ

EVNHANOI khuyến cáo khách hàng chú ý các biện pháp phòng ngừa sự cố điện trong mùa mưa bão

Triệt phá đường dây ma túy do đối tượng đang điều trị tâm thần cầm đầu

Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin
Tin khác

Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin
Tài chính 14/07/2025 22:39

FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế
Tài chính 12/07/2025 07:31

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam
Tài chính 11/07/2025 19:08

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026
Tài chính 11/07/2025 16:03

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài
Tài chính 10/07/2025 22:37

Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”
Tài chính 10/07/2025 17:46

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước "điểm danh" một số "lỗi" tại PGBank
Tài chính 10/07/2025 08:23

Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng
Tài chính 08/07/2025 10:51

Bỏ “room tín dụng” từ 2026: Bước ngoặt chính sách, kỳ vọng khai thông dòng vốn
Tài chính 07/07/2025 12:00

Nhiều thuận lợi trong hợp tác công tư lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Tài chính 04/07/2025 07:40